Các tác phẩm của Nam Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (Trang 51 - 52)

PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

2.3.1. các tác phẩm của Nam Cao

tưởng và tuyến tính là các phép liên kết chủ đạo được sử dụng trong tất các truyện ngắn. Tuy nhiên, phép lặp được những sự góp sức và nâng đỡ đáng kể của phép thế lâm thời nên tạo ra một mức độ phong phú đáng kể trong cách diễn đạt ngôn từ của Nam Cao, nhất là với những trường hợp miêu tả về nhân vật. Chẳng hạn trường hợp truyện ngắn Chí Phèo, ngoài việc lặp lại từ Chí Phèo, từ hắn là những cách dễ dàng mà mọi người viết trung bình đều làm được thì phép thế lâm thời trong tác phẩm đã tạo ra một loạt cách diễn đạt khác về đối tượng này như: thằng sắng cá, thằng liều lĩnh, thằng say rượu, thằng rạch mặt ăn vạ, thằng hiền lành như đất, anh hung làng này, người không tuổi, thằng trời đánh không chết…

Phép liên tưởng và tuyến tính là những phép liên kết tất yếu đối với những người viết truyện (không riêng gì Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp) bởi nó góp sức một cách đắc lực nhất trong việc tái hiện chất liệu ngồn ngộn của đời sống, phơi bày cuộc sống như nó đang diễn biến lên trang sách, qua đó ta thấy rõ từng hành động, cử chỉ, tâm trạng, diễn biến của từng con người, từng số phận. Tuy nhiên, ở vào thời kỳ nửa đầu thế kỷ trước, trong cách viết của Nam Cao đã xuất hiện yếu tố liên kết phi tuyến tính, là mầm mống cho một thi pháp hiện đại của truyện ngắn. Điều này bộc lộ qua các truyện ngắn điển hình như Chí Phèo, Đời thừa. Ở Chí Phèo, tác giả mở truyện bằng hình ảnh Chí say rượu vừa đi vừa chửi, đoạn sau mới nói rõ về nguồn gốc sinh ra ở cái lò gạch của Chí, rồi chuyện đã từng là một anh nông dân đi làm thuê, chuyện ở tù rồi trở về làng. Còn ở Đời thừa, Nam Cao tả cảnh Từ đang nhìn Hộ đọc sách trước, rồi mới ngược dòng thời gian nói về số phận éo le của Từ trước khi gặp Hộ, bị một gã sở khanh lừa tình phụ bạc…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)