Người đàn bà cau có vẫn ngoác mồm ra mắng con

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (Trang 70 - 71)

CỦA PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH PHONG CÁCH TÁC GIẢ

3.1.3. Người đàn bà cau có vẫn ngoác mồm ra mắng con

Thế tố “người đàn bà vẫn ngoác mồm ra mắng con” dùng để nói về nhân vật người vợ của văn sĩ Điền trong truyện ngắn Giăng sáng. Thật đặc biệt là ở thời điểm Nam Cao dùng thế tố trên để nói về vợ Điền lại chính là giây phút hiếm hoi vợ Điền rất hiền dịu: “Ánh trăng êm xoa nước mát lên da. Da mềm dịu. Những nét cau có chìm đi tất cả. Trán vợ Điền hóa phẳng phiu, mặt thị tươi hẳn. Thị trẻ ra mười tuổi. Những phút thảnh thơi ấy, sao mà hiền dịu thế! Đáng yêu đến thế! Điền không nhận ra một chút gì ở thị có dính dáng đến người đàn bà cau có vẫn ngoác mồm ra mắng con, mắng con ở, mắng mèo, mắng chó khiến nhà cứ om lên suốt ngày”. Thế tố trên, thực ra đã giãn tiếp nói với chúng ta bi kịch của người trí thức. Có phần tương tự như Hộ, Điền cũng là một người ôm mộng văn chương, mưu sinh bằng chữ nghĩa nhưng vô cùng vất vả. Những nỗi lo cơm áo gạo tiền đã ghì những con người như Điền, Hộ (Đời thừa) xuống sát đất, không thể toàn tâm toàn ý vào việc sáng tạo nghệ thuật. Thế tố trên cũng nói với người đọc những câu chuyện hết sức con người về những lo toan sinh hoạt trong cuộc sống thường nhật mà người phụ nữ phải lo lắng và tiếp xúc một cách trực tiếp. Vì thế, những cái gọi là “cáu gắt”, “mắng chửi” là những điều không thể tránh được dù thâm tâm họ

không muốn thế. Qua một thế tố trên thôi, chất hiện thực phê phán đã hiện lên rất rõ trong tác phẩm của Nam Cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)