Con thủy thần để lạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (Trang 79 - 81)

CỦA PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH PHONG CÁCH TÁC GIẢ

3.1.16. Con thủy thần để lạ

Đây là thế tố duy nhất nhuốm màu siêu thực trong hệ thống các thế tố của tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp. Xoay quanh nó là những gì giống như hư ảnh, như giấc mơ, như cổ tích, như huyền thoại, đầy sự huyễn hoặc và bảng lảng khói sương, ám ảnh nhân vật Tôi (tức Chương) suốt cả cuộc đời.Vì “con thủy thần để lại” tạo thành một huyền thoại là mẹ Cả mà nhân vật Chương đã chọn một hành trình dấn thân mải miết, không biết mệt mỏi, không sợ hiểm nguy, cứ đi mà chưa biết bao giờ sẽ đến đích. Đầu tiên là cuộc bơi thi như đuổi bắt thuở ấu thơ trong một đêm lấp loáng ánh trăng, đẹp mà kinh dị. Tiếp đến là sau cuộc tranh giải vật Chương bị vây đánh rồi được “mẹ Cả cứu” theo lời mẹ Chương kể lại. Hình bóng “con thủy thần để lại” tiếp tục hiện ra ở cố giáo Phượng dạy môn kế toán. Nàng vụt đến rồi vụt đi không để lại tung tích, khiến Chương hụt hẫng, nuối tiếc và phải tiếp tục dấn thân

bao nhiêu công việc cho bao nhiêu con người, trong đó có hai việc ấn tượng: đốt sáu vạn gạch cho một bà cụ để rồi công việc hoàn thành cũng là lúc bà cụ qua đời, tiền trả công cho Chương là một đôi hoa tai vàng nhưng thực chất là vàng giả, chỉ là đồ chơi trẻ con. Việc thứ hai là sơn và quét vôi lại toàn bộ nhà thờ, trong đó có việc khó nhất là phải tô sơn lại tượng Chúa đứng trên nóc gác chuông. Thế nhưng Chương đã vượt qua hết những thời khắc khó khăn nhất của mọi công việc bằng một sức mạnh tâm linh kỳ diệu nào đó. Sức manh tâm linh ấy được nhen nhóm từ “con thủy thần để lại” xuất hiện ngay từ những dòng đầu tiên của tác phẩm. Thế tố “con thủy thần để lại” trở thành một biểu tượng về khát vọng cái đẹp, khát vọng một hình ảnh thiêng liêng như một lí tưởng để trọn đời con người xả thân kiếm tìm và dâng hiến. Đó là ý nghĩa sâu sắc mà truyện ngắn Con gái thủy thần mang đến cho mỗi người đọc.

3.1.17.Quỷ dữ

Đây là một trong những thế tố tối giản trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, dành để nói về một thiếu phụ tên là Lò Thị Bua. Bị gọi là “quỷ dữ” nhưng nàng lại là một thiếu phụ duyên dáng, cuốn hút tất cả đàn ông trong bản. Nàng là mẹ của chín đứa con nhưng lại không biết ai là cha của chúng. Thế nên “quỷ dữ” là cái tên của những phụ nữ khác trong bản gọi nàng. Các bà mẹ dặn con, các bà vợ dặn chồng không được gần quỷ dữ. Nhưng rồi một ngày kia nàng trở thành giàu có nhất bản vì đào được một hũ vàng trong lúc lần tìm rễ củ. Thế là có đến năm mươi người đàn ông trong bản đến nhận là cha của những đứa trẻ trong bản. Các bà vợ đều giục giã chồng đi nhận con về. Nhưng Bua không thừa nhận ai cả. “Quỷ dữ” ấy chỉ tặng mỗi người đàn ông một món quà để họ ra về làm vui long cac bà vợ. Rồi Bua lấy một người thợ săn hiền lành, góa vợ và nầng đã chết khi trở dạ đẻ đứa con thứ mười. Truyện kết thúc ở cảnh cả cộng đồng Hua Tát đi đưa đám ma nàng, bao gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ con. Đọc truyện và nghĩ về thế tố “quỷ dữ” xuất

hiện ngay từ đầu truyện, ta thấy xót xa, cay đắng, chua chat vì sự trớ trêu của cuộc đời, của xã hội loài người. Thế mới biết, cái gọi là nhân phẩm, là giá trị tinh thần, là đức hạnh cũng là những thứ có thể bị lung lay khi có đủ một sức nặng vật chất nào đó. Ranh giới giữa thiện và ác, đúng và sai, xấu và tốt, quỷ dữ và thiên thần đôi khi thật mong manh. Cái gọi là miệng lưỡi thế gian quả cũng vô cùng ác độc, thớ lợ, tráo trở, đê tiện. Người ta nói “có” đấy rồi lại nói “không” ngay đấy. Cái gọi là lòng bao dung và vị tha thật là những khái niệm dễ bị đánh tráo. Như vậy, mọi thứ trong cuộc đời đều chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)