Ông bạn lạc đường ở cung trăng xuống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (Trang 69 - 70)

CỦA PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG VIỆC HÌNH THÀNH PHONG CÁCH TÁC GIẢ

3.1.2. Ông bạn lạc đường ở cung trăng xuống

Thế tố “ông bạn lạc đường ở cung trăng xuống ạ” dùng để nói về Chí Phèo trong đoạn Chí Phèo uống rượu với Tự Lãng ở nhà Tự Lãng. Đó là một cuộc đối ẩm kì dị và độc đáo bậc nhất không lặp lại trong nền văn học Việt Nam. Nam Cao đã dùng hàng chục danh xưng/thê tố khác nhau để nói về Chí Phèo nhưng đây là lẫn duy nhất sắc thái tiêu cực bị ẩn khuất đi hay nói cách khác là gần như tiêu tan. Thay vào đó là cảm giác của một chút lãng mạn, một chút hài hước, một chút kì dị và cũng là một góc nhìn khác về sự xót xa của thân phận con người. Ban đầu Chí Phèo rẽ vào ngõ nhà Tụ Lãng là cốt định đập tan cái đàn chầu văn của lão tự nửa mùa. Nhưng cuối cùng thì Chí Phèo đã được Tự Lãng “yêu quý” gọi bằng cái tên “ông bạn lạc đường ở cung trăng xuống”. Hai kẻ đã trở thành đôi tri kỉ cuồng trong một đêm say bất tận, ngụp lặn trong rượu và trong trăng, vật vã trong cuộc đời. Tuy thế, biệt hiệu rất hoa mĩ mà Tụ Lãng tặng cho Chí Phèo đã nhất đán làm cho hai số phận đầy bi kịch tạm quên đi bi kịch của mình để cùng thăng hoa trong rượu. Phút giây lãng mạn hiếm hoi thứ nhất của Chí Phèo bên tri kỉ Tụ Lãng không phải từ trước đến nay các nhà phê bình nghiên cứu đều nhận ra. Việc gặp gỡ Thị Nở ở vườn chuối là khoảnh khắc thăng hoa và lãng mạn thứ hai trong đời Chí Phèo. Cái đêm với Thị Nở cũng có trăng nhưng là một thứ trăng khác, không giống

chi miệng thế lắm lời thị phi/Dở hơi nào dở hơi gì/Váy em xắn lệch nhiều khi cũng tình/Làng này khối kẻ sợ anh/ Rượu be với chiếc mảnh sành cầm tay/Sợ anh chửi đổng suốt ngày/Chỉ mình em biết anh say rất hiền/Anh không nhà cửa bạc tiền/Không ưa quyền thế không yên phận nghèo/Cái tên thơ mộng Chí Phèo/Làm em đứt ruột mấy chiều bờ ao/Quần anh ống thấp ông cao/Khiến em hồn vía nao nao đêm ngày/Khen cho con tạo khéo tay/Nồi này thì úp vung này chứ sao/Đêm nay trời ở rất cao/Sương thì ướt đẫm trăng sao lại nhòa/Người ta mặc kệ người ta/Chỉ em rất thật đàn bà với anh/Thôi rồi đắt lắm tiết trinh/Hồn em nhập bát cháo hành nghìn năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)