Biểu hiện theo vị trí, hướng liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (Trang 49 - 51)

PHÉP THẾ LÂM THỜI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

2.2. Biểu hiện theo vị trí, hướng liên kết

Chúng tôi cho rằng phép thế lâm thời cũng có thể chia làm hai loại dựa trên tiêu chí vị trí/hướng liên kết. Đó là thế lâm thời hồi chỉ và thế lâm thời khứ chỉ.

a) Thế lâm thời hồi chỉ: Là phép thế lâm thời mà yếu tố được thay thế đứng trước yếu tố thay thế. Yếu tố được thay thế là yếu tố gốc, thường tối giản về dung lượng và trung tính về tình thái. Yếu tố thay thế là yếu tố phái sinh, được phát triển về độ dài và in dấu cảm xúc, thái độ của tác giả hoặc nhân vật trong truyện.

Ví dụ :

- Hay với Khảm, cậu sinh viên năm thứ hai: Đồ ruồi nhặng! Học với hành: Người ta dạy dỗ mày cũng phí cơm toi.

(Không có vua, Nguyễn Huy Thiệp, tr. 88) - Anh ấy thân tàn ma dại! Cái thằng chó ấy! Nó không biết rằng khi nó mất chị thì nó mất cả cuộc đời.

(Chút thoáng Xuân Hương, Nguyễn Huy Thiệp, tr. 185) Trong hai ví dụ trên, các yếu tố được thay thế là “Khảm” và “anh ấy”. Chúng tôi cũng gọi hai đơn vị này là những đơn vị gốc và trung tính về sắc thái. Ngược lại, “đồ ruồi nhặng” và “cái thằng chó” là các đơn vị phái sinh và có sắc thái biểu cảm sống động, rõ ràng, bày tỏ một thái độ của người nói với đối tượng được nói đến.

b) Thế lâm thời khứ chỉ: Là phép thế lâm thời mà yếu tố được thay thế đứng sau yếu tố thay thế. Nghĩa là yếu tố không tối giản, được bộc lộ nhiều cảm xúc, tình thái lại đứng trước, còn yếu tố tối giản, trung tính về sắc thái lại đứng sau.

Ví dụ:

- Có lần tôi được chính gã béo lẳn đen trùi trũi cho ngồi lên thuyền. Gã tên là Tảo.

(Chảy đi sông ơi, Nguyễn Huy Thiệp, tr. 50) - Anh chàng áo cánh trắng nằm theo chiều ngang bộ ngựa, châu đầu vào với ông thày bói làm thành một cái hình thước thợ. Y lim dim ngủ.

(Xem bói, Nam Cao, tr. 175) Trong các phép thế lâm thời được sử dụng trong các tác phẩm của Nam Cao

và Nguyễn Huy Thiệp, tỉ lệ lâm thời hồi chỉ/ khứ chỉ trong các tác phẩm của Nam Cao là 55/11 còn tỉ lệ lâm thời hồi chỉ/khứ chỉ trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp chỉ là 37/4.

Có thể thấy, phép thế lâm thời hồi chỉ bộc lộ một tư duy thuận chiều, tuyến tính, logic thông thường, là loại liên kết được hai tác giả sử dụng trong các tác phẩm của mình. Còn loại thế lâm thời khứ chỉ bộc lộ một tư duy sáng tạo hơn, khiến cho việc miêu tả đối tượng tăng thêm sự bất ngờ, gây những hiệu ứng tâm lí tích cực cho người đọc về nỗi tò mò, chờ đợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)