Yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 95 - 105)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ đất nông nghiệp và thực hiện các giả

4.2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ

4.2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình Thư tỉnh Thái Bình

4.2.1.1. Chính sách về đất đai và tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư

Các cơ chế, chính sách về đất đai chính là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến tích tụ đất nông nghiệp, trong đó có một số nội dung quan trọng như: Xác lập quyền tài sản về đất đai, chính sách hạn điền, thời gian giao đất, quy định về thuế, phí, chuyển đổi mục đích sử dụng đất…. Các yếu tố này có tính hai mặt, khi phù hợp, nó sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ đất nông nghiệp và ngược lại, nó sẽ cản trở, gây hạn chế quá trình tích tụ.

Hiện nay, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của sản xuất nông nghiệp như: Người sử dụng đất nông nghiệp khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có đủ các quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Như vậy, gần như người dân có đủ quyền sở hữu đất đai mà nhà nước khó can thiệp khi cần thiết. Luật đất đai 2013 không quy định hạn mức sử dụng đất đối với doanh nghiệp. Đây chính là những yếu tố có ảnh hưởng tích cực tới tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư.

Bên cạnh đó một số bất cập của chính sách đất đai như: Thời hạn giao đất nông nghiệp ngắn, mức hạn điền đối với mỗi hộ gia đình cá nhân thấp, mức thuế và phí liên quan đến chuyển nhượng đất nông nghiệp áp chung như các bất động sản khác, còn tương đối cao so với lợi nhuận có thể tạo ra từ sản xuất nông nghiệp chính là yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực, cản trở quá trình tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư.

Để làm rõ sự ảnh hưởng của cơ chế, chính sách tới tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư, đề tài tiến hành lấy ý kiến của người dân và cán bộ quản lý đất đai về các vấn đề liên quan đến chính sách. Kết quả cụ thể được thống kê trong bảng 4.17.

Từ bảng 4.17 cho thấy, các vấn đề của cơ chế chính sách để được người dân và cán bộ quản lý đánh giá ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau tới tích tụ đất

nông nghiệp tại huyện Vũ Thư, cụ thể: Có 44,74% người dân và 33,33% ý kiến cán bộ cho rằng Thủ tục hành chính quy định rườm rà, có ảnh hưởng không tốt đến tích tụ đất nông nghiệp tại huyện, có 23,68% ý kiến người dân và 25% ý kiến cán bộ đánh giá thủ tục hành chính đơn giản, có ảnh hưởng tốt đến tích tụ đất nông nghiệp.

Bảng 4.17. Đánh giá về cơ chế chính sách của Nhà nước về tích tụ đất nông nghiệp về tích tụ đất nông nghiệp TT Các tiêu chí đánh giá Người dân Cán bộ Số lượng (n=190) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=24) Tỷ lệ (%) 1 Thủ tục hành chính - Quy định thủ tục hành chính rườm rà 85 44,74 8 33,33 - Quy định thủ tục hành chính đơn giản 45 23,68 6 25,00 - Quy định thủ tục hành chính bình

thường 60 31,58 10 41,67

2 Thời gian giao đất

- Thời gian giao đất quá ngắn 130 68,42 13 54,17 - Thời gian giao đất ngắn 39 20,53 4 16,67 - Thời gian giao đất hợp lý 21 11,05 7 29,17 3 Mức hạn điền - Mức hạn điền thấp 99 52,11 10 41,67 - Mức hạn điền cao 43 22,63 5 20,83 - Mức hạn điền bình thường 48 25,26 9 37,50 4 Thuế, phí - Thuế phí cao 112 58,95 9 37,50 - Thuế phí thấp 35 18,42 5 20,83 - Thuế phí bình thường 43 22,63 10 41,67 5 Cơ chế, chính sách của huyện

- Cơ chế, chính sách chưa phù hợp 60 31,58 6 25,00 - Cơ chế, chính sách rất phù hợp 65 34,21 10 41,67 - Cơ chế, chính sách phù hợp 65 34,21 8 33,33 Nguồn: Số liệu điều tra, 2019

Về thời gian tích tụ, có đến 68,42% ý kiến người dân và 54,17% ý kiến cán bộ đánh giá thời gian giao đất quá ngắn cùng với có 20,53% ý kiến người dân và 16,67% ý kiến cán bộ cho rằng thời gian giao đất ngắn, yêu tố này có ảnh hưởng không tốt đến tích tụ đất nông nghiệp tại huyện, chỉ có 11,05% hộ dân và 29,17% cán bộ đánh giá thời gian giao đất hợp lý.

Đánh giá về mức hạn điền có tới 52,11% người dân và 41,67% ý kiến cán bộ cho rằng mức hạn điền thấp, có ảnh hưởng không tốt đến tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư. Cũng có đến 58,95% người dân và 37,50% ý kiến cán bộ đánh giá thuế, phí cũng là yếu tố ảnh hưởng không tốt, gây hạn chế tích tụ đất nông nghiệp.

Nhìn chung, đối với yếu tố cơ chế, chính sách của huyện Vũ Thư về tích tụ đất nông nghiệp, số người dân và cán bộ đánh giá có ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn số ý kiến đánh giá ở mức độ ảnh hưởng tích cực. Trong thời gian tới muốn thúc đẩy tích tụ đất nông nghiệp, huyện Vũ Thư cần triển khai các giải pháp khắc phục các hạn chế của các vấn đề trên, có kiến nghị với các cấp, ngành có sự điều chỉnh và ban hành cơ chế phù hợp.

4.2.1.2. Tâm lý, thói quen, quy mô sản xuất và nguồn vốn của chủ thể sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư

a. Tâm lý, thói quen, quy mô sản xuất:

Yếu tố tâm lý, thói quen của chủ thể sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư. Tâm lý chung của người nông dân là muốn giữ đất nông nghiệp như một tài sản và công cụ "bảo hiểm" đảm bảo ổn định cuộc sống ở nông thôn hoặc sinh kế cho con cháu sau này, không muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mặc dù có thể có nguồn thu nhập từ các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp đảm bảo và ngay cả khi canh tác bị lỗ hoặc bỏ hoang ruộng đất. Mặt khác truyền thống của người nông dân Việt Nam nói chung và người nông dân Vũ Thư nói riêng là sự kế thừa tài sản từ cha mẹ nên thông thường đất được chia nhỏ ra để cho con cái, chỉ một số ít nhà mua đất để cho con cái, chính điều này làm đất đai ngày càng manh mún. Đây là nhân tố chủ quan từ chủ thể sử dụng đất. Ngoài ra, thói quen sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp với quy mô nhỏ được hình thành từ bao đời có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng máy móc cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư.

Để làm rõ mức độ ảnh hưởng của yếu tố này, nghiên cứu tiến hành điều tra đối với người dân và cán bộ huyện Vũ Thư. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 4.18.

Bảng 4.18. Tâm lý, thói quen, quy mô sản xuất của người dân huyện Vũ Thư

TT Các tiêu chí đánh giá Người dân Cán bộ Số lượng (n=190) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=24) Tỷ lệ (%) 1 Tâm lý

- Muốn giữ đất nông nghiệp 136 52,11 10 41,67 - Có thể cho thuê hoặc chuyển

nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp nếu phù hợp

54 28,42 9 37,50 - Sẵn sàng cho thuê hoặc chuyển

nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp

37 19,47 5 20,83 2 Thói quen sản xuất

- Sản xuất theo kinh nghiệm 190 100 24 100 - Sản xuất tự cung tự cấp 102 53,68 11 45,83 3 Quy mô sản xuất

- Sản xuất thủ công, nhỏ lẻ 80 42,11 10 41,67 - Sản xuất thủ công quy mô lớn 53 27,89 6 25,00 - Sản xuất quy mô lớn có áp dụng

cơ giới hóa 57 30,00 8 33,33 Nguồn: Số liệu điều tra, 2019

Từ bảng 4.18 thấy, với yếu tố tâm lý thì có 52,11% ý kiến người dân và 41,67% ý kiến cán bộ cho rằng sẽ giữ đất nông nghiệp, điều này ảnh hưởng không tốt đến tích tụ đất nông nghiệp của huyện; chỉ có 19,47% người dân và 20,83% cán bộ cho rằng sẵn sàng cho thuê hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Về thói quen sản xuất, có 100% người dân và cán bộ đều nhận xét việc sản xuất của gia đình dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu. Có trên có 53,68% người dân và 45,83% cán bộ nhận xét việc sản xuất của người dân chủ yếu là tự cung tự cấp. Quy mô sản xuất chủ yếu là thủ công, dựa vào sức lao động là chính, chỉ có 30% người dân có sử dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.

Có thể thấy, tâm lý, thói quen và quy mô sản xuất của người dân huyện Vũ Thư hiện có ảnh hưởng không tốt đến tích tụ đất nông nghiệp tại huyện.

b. Nguồn vốn của chủ thể tham gia tích tụ đất nông nghiệp

Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu trong mọi lĩnh vực sản xuất, đặc biệt sản xuất nông nghiệp. Hầu hết người dân là người có thu nhập thấp nên vốn thường không nhiều, gây khó khăn trong việc đầu tư, do đó việc huy động vốn để đầu tư sản xuất cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Nghiên cứu về tình hình vốn của chủ thể tham gia tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư nhằm đánh giá ảnh hưởng của yếu tố vốn đến tích tụ đất nông nghiệp tại huyện trong thời gian qua. Kết quả điều tra về nguồn vốn của người dân được thể hiện tại bảng 4.19.

Bảng 4.19. Nguồn vốn của chủ thể tham gia tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư

TT Các tiêu chí đánh giá Người dân

Số lượng (n=190) Tỷ lệ (%) 1 Nguồn vốn của chủ thể

- Vốn ít, không đáp ứng đủ nhu cầu 98 51,58 - Đủ vốn, đáp ứng đủ nhu cầu 48 25,26 - Vốn dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu trong

tương lai 44 23,16

2 Các nguồn vốn huy động

- Từ họ hàng, làng xóm 101 53,16 - Từ vốn tín dụng (các ngân hàng) 82 43,16

- Vay lãi xuất cao 7 3,68

3 Vấn đề khi huy động vốn

- Huy động vốn khó khăn, thời gian giải

quyết lâu 122 64,21

- Huy động vốn khó khăn, thời gian giải

quyết hợp lý 51 26,84

- Huy động vốn thuận lợi, thời gian giải

quyết nhanh 17 8,95

Nguồn: Số liệu điều tra, 2019

Từ bảng 4.19 thấy, đa số người dân huyện Vũ Thư gặp khó khăn về vốn, kết quả điều tra cho thấy có 51,58% ý kiến là vốn ít không đáp ứng đủ nhu cầu, chỉ có 23,16% ý kiến nguồn vốn dồi dào. Việc huy động vốn của người dân chủ yếu từ họ hàng, làng xóm, chiếm tới 53,16%; huy động vốn tín dụng tại các ngân hàng chiếm 43,16%, cá biệt có 3,68% huy động vốn với lãi suất cao. Cá nhân

huy động vốn lãi suất cao chủ yếu do cần vốn gấp, trong thời gian ngắn. Lý do số người dân huy động vốn ngân hàng ít là việc huy động khó khăn, thời gian giải quyết lâu, đối tượng này chiếm đến 64,21% ý kiến đánh giá.

Nhìn chung nguồn vốn của người dân huyện Vũ Thư về cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông hộ, có ảnh hưởng tích cực đến tích tụ đất nông nghiệp, tuy nhiên trong thời gian tới, nếu không kịp thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn khi huy động vốn thì đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực, làm hạn chế quá trình tích tụ đất nông nghiệp.

4.2.1.3. Quỹ đất, vị trí thửa đất, độ màu mỡ và thị trường đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư

Tại huyện Vũ Thư, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, đa số người dân sống bằng nông nghiệp, đất lại là tư liệu sản xuất, là đầu vào không thể thiếu của ngành sản xuất nông nghiệp. Các đặc điểm của đất như quỹ đất, thị trường đất, vị trí hay độ màu mỡ của đất có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tích tụ đất nông nghiệp. Nếu đất nông nghiệp có vị trí thuận lợi, độ màu mỡ cao, sản xuất đem lại lợi nhuận cao thì sẽ thúc đẩy tích tụ và ngược lại. Để làm rõ mức độ ảnh hưởng từ đặc điểm của đất nông nghiệp đến tích tụ đất nông nghiệp, nghiên cứu tiến hành lấy ý kiến của người dân và cán bộ quản lý đất đai về các đặc điểm cụ thể. Kết quả được thể hiện tại bảng 4.20.

Từ kết quả điều tra tại bảng 4.20 thấy, có 35,26% ý kiến người dân và 20,83% ý kiến của cán bộ đánh giá quỹ đất của huyện có ảnh hưởng không tốt đến tích tụ đất nông nghiệp của huyện, còn lại đều đánh giá mức tốt hoặc không ảnh hưởng đến quá trình tích tụ. Về mức ảnh hưởng của vị trí thửa đất cũng được các đối tượng tham gia điều tra đánh giá cao ở mức tích cực, theo đó có 67,89% ý kiến người dân và 70,83% ý kiến cán bộ đánh giá ảnh hưởng tốt hoặc trung bình, có 32,11% người dân và 29,17% đánh giá mức không tốt. Có 55,26% người dân và 50,00% lãnh đạo cho rằng độ màu mỡ của đất nông nghiệp tại huyện ảnh hưởng tốt đến tích tụ đất nông nghiệp, chỉ có 21,05% ý kiến người dân và 25% cán bộ đánh giá mức không tốt, còn lại là bình thường. Giá đất tại Vũ Thư được đánh giá tương đối cao, do đó có đến 65,79% người dân và 41,67% cán bộ cho rằng giá đất tại huyện có tác động không tốt đến tích tụ, chỉ có 9,47% người dân và 29,17% cán bộ đánh giá mức tốt, còn lại là bình thường.

Bảng 4.20. Quỹ đất, vị trí thửa đất, độ màu mỡ và thị trường đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư

TT Các tiêu chí đánh giá Người dân Cán bộ Số lượng (n=190) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=24) Tỷ lệ (%) 1 Quỹ đất - Quỹ đất hạn hẹp, không đáp ứng

đủ nhu cầu của người dân 67 35,26 5 20,83 - Đáp ứng đủ nhu cầu của người

dân trong thời điểm hiện tại 81 42,63 10 41,67 - Đáp ứng đủ nhu cầu của người

dân trong tương lai 42 22,11 9 37,50 2 Vị trí thửa đất

- Không thuận lợi 61 32,11 7 29,17 - Thuận lợi 39 20,53 7 29,17 - Rất thuận lợi 90 47,37 10 41,67 3 Độ màu mỡ của đẩt - Đất cằn cỗi, bạc màu 40 21,05 6 25,00 - Bình thường 45 23,68 6 25,00 - Phì nhiêu màu mỡ 105 55,26 12 50,00 4 Giá đất - Thấp so thị trường 125 65,79 10 41,67 - Bằng thị trường 47 24,74 7 29,17 - Cao so thị trường 18 9,47 7 29,17

Nguồn: Số liệu điều tra, 2019

4.2.1.4. Đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp huyện Vũ Thư

Đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ rất cao, đối tượng sản xuất là đối tượng sống, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời tiết; giá cả sản phẩm diễn biến thất thường, thường gặp cảnh “được mùa mất giá”. Chính sự hạn chế này có ảnh hưởng không nhỏ đến tích tụ đất nông nghiệp. Nếu người dân có quy mô sản xuất phù hợp, đầu tư hợp lý, cho năng suất sản phẩm tốt và đảm bảo thị trường tiêu thụ sẽ thu được lợi nhuận cao. Điều này thúc đẩy tích tụ đất nông nghiệp và ngược lại. Bảng 4.21 thể hiện ý kiến của người dân và cán bộ huyện Vũ Thư về đặc điểm ngành sản xuất nông nghiệp huyện Vũ Thư.

Bảng 4.21. Đặc điểm ngành sản xuất nông nghiệp huyện Vũ Thư TT Các tiêu chí đánh giá Người dân Cán bộ Số lượng (n=190) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=24) Tỷ lệ (%) 1 Phụ thuộc vào điều

kiện tự nhiên 150 78,95 18 75,00 2 Có tính mùa vụ 155 81,58 20 83,33 3 Thời hạn bảo quản

sản phẩm ngắn 180 94,74 20 83,33

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 95 - 105)