Kiến của người dân khi tham gia đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 92 - 94)

TT Chỉ tiêu đánh giá Số lượng (n=190) Tỷ lệ (%)

1 Nội dung đào tạo nghề không phù hợp 130 68,42 2 Hình thức đào tạo chủ yếu là lý thuyết ít thực

hành 132 69,47

3 Sau khóa học gặp khó khăn trong tìm việc làm 150 78,95 4 Sau khóa học gặp khó khăn về vốn để tổ chức

sản xuất, kinh doanh 130 68,42 Nguồn: Số liệu điều tra, 2019

Do đặc trưng của lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn chủ yếu là nghề nông nghiệp và một số nghề phi nông nghiệp, do đó phần lớn người dân cảm thấy khó khăn khi tìm việc làm tại cơ sở phi nông nghiệp, hoặc khó khăn trong việc thiếu vốn để tự sản xuất kinh doanh, áp dụng khoa học vào tự sản xuất các ngành phi nông nghiệp.

Để đánh giá hiệu quả của giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhằm tạo nguồn lao động chất lượng cao và rút nguồn lao động dư thừa ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp, nghiên cứu đã tổ chức lấy ý kiến của hộ dân tích tụ đất nông nghiệp và ý kiến của cán bộ quản lý nhà nước về công tác đất đai tại huyện Vũ Thư. Kết quả thể hiện tại biểu đồ 4.13.

Theo kết quả điều tra thể hiện ở biểu đồ 1.13 thấy, có đến 77,78% ý kiến của người dân và 66,67% ý kiến của cán bộ quản lý nhà nước về đất đai cho rằng việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Vũ Thư chưa hiệu quả. Theo nhóm đối tượng này, việc đào tạo nghề chỉ mang tính hình thức, người dân đi học chủ yếu điểm danh để nhận thù lao học, còn việc tổ chức lớp chủ yếu để giải ngân nguồn kinh phí được ngân sách cấp. Chỉ có 33,33% ý kiến của cán bộ và 22,22% ý kiến của người dân cho rằng việc đào tạo nghề tại huyện Vũ Thư đạt hiệu quả. Theo nhóm đối tượng này, tham gia các buổi đào tạo nghề đã tiếp thu nhiều kiến thức phục vụ cho nhu cầu sản xuất của bản thân.

Biều đồ 4.13. Đánh giá về giải pháp đào tạo nghề trên địa bàn huyện Vũ Thư trên địa bàn huyện Vũ Thư

Nguồn: Số liệu điều tra, 2019

Để làm rõ hơn về hiệu quả các chương trình đào tạo nghề, đề tài đã tổ chức lấy ý kiến từ Chủ tịch Hội nông dân về các chương trình đào tạo cho nông dân tại huyện Vũ Thư. Kết quả phỏng vấn thể hiện ở hộp 4.4.

Hộp 4.4. Hiệu quả công tác đào tào nghề cho nông hộ

4.1.2.6. Công tác tuyên truyền

Tập trung, tích tụ đất nông nghiệp là một chủ trương rất lớn và khó thực hiện nếu không có sự đồng thuận của người dân. Do đó, để thúc đẩy quá trình tích tụ, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

“Thời gian vừa qua, tại huyện Vũ Thư đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, đào tạo nghề cho nông hộ để chuyển giao khoa học, tiến bộ kỹ thuật. Người dân tham gia đông, tuy nhiên chủ yếu là người ngoài độ tuổi lao động, hiệu quả chưa cao. Một số lớp dạy nghề như mây tre đan, làm my giả, chổi đót…được tổ chức bài bản, hiệu quả cao, tuy nhiên người dân học xong không áp dụng được do không tổ chức liên kết được việc sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm”.

(Nguồn: Phỏng vấn bà Bùi Thị Minh Ngọc, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, lúc 16h00 phút, ngày 25 tháng 4 năm 2019 tại trụ sở Hội Nông dân huyện Vũ Thư).

nghiệp, nông thôn nói chung, chính sách tích tụ, tập trung đất nông nghiệp nói riêng. Cần phải để cho các hộ nông dân thấy được sự cần thiết và lợi ích của tích tụ đất nông nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để thay đổi thói quen sản xuất, phong tục tập quán của người dân. Ngoài ra, cần phải hướng dẫn cách thức sản xuất hiệu quả cho người nông dân, khắc phục tâm lý, băn khoăn, e ngại tích tụ đang tồn tại trong một bộ phận hộ nông dân.

Kết quả điều tra công tác vận động, tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người nông dân tại huyện Vũ Thư cho thấy người dân đã nắm được chủ trương tích tụ đất nông nghiệp tuy nhiên nhận thức của nông dân về sự cần thiết phải tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất hàng hóa quy mô lớn còn chưa đầy đủ, chưa thống nhất. Theo thống kê, có 20,53% số hộ dân tham gia điều tra không biết về chủ trương cũng như cơ chế chính sách trong tích tụ đất nông nghiệp tại huyện. Chỉ có 79,47% số hộ có biết thông tin về tích tụ đất nông nghiệp. Kết quả điều tra các nguồn thông tin được thể hiện tại bảng 4.16.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 92 - 94)