Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 57 - 59)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Nghiên cứu sử dụng phương pháp này nhằm thống kê, mô tả sự biến động số lượng có mối quan hệ về mặt thời gian. Phương pháp sử dụng chỉ tiêu như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để mô tả về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.

Phương pháp này còn để mô tả thực trạng tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình theo các tiêu chí như: Quy mô diện tích đất nông nghiệp, quy mô diện tích tích tụ đất nông nghiệp, giải pháp tăng cường tích tụ đất nông nghiệp, hình thức tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình trên cơ sở đó đánh giá mặt được và mặt còn hạn chế trong thực hiện các giải pháp tăng cường tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, từ đó đề xuất hoàn thiện những giải pháp nhằm tăng cường tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

Thông qua số liệu thu thập được, sử dụng phương pháp so sánh theo thời gian, điều kiện không gian khác nhau, các chỉ tiêu liên quan đến nội dung nghiên cứu để thấy được thực trạng tích tụ đất nông nghiệp tại các điểm nghiên cứu, tác động cũng như sự khác nhau sau khi thực hiện các giải pháp tích tụ đất nông nghiệp… Trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện một số giải pháp nhằm tăng cường tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

3.2.4.3. Phương pháp phân tích chuyên gia (KIP)

Thông qua ý kiến đánh giá của chuyên gia, là lãnh đạo UBND huyện, cán bộ phòng Nông nghiệp & PTNT và phòng ban có liên quan để thu thập nhận định về thực trạng về tích tụ đất, thực hiện các giải pháp tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư…Trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện một số giải pháp nhằm tăng cường tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

3.2.4.4. Phương pháp phân tích thể chế (PAM)

Theo William N. Dunn (2009), phương pháp phân tích thể chế/ chính sách là một quy trình điều tra dẫn đến việc khám phá những giải pháp cho các vấn đề trong thực tiễn. Thuật ngữ điều tra (inquiry) đề cập đến một quy trình thăm dò, tìm hiểu, hoặc tìm kiếm các giải pháp; nó không nhắm tới những giải pháp đã được “chứng minh” thông qua những phân tích bàng quan về phương diện giá trị (value-free), không thể sai lầm, và khách quan, có tính độc lập với những giá trị,

mối quan tâm, và niềm tin của các nhà phân tích và những người khen thưởng họ. Mặc dù phân tích chính sách sử dụng các phương pháp khoa học, nhưng nó cũng cũng là một nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo và khả năng thuyết phục.

Phương pháp phân tích thể chế là căn cứ quan trọng để rà soát các chính sách về tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư ở nhiều góc độ khác nhau như sự phù hợp, tính khả thi, tính hợp lý và hiệu quả của thể chế chính sách đó…Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát huy mặt tốt và khắc phục mặt còn hạn chế.

3.2.4.5. Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh. Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong của chủ thể, nhằm đưa ra những giải pháp phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ, thách thức.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển có thể thiết lập và kết hợp để đưa ra quyết định để thực hiện mục tiêu có liên quan. Về nguyên tắc có bốn loại kết hợp: Cơ hội với điểm mạnh (OS): Sử dụng các mặt mạnh để khai thác các cơ hội; Đe dọa với điểm mạnh (TS): Sử dụng các mặt mạnh nhằm đối phó với các nguy; Cơ hội với điểm yếu (OW): Đơn vị tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu; Đe dọa với điểm yếu (TW): cố gắng giảm thiểu và tránh được các nguy cơ.

Bảng 3.4. Ma trận SWOT

Phân tích Môi trường bên ngoài

Cơ hội (O) Nguy cơ (T)

Môi trường bên trong

Điểm mạnh (S) Phối hợp (S/O) Phối hợp (S/T) Điểm yếu (W) Phối hợp (W/O) Phối hợp (W/T)

Trong nghiên cứu này, khung phân tích SWOT được sử dụng để tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong tích tụ đất nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu tại huyện Vũ Thư. Kết quả nghiên cứu của khung SWOT sẽ là căn cứ quan trọng để lựa chọn giải pháp nhằm tăng cường tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 57 - 59)