Tình hình dân số và lao động huyện Vũ Thư năm 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 50 - 63)

ĐVT: Nghìn người; % Chỉ tiêu Dân số So sánh Năm 2016 (1) Năm 2017 (2) Năm 2018 (3) (2)/(1) (3)/(2) BQ 1.Dân số 217.982 218.152 218.418 100,08 100,12 100,10 2.Mật độ dân số 1.106,86 1.107,72 1.109,07 100,08 100,12 100,10 3.Dân số theo thành thị, nông thôn - Dân số thành thị 4.092 4.183 4.305 102,22 102,92 102,57 - Dân số nông thôn 213.890 213.969 214.113 100,04 100,07 100,05 4.Dân số theo giới tính

- Dân số nam 1.055,90 105.683 105.836 100,09 100,14 100,12 - Dân số nữ 112.392 112.469 112.582 100,07 100,10 100,08 5. Dân số theo độ

tuổi lao động

- Trong tuổi lao động 55,6 55,7 56 100,18 100,54 100,36 - Ngoài tuổi lao động 44,4 44,3 44 99,77 99,32 99,55 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vũ Thư, 2016-2018

b. Cơ sở hạ tầng

* Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông thủy, bộ thuận lợi với QL10 chạy qua bảo đảm lưu thông trong tam giác kinh tế bắc bộ là Hải Phòng-Hà Nội-Quảng Ninh. Những năm gần đây được sự quan tâm của Trung ương và của tỉnh các dự án trọng điểm đã và đang được đang được triển khai trên địa bàn huyện như: dự án đường bờ nam sông Kiến Giang, dự án Cống Tân Đệ, dự án cải tạo, mở rộng QL10, dự án khu dân cư 5,4 ha.... và các dự án, công trình xây dựng nông thôn mới... Các dự án, công trình xây dựng nông thôn mới trong tương lai huyện sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, tiếp tục khơi dậy nguồn nội lực, mở rộng thu hút ngoại lực, biến ngoại lực thành nội lực, tạo động lực và bước chuyển mạnh trong phát triển kinh tế xã hội, tự tin phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2020 (Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư, 2018).

* Hệ thống thủy lợi

Ngoài các sông chính, trên địa bàn huyện còn có 187,89km kênh mương cấp I, II, III và 146km kênh mương nội đồng với trên 125 trạm bơm trục đứng và 32 trạm bơm trục ngang nằm rải rác tại 30 xã, thị trấn của huyện, phục vụ tương đối tốt cho nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Huyện có 58,05km đê cấp I, cấp II; 14,1km đê cấp IV và 28,8km đê bối (bảo vệ cho vùng dân sinh của 5 xã Hồng Lý, Bách Thuận, Tân Lập, Hồng Phong, Vũ Vân). Toàn huyện có 22 kè hộ bờ và 31 cống dưới đê. Nhìn chung chất lượng đê đảm bảo an toàn trong các mùa mưa lũ (Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Vũ Thư, 2019).

c. Văn hóa - xã hội

Sự nghiệp giáo dục luôn được quan tâm, chú trọng, quy mô chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục mầm non, văn hóa đại trà ở cấp học phổ thông đạt hiệu quả cao; tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn các cấp học tăng. Công tác y tế phát triển có chiều sâu, cơ sở vật chất được tăng cường; chất lượng khám, chữa bệnh, thái độ y đức và tinh thần phục vụ bệnh nhân của đội ngũ y, bác sĩ được cải thiện, nhiều năm liền trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra. Các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng được thực hiện đầy đủ, kịp thời, công khai, dân chủ. Các chính sách Bảo trợ xã hội, chính sách giảm nghèo và các chính sách đối với người khuyết tật được thực hiện hiệu quả. Công tác cải cách hành chính tiếp tục được duy trì nền nếp. Trung tâm hành chính công huyện đã đi vào hoạt động với 238 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp huyện được giao dịch qua trung tâm đạt 100% phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu giao dịch của nhân dân. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương thường xuyên được quan tâm và tăng cường góp phần ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện (Ủy ban nhân dân huyện, 2018).

3.1.2. Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình

Tổng giá trị sản xuất năm 2018 đạt 9.966,03 tỷ đồng, tăng 9,97% so với

cùng kỳ năm 2017, (Trong đó: Nông lâm thủy sản đạt 3.128,46 tỷ, tăng 3,65%;

Công nghiệp-Xây dựng đạt 4.419,31 tỷ tăng 16,75%; Thương mại dịch vụ đạt 2.418,26 tỷ tăng 7,05%).

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực: Ngành Nông nghiệp và thuỷ sản chiếm 31,39%, ngành Công nghiệp và Xây dựng chiếm 44,34%, ngành Dịch vụ chiếm 24,27%. Được thể hiện cụ thể qua bảng 3.3.

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Vũ Thư (2016-2018)

Chỉ tiêu

Năm 2016 (1) Năm 2017 (2) Năm 2018 (3)

Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng 8270,73 100 9.062,67 100 9.966,03 100

Nông nghiệp, thuỷ sản 2977,49 36,00 3.018,40 33,31 3.128,46 31,39 CN & Xây dựng 3216,56 38,89 3.785,28 41,77 4.419,31 44,34 Các ngành dịch vụ 2076,68 25,11 2.258,99 24,93 2.418,26 24,27 Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội huyện Vũ Thư, 2016-2018

Từ Bảng 3.3, thấy cơ cấu các ngành kinh tế huyện Vũ Thư chuyển dịch tương đối phù hợp, theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng (từ 68,89% năm 2016 lến 44,34% năm 2018), giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (từ 36% năm 2016 xuống 31,39% năm 2018), các ngành dịch vụ biến động không đáng kể.

3.1.2.1. Chỉ tiêu nông nghiệp

Qua bảng 3.3, thấy nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp từng bước được chú trọng. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản năm sau tăng hơn năm trước (năm 2017 tăng 1,37% so năm 2016 và năm 2018 tăng 3,65% so năm 2017).

Ngành nông nghiệp vẫn là ngành thế mạnh của huyện Vũ Thư, trong lĩnh vực trồng trọt đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Thực hiện tốt phương châm “xuân muộn, mùa sớm, cây vụ đông” và kỷ cương mùa vụ. Diện tích lúa chất lượng cao ngày càng được mở rộng; nhiều cánh đồng mẫu với quy mô từ 60 đến 100 ha chuyên màu, lúa đặc sản đã được triển khai đạt kết quả tốt; diện tích lúa gieo thẳng ở vụ xuân đạt 79% diện tích; chuyển 156 ha đất lúa sang trồng cây

màu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cơ bản hoàn thành việc dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp, bình quân số thửa sau dồn đổi đạt 1,82 thửa/hộ, giảm bình quân 2,14 thửa/hộ. Cơ giới hoá nông nghiệp được đẩy mạnh, nhất là khâu làm đất và thu hoạch lúa đạt từ 90 đến 100% với 163 máy gặt đập liên hoàn, 107 máy làm đất đa năng. Góp phần giảm chi phí sản xuất khoảng 7 triệu đồng/ha. Năng xuất lúa bình quân đạt 130 tạ/ha/năm. Giá trị ngành trồng trọt đạt 1.434,37 tỷ tăng 2,53% so với cùng kỳ năm 2017.

Chăn nuôi tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất năm 2018 đạt 1.390,42 tỷ tăng 4,54% so với cùng kỳ năm 2017. Đến nay có 55 trang trại chăn nuôi tập trung theo quy hoạch nông thôn mới và 1400 gia trại đạt theo tiêu chí mới.

Chăn nuôi thuỷ sản được chú trọng, mở rộng vùng thuỷ sản với diện tích 1.560 ha, giá trị thủy sản đạt 303,67 tỷ tăng 6,41% so với cùng kỳ năm 2017.

3.1.2.2. Chỉ tiêu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản

Trong những năm qua sản xuất công nghiệp xây dựng của huyện Vũ Thư có sự phát triển khá mạnh, đạt mức tăng trưởng khả quan. Từ bảng 3.3 thấy, giá trị

sản xuất ngành công nghiệp năm 2018 đạt 4.419,31 tỷ đồng, tăng 16,75% so năm

2017, tăng 37,39% so năm 2016; Chiếm 44,34% trong cơ cấu kinh tế huyện Vũ Thư năm 2018.

Trong bối cảnh chịu sự tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, suy giảm kinh tế trong nước, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Số doanh nghiệp hiện có là 215 doanh nghiệp, các doanh nghiệp xây dựng vẫn giữ được đà phát triển góp phần tăng trưởng ngành xây dựng, giá trị xây dựng của huyện.

3.1.2.3. Chỉ tiêu thương mại dịch vụ

Năm 2018, các ngành dịch vụ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị đạt 2.418,26 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 24,27% trong cơ cấu nền kinh tế huyện Vũ Thư.

Huyện đã tập trung hoàn thiện quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn huyện; tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các khu trung tâm thương mại... tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và buôn bán hàng hóa với các vùng trong và ngoài tỉnh, góp đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.

3.1.3. Đánh giá chung

* Thuận lợi

Vũ Thư là cửa ngõ của tỉnh, giáp thành phố Nam Định và Thái Bình, trên địa bàn huyện có QL10 và nhiều tuyến giao thông thủy bộ huyết mạnh của tỉnh chạy qua là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều cơ hội cho huyện trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, kinh tế chính trị và thu hút đầu tư.

Vũ Thư có đất đai phì nhiêu, với điều kiện tự nhiên sinh thái thuận lợi cho sự phát triển đa dạng về cây trồng vật nuôi cùng với hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng được đầu tư là điều kiện thuận lợi cho huyện áp dụng những mô hình sản xuất chuyên canh, tích tụ ruộng đất xây dựng cánh đồng mẫu đầu tư máy móc giải phóng sức lao động cho thu nhập kinh tế cao.

Các nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh.

Huyện có nguồn nhân lực dồi dào, người lao động cần cù năng động sáng tạo và có một số ngành nghề truyền thống đang trên đà phát triển.

Mặt khác, nhu cầu về xây dựng trong kỳ quy hoạch rất lớn, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các trung tâm thương mại, dịch vụ, các điểm dân cư tập trung, mở mang đô thị… Khi ngành xây dựng phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động dịch vụ có liên quan, đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

* Khó khăn

Bên cạnh lợi thế và cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội, huyện Vũ Thư cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như:

Hệ thống giao thông, thủy lợi, hạ tầng viễn thông, các cơ sở giáo dục, y tế, thể dục thể thao, các cơ sở phúc lợi xã hội… còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.

Cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành tuy đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng về cơ bản vẫn là huyện nông nghiệp. Ngành Nông nghiệp và thủy sản vẫn còn chiếm tỷ trọng cao; các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển của huyện.

Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai chưa cao; các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa phát triển đáp ứng yêu cầu thực tế. Lao động chủ yếu của huyện là lao động phổ thông, hạn chế trong việc tiếp thu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất.

Đất canh tác nông nghiệp còn manh mún nên chưa quy hoạch được vùng sản xuất hàng hóa tập trung để tạo ra sản phẩm cạnh tranh thị trường.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, vì vậy điểm nghiên cứu có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nghiên cứu.

Nghiên cứu tập trung vào 2 xã trên địa bàn huyện Vũ Thư, gồm: xã Tân Phong, xã Nguyên Xá.

Nguyên Xá là xã diễn ra quá trình tích tụ đất nông nghiệp mạnh mẽ trong thời gian gần đây, trong khi đó Tân Phong là xã mà quá trình tích tụ đất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Việc chọn 2 xã đảm bảo tính đại diện cho quá trình tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư. Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, số liệu và các kết quả sử dụng trong nghiên cứu được công bố trong các báo cáo tình hình kinh tế, xã hội, đánh giá tình hình tích tụ đất nông nghiệp của huyện Vũ Thư, sách, báo, tạp chí, mạng internet và các tài liệu có liên quan đến việc thực hiện đề tài. Việc thu thập các số liệu thứ cấp là căn cứ khoa học để hoàn thiện nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn cho Luận văn.

3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp là số liệu chưa được công bố, tính toán chính thức, nó phản ánh tình hình tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình như: Các hình thức tích tụ, giải pháp tích tụ, các nhân tố ảnh hưởng và các vấn đề khác có liên quan.

* Chọn mẫu điều tra

Chọn mẫu khảo sát theo phương pháp chọn ngẫu nhiên:

- Điều tra hộ nông dân: Nghiên cứu tiến hành điều tra ngẫu nhiên 190 hộ nông dân có sử dụng đất nông nghiệp (tại 2 xã đã chọn, mỗi xã 95 hộ).

- Điều tra cán bộ:

+ Cấp huyện 05 người (gồm: Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách nông nghiệp, Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, Trưởng phòng Tài nguyên & MT huyện, Chủ tịch hội Nông dân huyện, Chuyên viên phòng Nông nghiệp & PTNT huyện phụ trách về lĩnh vực tích tụ đất nông nghiệp).

+ Cấp xã 10 người, (mỗi xã 5 người, gồm Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách nông nghiệp, Công chức địa chính-nông nghiệp-xây dựng và môi trường, Giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, Chủ tịch hội Nông dân).

+ Cấp thôn: 9 người, gồm các Trưởng thôn trên địa bàn xã điều tra.

* Xây dựng phiếu điều tra

Phiếu điều tra hộ nông dân: Thông tin hộ gia đình; thu nhập và mức sống; tình hình sản xuất và kinh doanh của hộ trước và sau khi tích tụ đất, số lao động của hộ, tình hình sử dụng lao động của hộ, diện tích nông nghiệp trước và sau khi tích tụ đất; quan điểm, yêu cầu mong muốn khi thực hiện tích tụ đất nông nghiệp...

Phiếu điều tra đối với cán bộ: Thông tin gồm tên cán bộ; chức danh chức vụ công tác, quan điểm về tích tụ đất nông nghiệp, mặt được và mặt còn hạn chế của tích tụ đất nông nghiệp; bất cập trong tích tụ đất nông nghiệp; đánh giá về xu thế tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thời gian tới...

Bên cạnh đó, mỗi phần đều có câu hỏi mở để đối tượng được điều tra trả lời, đồng thời phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập những thông tin cần thiết khác ngoài các chỉ tiêu trong phiếu.

* Tổ chức điều tra

Tiến hành điều tra bằng phương pháp phỏng vấn theo phiếu câu hỏi đã chuẩn bị trước. Độ tin cậy số liệu thu thập được là thực tế, khách quan, chính xác.

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Dữ liệu sau khi thu thập được sắp xếp, tổng hợp và xử lý bằng phương pháp phân tổ thống kê theo tiêu thức nghiên cứu với sự trợ giúp của máy tính và phần mềm Excel. Thông tin trình bày ở bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ, hộp ý kiến…

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Nghiên cứu sử dụng phương pháp này nhằm thống kê, mô tả sự biến động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 50 - 63)