Các nguồn thông tin về tích tụ đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 94 - 96)

TT Nguồn thông tin Số lượng

(n=190)

Tỷ lệ (%)

1 Biết thông tin về tích tụ đất nông nghiệp 151 79,47

- Bảng tin 92 60,93

- Đài 84 55,63

- Ti vi 30 19,87

- Báo 11 7,28

- Cách khác 64 42,38

2 Không biết thông tin 39 20,53 Nguồn: Số liệu điều tra, 2019

Từ bảng 4.16 thấy, hình thức tuyên truyền phổ biến đến người dân là hình thức tuyên truyền bằng bảng tin, có tới 60,93% người dân biết về tích tụ qua hình thức này. Sau bảng tin là hình thức tuyên truyền bằng đài, theo thống kê có tới 55,63% người dân biết về tích tụ qua hình thức đài phát thanh của xã, thôn, xóm. Có 42,38% người dân biết về tuyên truyền qua cách khác như qua hội nghị, qua hội chợ, qua nghe hàng xóm nói…Tỷ lệ người nắm thông qua tivi là 19,87%, thấp nhất là thông qua báo là 7,28%. Nhìn chung công tác tuyên truyền tại huyện Vũ Thư bước đầu đã đạt được hiệu quả đáng khích lệ.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍCH TỤ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TÍCH TỤ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN VÀ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TÍCH TỤ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VŨ THƯ TỈNH THÁI BÌNH

4.2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình Thư tỉnh Thái Bình

4.2.1.1. Chính sách về đất đai và tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư

Các cơ chế, chính sách về đất đai chính là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến tích tụ đất nông nghiệp, trong đó có một số nội dung quan trọng như: Xác lập quyền tài sản về đất đai, chính sách hạn điền, thời gian giao đất, quy định về thuế, phí, chuyển đổi mục đích sử dụng đất…. Các yếu tố này có tính hai mặt, khi phù hợp, nó sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ đất nông nghiệp và ngược lại, nó sẽ cản trở, gây hạn chế quá trình tích tụ.

Hiện nay, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của sản xuất nông nghiệp như: Người sử dụng đất nông nghiệp khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có đủ các quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Như vậy, gần như người dân có đủ quyền sở hữu đất đai mà nhà nước khó can thiệp khi cần thiết. Luật đất đai 2013 không quy định hạn mức sử dụng đất đối với doanh nghiệp. Đây chính là những yếu tố có ảnh hưởng tích cực tới tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư.

Bên cạnh đó một số bất cập của chính sách đất đai như: Thời hạn giao đất nông nghiệp ngắn, mức hạn điền đối với mỗi hộ gia đình cá nhân thấp, mức thuế và phí liên quan đến chuyển nhượng đất nông nghiệp áp chung như các bất động sản khác, còn tương đối cao so với lợi nhuận có thể tạo ra từ sản xuất nông nghiệp chính là yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực, cản trở quá trình tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư.

Để làm rõ sự ảnh hưởng của cơ chế, chính sách tới tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư, đề tài tiến hành lấy ý kiến của người dân và cán bộ quản lý đất đai về các vấn đề liên quan đến chính sách. Kết quả cụ thể được thống kê trong bảng 4.17.

Từ bảng 4.17 cho thấy, các vấn đề của cơ chế chính sách để được người dân và cán bộ quản lý đánh giá ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau tới tích tụ đất

nông nghiệp tại huyện Vũ Thư, cụ thể: Có 44,74% người dân và 33,33% ý kiến cán bộ cho rằng Thủ tục hành chính quy định rườm rà, có ảnh hưởng không tốt đến tích tụ đất nông nghiệp tại huyện, có 23,68% ý kiến người dân và 25% ý kiến cán bộ đánh giá thủ tục hành chính đơn giản, có ảnh hưởng tốt đến tích tụ đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 94 - 96)