Quy mô diện tích đất nông nghiệp tích tụ của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 79 - 82)

TT Quy mô diện tích

(ha) Số hộ (n=135) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Diện tích tích tụ trung bình/hộ 1 Nguyên Xá Nhỏ hơn 0,5ha 41 58,57 12,7514 0,31 Từ 0,5ha đến 1ha 16 22,86 10,1701 0,64 Từ trên 1ha đến 2ha 10 14,29 13,3375 1,33 Lớn hơn 2ha 3 4,29 9,0218 3,01

2 Tân Phong

Nhỏ hơn 0,5ha 48 73,85 14,0771 0,29 Từ 0,5ha đến 1ha 6 9,23 4,2544 0,71 Từ trên 1ha đến 2ha 9 13,85 12,4869 1,39 Lớn hơn 2ha 2 3,08 4,6704 2,34

3 Tổng chung

Nhỏ hơn 0,5ha 89 65,93 26,83 0,30 Từ 0,5ha đến 1ha 22 16,30 14,42 0,66 Từ trên 1ha đến 2ha 19 14,07 25,82 1,36 Lớn hơn 2ha 5 3,70 13,33 2,67

Từ kết quả điều tra thể hiện ở bảng 4.10 thấy, trong 135 hộ tích tụ đất nông nghiệp, có đến 89 hộ, chiếm 65,93% số hộ tích tụ đất nông nghiệp với quy mô nhỏ hơn 0,5ha; tổng diện tích của nhóm hộ này là 26,83ha. Có 22 hộ, chiếm 16,30% số hộ tích tụ đất nông nghiệp với diện tích từ 0,5ha đến 1ha; Tổng diện tích của nhóm hộ này là 14,42ha. Với diện tích từ trên 1ha đến 2ha có 19 hộ, chiếm 14,07%; Tổng diện tích của nhóm hộ này là 25,82ha. Chỉ có 5 hộ, chiếm 3,7% số hộ tích tụ với diện tích trên 2 ha; Tổng diện tích là 13,33ha.

Nhìn chung số lượng hộ thực hiện tích tụ tỷ lệ nghịch với quy mô tích tụ. Tức là quy mô tích tụ càng cao thì số hộ thực hiện càng thấp. Đối với xã Tân Phong, tỷ lệ hộ tích tụ với quy mô dưới 0,5ha chiếm 73,85%, cao hơn số hộ tích tụ ở quy mô này tại xã Nguyên Xá là 15,27%. Đối với số hộ tích tụ từ 0,5 ha- 1ha thì tỷ lệ tại xã Nguyên Xá là 22,86%, trong khi đó tại xã Tân Phong chỉ có 9,23% số hộ tích tụ với quy mô này. Tương tự với quy mô tích tụ cao hơn thì tỷ lệ hộ tích tụ tại xã Nguyên Xá cao hơn tại Tân Phong. Điều này là phù hợp với thực trạng đất đai, điều kiện kinh tế tại các xã.

Để làm rõ sự hài lòng về quy mô diện tích hiện tại của các hộ tham gia điều tra, đề tài tổ chức lấy ý kiến của hộ dân đánh giá về quy mô diện tích của gia đình và nhu cầu của gia đình trong tương lai. Kết quả điều tra được thống kê tại biểu đồ 4.8.

Biểu đồ 4.8. Đánh giá về quy mô diện tích và nhu cầu trong tương lai

Theo biểu đồ 4.8, chỉ có 46,84% số hộ đánh giá quy mô hiện tại của gia đình đã đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của gia đình. Số hộ đánh giá quy mô hiện tại chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của gia đình chiếm phần lớn, đạt 53,16% số hộ điều tra. Có thể thấy, quy mô diện tích tuy có tăng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của nông hộ.

4.1.1.6. Tác động của tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình

Nghiên cứu tổ chức điều tra làm rõ các tác động mà tích tụ đất nông nghiệp mang lại trên địa bàn huyện. Kết quả điều tra cán bộ về đất đai và hộ dân được thể hiện ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Đánh giá của cán bộ và người dân về các tác động khi tích tụ đất nông nghiệp

TT Các tác động Người dân Cán bộ Số lượng (n=135) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=24) Tỷ lệ (%) 1 Giảm chi phí đầu vào 90 66,67 17 70,83 2 Tăng giá trị sản xuất 91 67,41 19 79,17 3 Tăng hiệu quả kinh tế 108 80,00 19 79,17 4 Tăng khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật 74 54,81 14 58,33 5 Tăng phân hóa giầu nghèo 75 55,56 13 54,17 6 Giảm mức độ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 65 48,15 12 50,00

Nguồn: Số liệu điều tra, 2019

Từ bảng 4.11 thấy hầu như các ý kiến đều cho rằng tích tụ đất nông nghiệp có các tác động tích cực đến sản xuất như giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, tăng khả năng áp dụng khoa học…Cụ thể, có tới 66,67% số hộ dân và 70,83% cán bộ làm công tác về đất đai cho rằng tích tụ đất nông nghiệp làm giảm chi phí đầu vào của sản xuất. Theo hộ dân, tích tụ làm tăng diện tích đất nông nghiệp nên người dân có thể phân công công việc phù hợp, thuê lao động hợp lý, không mất thời gian di chuyển, tiết kiệm được các khoản chi phí trung gian. Một số người dân cho rằng chi phí đầu vào không giảm do khi tích tụ người dân đã mất một khoản kinh phí ban đầu lớn để tích tụ. Có

67,41% hộ dân và 79,17% cán bộ quản lý về đất đai cho rằng tích tụ đất nông nghiệp tăng giá trị sản xuất. Có tới 108 nông hộ chiếm 80,00% và 79,17% cán bộ cho rằng tích tụ đất nông nghiệp làm tăng hiệu quả kinh tế. Có trên 50% nông hộ và cán bộ cho rằng tích tụ đất nông nghiệp làm tăng khả năng tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc áp dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất được thuận lợi và rộng rãi hơn. Tuy nhiên cũng có 55,56% người dân và 54,17% ý kiến cán bộ cho rằng tích tụ ruộng đất tăng phân hóa giầu nghèo tại địa phương. Chỉ có 48,15% người dân và 50% cán bộ cho rằng tích tụ làm giảm mức sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Từ các tác động của tích tụ đất nông nghiệp đến sản xuất nông nghiệp tại địa phương, nghiên cứu tiếp tục tập trung điều tra ý kiến đánh giá của người dân theo các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường để đánh giá về hiệu quả của tích tụ đất nông nghiệp. Nghiên cứu sử dụng số liệu định tính gồm số liệu là ý kiến của hộ dân điều tra (gồm cả hộ thực hiện tích tụ và hộ không tích tụ); Các ý kiến của cán bộ công chức làm công tác quản lý đất đai tại địa phương; Ý kiến phỏng vấn chuyên gia.

Để đánh giá hiệu quả của tích tụ đất nông nghiệp trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường tại huyện Vũ Thư, đề tài lấy ý kiến của người dân. Kết quả điều tra được thể hiện tại bảng 4.12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 79 - 82)