Phân tích SWOT về tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 106 - 109)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ đất nông nghiệp và thực hiện các giả

4.2.3. Phân tích SWOT về tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư

Thư tỉnh Thái Bình

Trên cơ sở phân tích thực trạng tích tụ đất nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, có thể phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức như sau:

(1) Điểm mạnh:

- Tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư đã và đang diễn ra mạnh mẽ, được đa số người dân hưởng ứng.

- Hình thức tích tụ đất nông nghiệp phong phú, cách thức và phương án thanh toán đa dạng.

“Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả thực hiện các giải pháp tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư. Mức độ ảnh hưởng của các giải pháp không có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên tính phù hợp và khả thi của giải pháp có ảnh hưởng nhiều nhất tới hiệu quả giải pháp. Tiếp đến là yếu tố vai trò, trách nhiệm của cơ quan nhà nước và yếu tố trình độ, nhận thức của cán bộ và người dân.

Nguồn: Phỏng vấn ông Nguyễn Tống Thìn, Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, lúc 16h300 phút, ngày 22 tháng 4 năm 2019 tại trụ sở UBND huyện.

- Tích tụ đất nông nghiệp hợp lý giúp sử dụng lao động hợp lý.

- Tích tụ đất nông nghiệp làm tăng quy mô sản xuất, giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị sản xuất, tăng khả năng áp dụng cơ giới hóa, hướng tới xây dựng nền sản xuất hàng hóa tập trung.

- Tích tụ đất nông nghiệp tại huyện góp phần giảm bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.

- Tích tụ đất nông nghiệp tạo ra sản phẩm nông nghiệp đa dạng, là sản phẩm thiết yếu của người tiêu dùng.

(2) Điểm yếu:

- Các quy định liên quan đến đất đai chưa đồng bộ, còn nhiều hạn chế như: Quy định về hạn điền; quy định về thời gian giao đất; thuế, phí; thủ tục hành chính liên quan đến đất đai; quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất…

- Tuân thủ các quy định pháp lý về đất đai của người dân còn nhiều hạn chế. Các thủ tục về đất đai chủ yếu được người dân thực hiện qua thỏa thuận miệng hoặc giấy viết tay, chỉ có số ít thực hiện các thủ tục theo quy định.

- Tích tụ đất nông nghiệp đồng nghĩa với tăng quy mô sản xuất, tức là tăng diện tích đất của người này đồng nghĩa với giảm diện tích đất của người khác, gây tâm lý mất đất, ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân của người dân.

- Tích tụ đất nông nghiệp cần nguồn kinh phí lớn. (3) Cơ hội:

- Hệ thống văn bản quy định về cơ chế chính sách đất đai đang được các cấp quan tâm thực hiện, từng bước điều chỉnh để bổ sung để phù hợp với yêu cầu của tình hình hiện nay.

- Sự phát triển về khoa học công nghệ trong nông nghiệp mở ra cơ hội sản xuất kinh doanh hàng hóa đối với khu vực tích tụ.

- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần không nhỏ vào sự chuyển dịch cơ cấu lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp, mở ra cơ hội thúc đẩy tích tụ đất nông nghiệp mạnh mẽ hơn.

- Ngành nông nghiệp đang phát triển theo hướng công nghệ cao, hữu cơ và bền vững, xây dựng vùng sản xuất tập trung hóa, chuyên môn hóa, vùng nông nghiệp chất lượng cao, sản xuất theo chuỗi giá trị. Nên cần có quy mô diện tích phù hợp. Do đó tích tụ sẽ là xu hướng khách quan trong việc tăng quy mô.

Bảng 4.24. Phân tích SWOT về tích tụ đất nông nghiệp tại huyện Vũ Thư O (cơ hội)

- Cơ chế chính sách đất đai - Sự phát triển của khoa học công nghệ

- Sản xuất kinh doanh hàng hóa tập trung.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp. T (thách thức) - Đất đai ngày càng bị thu hẹp. - Thị trường tiêu thụ lớn. - Giá sản phẩm - Các vấn đề về đầu vào, về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh. - Lao động dư thừa

S (điểm mạnh)

- Đã và đang diễn ra mạnh mẽ.

- Sử dụng lao động hợp lý. - Làm tăng quy mô sản xuất, giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị sản xuất… - Mang lại hiệu quả tích cực trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.

- Sản phẩm nông nghiệp là sản phẩm thiết yếu của người tiêu dùng. SO - Cơ chế chính sách có ảnh hưởng tích cực đến tích tụ đất nông nghiệp. - Áp dụng các khoa học tiến bộ vào sản xuất, góp phần tăng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm lao động…

- Tăng cường kiến thức cho ngươi dân về khoa học kỹ thuật khoa học, về nền nông nghiệp hàng hóa, về thị trường, …

ST

- Quy hoạch, sử dụng đất đai hợp lý, khoa học. - Tìm hiểu nhu cầu thị trường, liên kết các nhà sản xuất, tiêu thụ…. - Đổi mới hình thức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi

W (điểm yếu)

- Các quy định liên quan đến đất đai còn nhiều hạn chế.

- Tuân thủ các quy định pháp lý về đất đai của người dân còn nhiều hạn chế.

- Ảnh hưởng đến tâm lý, lợi ích cá nhân của người dân.

- Kinh phí lớn.

WO

- Đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách cho phù hợp, có cơ chế hỗ trợ người dân tham gia tích tụ

- Tuyên truyền để người dân nắm được vai trò của tích tụ đất và các quy định về đất đai.

- Tổ chức đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động sau khi rút khỏi khu vực nông nghiệp

WT

- Tăng cường năng lực và vai trò của cơ quan Nhà nước về đất đai. - Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, các khu công nghiệp. - Áp dụng các giống cây trồng vật nuôi phù hợp, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu…

(4) Thách thức:

- Trước sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa, sự gia tăng dân số, phát triển đô thị thì đất đai ngày càng bị thu hẹp.

- Tích tụ đất nông nghiệp sẽ tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa lớn; trong khi đó, sản phẩm của ngành nông nghiệp là sản phẩm tươi sống, thời gian bảo quản ngắn nên thách thức cho ngành nông nghiệp là thị trường tiêu thụ đủ lớn hoặc phát triển ngành chế biến nông sản phẩm nông nghiệp.

- Giá sản phẩm không ổn định, dễ bị hiện tượng được mùa rớt giá.

- Tích tụ đất nông nghiệp nhằm tăng quy mô sản xuất, tuy nhiên đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp là sinh vật sống, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và có tính thời vụ, do đó thách thức lớn đối với tích tụ đất nông nghiệp là trồng cây gì? Nuôi con gì để đạt hiệu quả cao và ứng phó với sự biến đổi của khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.

- Lao động dư thừa: Người dân không còn ruộng do tích tụ đất nông nghiệp sẽ có hai phương án là làm thuê trên chính mảnh đất của mình, hoặc di chuyển ra vùng phi nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết người dân không đáp ứng được yêu cầu của vùng sản xuất phi nông nghiệp nên sẽ bị đào thải, trong khi đó tại khu vực nông nghiệp nhu cầu thuê lao động rất thấp, tạo một lượng lao động dư thừa đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 106 - 109)