Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 59)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn, phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Tổng hợp các tài liệu, số liệu về lao động, các báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý KCN tỉnh Bắc Ninh; Cục Thống kê, và một số đơn vị khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; thu thập các tài liệu khác thông qua tạp chí, sách báo, internet…

Các số liệu thứ cấp liên quan đến người lao động trong KCN (số lượng lao động trong KCN, giới tính, độ tuổi trung bình của người lao động; trình độ lao động, thu nhập trung bình của người lao động...) được thu thập thông qua các báo cáo từ Phòng Quản lý lao động - Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh.

Các thông tin số liệu về công tác quản lý Nhà nước về lao động trong KCN Quế Võ (từ năm 2015 đến năm 2017), như số doanh nghiệp tuân thủ ký HĐLĐ với người lao động; số DN thực hiện đúng HĐLĐ; số lao động được tham gia đóng BHXH; trình độ lao động, hỗ trợ ăn ca, nhà ở của DN cho người lao động, số doanh nghiệp có công đoàn cơ sở…được thu thập từ các báo cáo, số liệu thống kê của Phòng Quản lý lao động - Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Khu công nghiệp Quế Võ - Bắc Ninh hiện có 272 doanh nghiệp với quy mô sản xuất, ngành nghề khác nhau, có hai loại nguồn vốn đầu tư: trong nước

và nước ngoài, trong đó có 46 doanh nghiệp trong nước và 226 doanh nghiệp nước ngoài. Phục vụ cho nghiên cứu đề tài, Tác giả tiến hành điều tra cán bộ quản lý tại DN, người lao động, cán bộ quản lý Nhà nước về lao động.

Trong quá trình nghiên cứu khái quát về KCN Quế Võ, Tác giả tiến hành điều tra cán bộ quản lý tại DN, người lao động bằng bảng hỏi trực tiếp với nội dung chuẩn bị sẵn đánh giá về công tác quản lý của cơ quan nhà nước. Đối với cán bộ quản lý nhà nước về lao động đại diện như: cán bộ BQL các KCN, Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các nội dung quản lý, công tác triển khai các quy định, hướng dẫn được thực hiện ở KCN Quế Võ.

Bảng 3.8. Số lượng mẫu điều tra

Chỉ tiêu DN FDI DNTN Tổng

1. Số lượng DN 18 6 24

2. Cán bộ QL tại DN 18 6 24

3. Lao động 90 30 120

Nguồn: Tính toán của tác giả

a. Điều tra phỏng vấn cán bộ quản lý lao động tại các doanh nghiệp

Để đảm bảo tính đại diện, Tác giả lựa chọn 6 doanh nghiệp trong nước và 18 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tiến hành nghiên cứu. Như vậy Tác giả tiến hành chọn 24 đại diện là chủ doanh nghiệp để tiến hành điều tra.

Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp đều có một hệ thống các cấp lãnh đạo quản lý các lĩnh vực khác nhau, trong đó quản lý lao động là yếu tố quan trọng. Mặc dù vẫn đảm bảo tuân thủ đúng theo pháp luật đã quy định về lao động, nhưng các doanh nghiệp khác nhau thì các phương thức quản lý lao động cũng khác nhau. Do vậy trong mỗi doanh nghiệp Tác giả lựa chọn 1 cán bộ làm công tác quản lý lao động để điều tra phỏng vấn. Tổng số mẫu điều tra sẽ là 24 cán bộ trong 24 doanh nghiệp được lựa chọn.

Các nội dung điều tra chủ yếu bao gồm: Thông tin cơ bản về người được phỏng vấn; thông tin cơ bản về doanh nghiệp; tình hình thực hiện, chấp hành các quy định của Nhà nước về lao động của doanh nghiệp; ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý lao động về các công tác quản lý Nhà nước về lao động trong các

doanh nghiệp (ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về lao động; về công tác hỗ trợ người lao động; về công tác thanh tra, kiểm tra....).

b. Phỏng vấn người lao động

Tổng số người lao động được phỏng vấn trong 24 doanh nghiệp được lựa chọn nghiên cứu dự kiến là 120 lao động. Do số lượng lao động nữ trong KCN Quế Võ chiếm tỷ lệ cao (65,73%) ở các doanh nghiệp, đặc biệt là một số doanh nghiệp FDI... nên để đảm bảo tính đại diện trong quá trình điều tra phỏng vấn người lao động Tác giả lựa chọn 72 lao động nữ, và 48 lao động nam. Nội dung điều tra chủ yếu bao gồm: Thông tin cơ bản của người lao động, thu nhập, thời gian làm việc, các chế độ chính sách được hưởng theo quy định (BHXH, BH thất nghiệp, BHYT...), việc chấp hành các quy định về luật lao động; ý kiến đánh giá của người lao động về công tác tuyên truyền chính sách pháp luật lao động của Nhà nước; công tác hỗ trợ người lao động...).

c. Phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý Nhà nước về lao động trong KCN

Cán bộ quản lý Nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp bao gồm cán bộ Phòng Quản lý lao động - Ban quản lý các KCN; cán bộ Phòng Chính sách việc làm - Sở LĐTBXH; cán bộ Trung tâm Hỗ trợ phát triển KCN; cán bộ công đoàn các KCN. Tác giả dự kiến phỏng vấn sâu cán bộ quản lý. Nội dung phỏng vấn tập trung vào tình hình triển khai thực hiện các hoạt động quản lý Nhà nước về lao động trong KCN; những kết quả đạt được; những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động; và các giải pháp đề xuất đề hoàn thiện, tăng cường triển khai công tác quản lý Nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp KCN Quế Võ.

3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết qua các phiếu điều tra và các báo cáo, số liệu sẽ được xử lý chủ yếu bằng phần mềm Excel để tính toán, so sánh các chỉ tiêu, tìm ra được tốc độ phát triển của các chỉ tiêu. Đó cũng là cơ sở để phân tích, tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý NN về lao động cũng như DN từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý về lao động đối với DN Khu công nghiệp Quế Võ.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

a. Phương pháp thống kê mô tả

Dùng phương pháp này để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý và sử dụng lao động tại các DN, mô tả hiện trạng môi trường làm việc, các cơ chế chính sách của Nhà nước về lao động đang được áp dụng và các quyền lợi mà người lao động được hưởng.

b. Phương pháp thống kê so sánh

Từ những số liệu nghiên cứu thu thập được thông qua xử lý đem so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các năm với nhau để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác quản lý, sử dụng lao động ở DN từ đó đưa ra đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng lao động.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Thông tin chung về người lao động trong các doanh nghiệp

+ Số lao động được tạo việc làm (giới tính, lao động địa phương - lao động nơi khác .. ).

+ Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. + Tiền lương (thu nhập) bình quân/tháng.

+ Số lao động nước ngoài làm việc: được cấp giấy phép lao động/chưa, phân theo quốc gia.

- Nhóm chỉ tiêu về tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn áp dụngcác văn pháp luật về lao động

+ Số cán bộ quản lý lao động được tham gia lớp tập huấn các quy định pháp luật về lao động

+ Tỷ lệ số lao động biết về luật lao động

+ Số người lao động được tham gia lớp tập huấn các quy định pháp luật về lao động.

+ Số DN xây dựng Nội quy lao động, thoả ước lao động, hệ thống thang bảng lương.

+ Số doanh nghiệp ký HĐLĐ với người LĐ: Loại HĐLĐ

+ Tổ chức lớp đào tạo nghề cho người lao động: Số lượng lao động được đào tạo nghề, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo.

- Nhóm chỉ tiêu về công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động

+ Số lao động được tham gia BHXH, BHYT

+ Số doanh nghiệp tổ chức ăn ca cho người lao động/định mức suất + Số DN trả trợ cấp đời sống cho NLĐ (nhà ở/xăng xe...)

+ Số doanh nghiệp trả trợ cấp thâm niên, chuyên cần cho NLĐ + Các trợ cấp khác (độc hại, kỹ năng, ngoại ngữ…)

+ Số lao động được khám sức khoẻ định kỳ, số doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

- Nhóm chỉ tiêu về giải quyết các tranh chấp lao động theo quy định pháp luật

+ Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện đúng HĐLĐ. + Tỷ lệ DN vi phạm HĐLĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)