ĐVT: Người
Diễn giải NLĐ Cán bộ QL
SL CC (%) SL CC (%)
Tổng số 120 100 24 100
1. Luật lao động, việc làm, chính sách có liên quan
- Tham gia đóng góp ý kiến 85 70,83 24 100
- Không tham gia 45 29,17 0 0
2. Nội quy lao động
- Tham gia đóng góp ý kiến 94 78,33 24 100
- Không tham gia 26 21,67 0 0
3. Thỏa ước lao động
- Tham gia đóng góp ý kiến 90 75,00 24 100
- Không tham gia 30 25,00 0 0
4. Hệ thống thang bảng lương
- Tham gia đóng góp ý kiến 120 100 24 100
- Không tham gia 0 0,00 0 0,00
Có 70,83% NLĐ cho biết có tham gia đóng góp ý kiến xây dựng luật lao động, việc làm, chính sách có liên quan biết những quy định có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của NLĐ động, còn lại 29,17% NLĐ không tham gia xây dựng luật lao động, việc làm và các chính sách có liên quan bởi theo họ, số đông NLĐ đã góp ý, họ hoàn toàn đồng ý với những đóng góp ý kiến của những NLĐ trước.
Nội quy lao động được ban hành tại các DN nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ và NSDLĐ, đó cũng chính là công cụ quản lý của chủ DN để đảm bảo NLĐ nghiêm túc chấp hành các quy định, làm việc. Có 78,33% NLĐ tham gia đóng góp ý kiến về nội quy lao động, bởi hơn ai hết, họ chính là người trực tiếp tham gia sản xuất, họ hiểu rõ đặc thù, quy trình sản xuất, công việc mà họ đảm nhận, do vậy việc đóng góp ý kiến của NLĐ trong xây dựng nội quy lao động vừa đảm bảo quyền lợi của NLĐ vừa nâng cao hiệu quả sản xuất. Có 21,67% ý kiến NLĐ không tham gia xây dựng nội quy LĐ bởi họ cho rằng nội quy lao động là hợp lý, vì nội quy LĐ được ban hành phù hợp với luật LĐ và yêu cầu, đặc thù công việc sản xuất tại DN.
Thỏa ước lao động là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và NSDLĐ, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong QHLĐ. Có 75% NLĐ tham gia đóng góp ý kiến bởi họ là một trong những NLĐ trực tiếp sản xuất và tham gia tổ chức công đoàn cơ sở, có 25% NLĐ không tham gia đóng góp ý kiến về thỏa ước lao động.
Hệ thống thang bảng lương chính là quyền lợi của mỗi NLĐ tham gia làm việc tại DN. Hàng năm các DN thực hiện tổng kết đánh giá nhân viên của DN để tăng lương, do đó việc giải đáp thắc mắc của NLĐ một cách công khai cũng chính là hình thức thông báo giúp NLĐ trong DN hiểu rõ hơn cách tính trong hệ thống thang bảng lương. Theo đó 100% NLĐ và cán bộ quản lý tham gia đóng góp ý kiến để hoàn thiện hệ thống thang lương áp dụng trong DN.
4.1.5. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về lao động, pháp luật bảo hiểm xã hội và xử lý các vi phạm pháp luật lao động, giải quyết tranh chấp hiểm xã hội và xử lý các vi phạm pháp luật lao động, giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật tại KCN Quế Võ
4.1.5.1. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về lao động
Trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, người lao động luôn ở vị trị yếu thế hơn, có sự phụ thuộc và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng
lao động. Do đó, muốn tạo ra quan hệ lao động được bình đẳng hơn, pháp luật lao động đã có những quy định để bảo vệ người lao động, qua đó hạn chế sự lạm quyền của người sử dụng lao động.
Bảo vệ người lao động được hiểu là ngăn chặn mọi sự xâm hại có thể xảy ra đối người lao động khi tham gia quan hệ lao động. Với vai trò đó “Bảo vệ người lao động ” là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của luật pháp về lao động.
Pháp luật về lao động tại Việt Nam bảo vệ người lao động trên các phương diện:
- Bảo vệ việc làm cho người lao động
- Bảo vệ quyền được trả lương theo thỏa thuận
- Bảo vệ quyền được thành lập, gia nhập, hoạt động Công đoàn - Bảo vệ các quyền nhân thân của người lao động.
Để đánh giá thi hành pháp luật về lao động tại KCN Quế Võ, Tác giả đi sâu hai vấn đề: Kiểm tra môi trường làm việc của người lao động và kiểm tra việc hỗ trợ đời sống sinh hoạt của DN đối với người lao động. Công tác kiểm tra này do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Công đoàn các KCN tỉnh Bắc Ninh tiến hành thực hiện.
Thứ nhất, kiểm tra môi trường làm việc của người lao động tại KCN Quế Võ
Môi trường làm việc tốt, hiệu quả là môi trường làm việc tạo điều kiện cho người lao động phát huy thể lực, trí lực của bản thân thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, công việc được phân công đảm nhiệm. Xây dựng môi trường làm việc tốt với việc hoàn thiện đầy đủ các yếu tố về điều kiện làm việc; mối quan hệ giữa doanh nghiệp (người sử dụng lao động) với người lao động, giữa những người lao động với nhau; đáp ứng đầy đủ nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người lao động; đảm bảo thực thi nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về lao động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tạo điểm nhấn để thu hút nhân lực đến làm việc tại các doanh nghiệp Khu công nghiệp; thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững của các Khu công nghiệp.
Công tác an toàn vệ sinh lao động rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc đảm bảo an toàn lao động sản xuất, sản phẩm làm ra đạt chất lượng chuẩn xuất khẩu, có sức cạnh tranh trên thị trường và lợi nhuận tăng cao. Kết quả điều tra cho thấy, hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc
Ninh tổ chức thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ tại các cơ sở, doanh nghiệp. Kết quả thanh tra, kiểm tra 272 DN tại KCN Quế Võ năm 2017 cho thấy, có 15 DNTN và 70 DN FDI được tiến hành kiểm tra trên 2 lần/năm; hàng năm các DN được kiểm tra, đánh giá và lập báo cáo định kỳ 6 tháng và cả năm, sau đó gửi báo cáo lên sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh. Có 36 DNTN (chiếm 78,26%) và 213 DN FDI (chiếm 94,24%) chấp hành an toàn vệ sinh lao động, cung cấp đầy đủ bảo hộ lao động như giày bảo hộ, quần áo, găng tay, mũ…cho người lao động tham gia làm việc tại các DN. Tỷ lệ vi phạm về an toàn lao động không cung cấp đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho NLĐ của DNTN là 10 DN (chiếm 21,74%), của DN FDI là 13 DN (chiếm 5,75%).