Phần 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về lao động tại KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
4.1.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động tạ
QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH
4.1.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động tại KCN Quế Võ tại KCN Quế Võ
4.1.1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về quản lý lao động ở các DN
Những năm qua, bên cạnh những văn bản pháp luật chuyên ngành, việc Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về KCN, KCX, KKT; Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 9/11/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển các KCN. Các Nghị định đã quy định khá rõ ràng, đầy đủ trách nhiệm của Bộ, ngành Trung ương, UBND cấp tỉnh, thành phố và Ban Quản lý KCN trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với KCN trên nhiều lĩnh vực: quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, lao động, thương mại, hải quan… Đồng thời, Nghị định cũng đã thể hiện rõ chủ trương tăng cường phân cấp, ủy quyền trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của các cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh cho Ban Quản lý KCN; chuẩn hóa và hoàn thiện mô hình quản lý KCN, KCX theo nguyên tắc “một cửa, tại chỗ” thông qua vai trò đầu mối tại Ban Quản lý KCN trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã được phân cấp, ủy quyền.
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lao động chủ yếu thuộc quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Quốc Hội, Bộ, các cơ quan ngang bộ,…
Các cơ quan có thẩm quyền thuộc tỉnh Bắc Ninh như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh; Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh, Liên đoàn lao động tỉnh Bắc Ninh,… chủ yếu ra các quyết định nhằm hướng dẫn, triển khai thực hiện kịp thời, đúng đắn các văn bản quy phạm pháp luật về lao động trên địa bàn.
- Bộ luật Lao động năm 2012 (Luật số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam);
- Về lao động và giải quyết tranh chấp lao động
+ Thông tư số 52/2013/TT-BTC ngày 03/5/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Nghị định số 41/2013/NĐ-CP ngày 08/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật Lao động về danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.
+ Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
+ Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động.
+ Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quý và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
+ Thông tư số 08/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động.
+ Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên.
+ Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/6/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc.
+ Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
+ Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
+ Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08/1/2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quý và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
+ Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động. 14. Thông tư số 29/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động quy định tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.
+ Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 01/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ.
+ Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động (sửa đổi, bãi bỏ một số điều Thông tư số 23/2015/TT- BLĐTBXH ngày 23/6/2015).
- Ngoài ra còn một số văn bản Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh: + Quy chế hoạt động của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh + Quyết định ban hành và Quy chế phối hợp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các KCN tỉnh Bắc Ninh.
+ Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh với Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh.
+ Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh với Công an tỉnh Bắc Ninh.
+ Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh với Cục thuế tỉnh Bắc Ninh.
+ Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh với Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh.
+ Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh.
+ Biên bản ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong các KCN và Quy chế phối hợp giữa Ban quản lý các KCN Bắc Ninh Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh.
+ Quy chế Phối hợp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước và bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
+ Quy chế phối hợp Giữa Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh - Công an tỉnh Bắc Ninh trong công tác đảm bảo an ninh trật tự các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
+ Quy chế phối hợp Giữa Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh và Sở Kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh trong việc giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
+ Quy chế phối hợp Giữa Cảnh sát PC&CC tỉnh Bắc Ninh và Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh về thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
-Tiền lương
+ Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.
+ Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.
+ Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
+ Luật Bảo hiểm xã hội (Luật số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
+Nghị quyết số 39/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động;
+ Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
+ Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện. + Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
+ Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện.
+ Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội.
+ Nghị định số 44/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Nhận xét: Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trên nhằm giúp người lao động, cán bộ quản lý nắm vững các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ lao động, tạo điều kiện để người lao động được biết, được tham gia ý kiến và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng và thể hiện quyền, nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp, từng bước hình thành thói quen hành động theo pháp luật, giúp người lao động giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội theo pháp luật, tránh xung đột trong mối quan hệ với người sử dụng lao động
4.1.1.2. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động tại KCN Quế Võ
Công tác tuyên truyền pháp luật, chính sách cho NLĐ ở các KCN được Ban quản lý các Khu công nghiệp, LĐLĐ phối hợp với BHXH, Sở Lao động
Thương binh và Xã hội, Công đoàn các KCN, tổ chức công đoàn cơ sở, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, các tổ chức phi Chính phủ...tổ chức thực hiện định kỳ hàng năm. Các hình thức tuyên truyền phổ biến chủ yếu bao gồm:
- Tăng cường công tác tuyên truyền trực tiếp: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động đến mọi đối tượng, thường xuyên cập nhật, giới thiệu các văn bản pháp luật mới, các văn bản pháp luật có liên quan như: Chế độ tiền lương mới, bảo hiểm thất nghiệp, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động…
- Mở rộng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan, báo, đài, kịp thời đưa tin, bài giới thiệu những văn bản mới, cải tiến nội dung và hình thức bản tin, tăng thêm dung lượng và số lượng, phát hành sâu rộng kịp thời đến người sử dụng lao động và người lao động.
- Xây dựng các áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động ở các công trường, xí nghiệp, doanh nghiệp, khu tập thể công nhân lao động và các tụ điểm đông dân cư.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, Ban Quản lý các KCN đã cụ thể hóa các nội dung của các văn bản pháp luật để tuyên truyền, phổ biến thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc điểm từng doanh nghiệp, từng ngành nghề, lứa tuổi, điều kiện làm việc của người lao động như tập huấn, đối thoại, tọa đàm… Ngoài ra, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Công đoàn các KCN thường xuyên phối hợp tiến hành kiểm tra việc thực hiện Bộ luật Lao động và Luật BHXH tại các doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, các đoàn kiểm tra đã kết hợp tư vấn, hướng dẫn các chủ doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của Bộ luật Lao động, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp đủ điều kiện chưa có tổ chức công đoàn thì thành lập tổ chức công đoàn, thực hiện nghiêm các quy định của Bộ luật Lao động và Luật BHXH khi tham gia quan hệ lao động; đảm bảo các chế độ, chính sách cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Bảng 4.1. Công tác tuyên truyền phổ biến văn bản quy phạm pháp luật tại KCN Quế Võ
ĐVT 2015 2016 2017
1.Số đợt tuyên truyền qua đài
báo, ti vi... Lần 15 18 19
2.Số cuộc họp tuyên truyền Lần 25 26 28
3.Số lần tổ chức hội thi Lần 4 5 5
4.Số tờ rơi, băng rôn , bản tin Tờ 23000 25000 25500
Nguồn: BQL các KCN tỉnh BN (2015- 2017
Số liệu trong bảng 4.1 cho thấy, hàng năm BQL các KCN nói chung, KCN Quế Võ nói riêng đã tổ chức 15 - 19 đợt tuyên truyền pháp luật thông qua đài báo, kênh truyền hình của địa phương. Ngoài ra, cán bộ LĐLĐ các cấp phối hợp với công đoàn cơ sở các DN tổ chức khoảng 26 buổi họp tuyên truyền tại DN, 4 - 5 hội thi cho công nhân lao động tại KCN. Kết hợp với các buổi tuyên truyền, cuộc tư vấn tại kiot thông tin và tư vấn trực tiếp, tổ chức các buổi đối thoại giữa công nhân và đại diện chủ công nhân và các cơ quan chức năng của địa phương giúp công nhân được nâng cấp về nhận thức. Ngoài ra, khoảng 25000 tài liệu dưới dạng tờ rơi, băng rôn, bản tin về Luật Lao Động, Luật Công đoàn, Luật BHXH…được phát đến tay công nhân tại các DN. Như vậy, hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đưa tới công nhân bằng nhiều hình thức đa dạng, góp phần phát huy hiệu quả, nâng cao trình độ nhận thức của người lao động góp phần xây dựng môi trường làm việc và mối quan hệ hài hòa, bình đẳng, tiến bộ giữa công nhân và NSDLĐ.
Công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản, pháp luật từ cơ quan quản lý,