Phần 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về
4.3.2. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lao động đối vớ
đối với doanh nghiệp trong KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
4.3.2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chủ trương chính sách, pháp luật lao động
Tình trạng đình công trái pháp luật ở KCN Quế Võ cũng đã xảy ra, tình trạng này đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự, môi trường đầu tư tại KCN. Điều này chủ yếu là do lợi ích của công nhân, của người lao động trong các KCN không được đảm bảo hoặc do tình trạng đòi hỏi quả đáng của một số người lao động, do nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật lao động, tác phong, kỷ luật lao động còn rất nhiều hạn chế. Xét trên phương diện quản lý Nhà nước thì việc hỗ trợ nâng cao nhận thức của cả người lao động và người sử dụng lao động về ý thức, tác phong, kỷ luật, chấp hành pháp luật trong lao động là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động cho chủ sử dụng lao động, cán bộ công đoàn, người lao động để nâng cao việc thực hiện pháp luật lao động là hết sức cần thiết.
Để làm được điều này trước hết UBND tỉnh, BQL các KCN Bắc Ninh nói chung, KCN Quế Võ nói riêng, cần thường xuyên có các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các DN, nhà đầu tư, thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý lao động. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động của tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh và KCN Quế Võ cần phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về lao động, về ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như hệ thống loa đài truyền thanh địa phương, tờ rơi, pano, áp phích… Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động cần được đưa vào chương trình công tác hàng quý của BQL các Khu công nghiệp và Liên đoàn lao động. Bên cạnh nội dung về nâng cao ý thức
trách nhiệm chấp hành pháp luật lao động, cũng cần khuyến khích đưa thêm các nội dung tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa công nhân vào hoạt động quản lý doanh nghiệp và nội dung thỏa ước lao động tập thể ở các doanh nghiệp. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết và kỹ năng tổ chức các hoạt động về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ công đoàn ở các doanh nghiệp cũng cần được quan tâm hơn nữa. Ngoài ra việc xây dựng mô hình điểm và nhân rộng mô hình điểm về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; kịp thời biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến và kiến nghị xử phạt nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật lao động cần được tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Công đoàn cấp trên cần định hướng cho công đoàn cơ sở định kỳ, tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ nữ công, sinh hoạt cộng đồng, thi đua sản xuất giỏi, khéo tay hay làm… lồng ghép tuyên truyền về Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật BHXH cho đoàn viên, người lao động tại đơn vị. Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động tuyền thông, tư vấn chính sách BHXH, BHYT, BHTN trực tiếp cho công nhân vào “Tháng Công nhân” hàng năm. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện Đề án tuyên truyền, PBGDPL của tỉnh LĐLĐ tỉnh phối hợp cùng với Sở Lao động thương binh và xã hội, BHXH tỉnh, Sở Tư pháp,….để tổ chức các buổi tuyên truyền, nói chuyện, giao lưu, sinh hoạt chuyên đề, hỏi đáp có thưởng về pháp luật, những quy định liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động như Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn; Luật BHXH, Luật BHYT… nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật lao động của người lao động và người sử dụng lao động. Đồng thời, các cấp Công đoàn đã chủ động tuyên truyền, phản ảnh tiếng nói người lao động trên các kênh thông tin của Công đoàn như: Bản tin Công đoàn, Chương trình Truyền hình, phát thanh Công đoàn, trang thông tin điện tử Công đoàn…
BQL cần kiên quyết yêu cầu báo cáo tình hình sử dụng lao động định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và hàng năm đối với các DN trong KCN. Đổi mới cách thức quản lý lao động để công tác quản lý lao động đạt hiệu quả tốt nhất. Đối với các doanh nghiệp không thực hiện chế độ báo cáo sẽ áp dụng biện pháp: không hỗ trợ doanh nghiệp khi có tranh chấp lao động tập thể, cá nhân; thông qua quá trình thụ lý hồ sơ của doanh nghiệp thì đôn đốc, nhắc nhở; thực hiện chế độ kiểm tra đột xuất (khi cần thiết) để nắm bắt tình trạng hoạt động của doanh nghiệp. Bổ sung, kết hợp các hình thức đôn đốc công tác quản lý Nhà nước đối với doanh
nghiệp là: qua điện thoại, công văn gửi trực tiếp, hệ thống mail, báo cáo trực tuyến, tiếp và làm việc với cán bộ của doanh nghiệp thông qua việc giải quyết các thủ tục hành chính…
Để nâng cao hiệu quả công tác thực hiện nhiệm vụ QLNN về LĐ ở các DN thì Nhà nước, các bộ, ban ngành cần có các giải pháp, giải thích cụ thể thông qua các văn bản dưới luật, thông tư hướng dẫn…nhằm triển khai tới các đối tượng NLĐ, NSDLĐ một cách nhanh chóng và hiệu quả công tác quản lý lao động tránh tình trạng hướng dẫn chung chung hoặc phân cấp không rõ ràng, chồng chéo. Đặc biệt là công tác trả lời đơn thư, kiến nghị của doanh nghiệp phải được quan tâm và phúc đáp kịp thời.
4.3.2.2. Tăng cường công tác dự báo cung cầu nguồn lao động gắn đào tạo nghề cho các doanh nghiệp trong KCN
Trước thực trạng phát triển ngày càng nhanh của các KCN trên địa bàn tỉnh, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã thực hiện lập quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của các KCN thời kỳ 2015 - 2017 và định hướng đến năm 2020. BQL các KCN tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các đơn vị có liên quan cần dự báo chính xác cung cầu nhân lực cho các KCN của tỉnh Bắc Ninh nói chung, của KCN Quế Võ nói riêng, cụ thể cho từng ngành nghề, từng loại trình độ, thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể đảm bảo đội ngũ người lao động trong KCN có trình độ khoa học kỹ thuật cao, có ý thức kỷ luật tốt, đủ sức tiếp thu những thành tựu của khoa học hiện đại, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập là yêu cầu cấp bách hiện nay. Các giải pháp cụ thể bao gồm:
- Ban quản lý cần xây dựng kế hoạch, quy hoạch nguồn nhân lực của các doanh nghiệp KCN theo từng năm, từng thời kỳ sát với thực tế để có dự báo chính xác, đáp ứng cho công tác chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai. Quy hoạch nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng: Về nguyên tắc, việc quy hoạch nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng cần được thực hiện trên cơ sở xác định số lượng lao động trong độ tuổi lao động hàng năm, các giai đoạn của tỉnh và sự gia tăng dân số cơ học của tỉnh. Cùng với đó là sự theo dõi, nắm bắt chặt chẽ tốc độ tăng dân số cơ học của tỉnh hàng năm. Tốc độ tăng dân số cơ học được tính toán qua công tác điều tra, theo dõi, tốc độ đô thị hoá của tỉnh...Bên cạnh đó cần mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nguồn lao động thông qua
phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương, phối hợp với các tỉnh bạn và mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế.
- Giao cho Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh phối hợp với Trường đào tạo nghề liên kết hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp dưới dạng góp vốn bằng tiền và cơ sở vật chất kỹ thuật. Các kỹ sư, chuyên viên giỏi của các doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp có thể tham gia giảng dạy để đào tạo chuyên gia, công nhân lành nghề theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.
- Tăng cường kinh phí từ nguồn chi ngân sách tỉnh cho hỗ trợ việc thành lập các cơ sở đào tạo; hỗ trợ công tác đào tạo nâng cao chất lượng lao động cho các KCN. Hỗ trợ việc tiếp cận các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi. Tăng cường thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài (ODA, FDI…) xây dựng cơ sở, hệ thống trường đào tạo ở Việt Nam.
- Giao Sở Lao động - TB và Xã hội, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh phối hợp với các địa phương giám sát chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đào tạo nghề cho người lao động và được hưởng số kinh phí hỗ trợ do đào tạo nghề cho lao động người địa phương.
- UBND tỉnh cần chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo với các nội dung sau:
+ Ban quản lý các KCN cần đẩy mạnh công tác điều tra, tổng hợp, phân loại danh mục ngành nghề chủ yếu trong các DN KCN Bắc Ninh và các yêu cầu về chất lượng, trình độ, tiêu chuẩn của lao động.
+ Chỉ đạo và giao nhiệm vụ thành lập một cơ quan chuyên chăm lo phát triển nguồn lao động giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố, thị xã…,đặc biệt là việc đào tạo định hướng cho học sinh phổ thông trung học.
+ Quyết định cơ chế và theo dõi, chỉ đạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp - nhà trường - người lao động đi đúng hướng, hiệu quả. Hỗ trợ kinh phí bằng nhiều hình thức cho 3 đối tượng trên để thực hiện tốt quá trình đào tạo nguồn lao động, phấn đấu lao động có trình độ cao trong các KCN cố gắng được khoảng 35 - 40%trêntổng số lao động vào năm 2018 - 2022, phục vụ mục tiêu xây dựng các KCN Bắc Ninh phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực.
+ Cải thiện các thủ tục hành chính để tạo cơ chế “minh bạch, thông thoáng”; nâng cao thứ hạng trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh với các tỉnh, thành.
- Hỗ trợ nâng cao nhận thức của NLĐ: cần triển khai hoạt động tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao ý thức, tác phong, kỷ luật trong lao động nhằm hạn chế, đẩy lùi các mặt yếu thường thấy của NLĐ trong các DN hiện nay. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của NLĐ để NLĐ thấy rõ thành công trong lao động sản xuất không chỉ ở kỹ năng thuần thục cá nhân mà còn là sự phối hợp tập thể, là kỷ luật khắt khe của DN. Nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng, chuyên môn của NLĐ đáp ứng được yêu cầu của NSDLĐ góp phần hoàn thiện công tác quản lý LĐ trong các DN ở KCN Quế Võ.
- Đầu tư nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề trên: Cần đầu tư nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung, huyện Quế Võ nói riêng; tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư thành lập và xây dựng các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Hoàn thiện chính sách thu hút lao động là người địa phương về làm việc tại các DN KCN Quế Võ khi tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học.
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề: Đào tạo nghề có thể được triển khai thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như thông qua các trường lớp chính quy và phi chính quy, công lập và ngoài công lập, dài hạn và ngắn hạn, ở thành thị và đặc biệt là ở nông thôn nhằm cung cấp lao động cho các KCN trên địa bàn tỉnh nói chung và KCN Quế Võ nói riêng. Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm: cần tăng cường thông tin thị trường lao động để gắn đào tạo với giải quyết việc làm; hỗ trợ tư vấn cho người lao động lựa chọn nghề học, hình thức và nơi học nghế; tư vấn pháp luật lao động liên quan đến đào tạo và việc làm để người lao động có thể tìm được việc làm sau khi học nghề.
4.3.2.3. Tăng cường công tác quản lý thông tin về lao động, thị trường lao động, môi trường sống của người lao động trong doanh nghiệp
- Công tác quản lý thông tin về lao động, thị trường lao động
Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho Sàn giao dịch việc làm và hệ thống các cơ sở phát thanh, truyền hình từ tỉnh đến cơ sở: Xây dựng mối liên kết sâu rộng giữa các trung tâm giới thiệu việc làm với các doanh nghiệp để khai thác thông tin nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn. Tăng cường
công tác phối hợp với các chính quyền, đoàn thể địa phương, các trung tâm giới thiệu việc làm trong và ngoài tỉnh để khai thác có hiệu quả thông tin về nguồn lao động cung ứng cho các doanh nghiệp. Cập nhật và đăng tải kịp thời các thông tin về đăng ký việc làm và thông tin nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên trang Website việc làm Bắc Ninh, Website việc làm thanh niên Bắc Ninh.
- Công tác quản lý môi trường sống của người lao động
+ Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực đối với các doanh nghiệp Khu công nghiệp, đặc biệt là bảo vệ môi trường và thực hiện các quy định của pháp luật về lao động.
+ Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các trường, trung tâm đào tạo nghề, các công trình phúc lợi công cộng, kết cấu hạ tầng xã hội ngoài hàng rào (nhà ở, bệnh viện, trường mầm non…) phục vụ nhu cầu cho người lao động.
+ UBND tỉnh chỉ đạo việc thành lập tiếp các đồn công an tại các KCN nhằm đảm bảo tốt tình hình an ninh trật tự tại các KCN, theo đó: Các Công ty đầu tư phát triển hạ tầng các KCN bố trí quỹ đất và hỗ trợ kinh phí để xây dựng và đầu tư trang thiết bị cho các đồn công an tại các KCN; tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng các đồn công an;
+ Chỉ đạo và thực hiện hỗ trợ việc triển khai hoàn thiện các công trình hạ tầng xã hội như trung tâm y tế, nhà ở, trường học, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí...phục vụ người lao động:
* Chỉ đạo tiếp tục thực hiện cải cách các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư triển khai đầu tư xây dựng;
* Quy hoạch và bố trí quỹ đất để thực hiện các dự án này.
* Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng các công trình này thông qua miễn, giảm tiền thuê đất; hỗ trợ đầu tư các hạng mục ngoài hàng rào;
* Hỗ trợ việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để thực hiện đầu tư; tỉnh cũng có thể hỗ trợ vốn đầu tư thông qua việc cho vay ký quỹ bảo lãnh từ quỹ bảo lãnh đầu tư của tỉnh;
* Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên doanh, liên kết và thực hiện các hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác để thực hiện dự án;
* Thực hiện xã hội hóa việc giải quyết nhà ở cho người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp hiện đang sử dụng nhiều lao động.
* Động viên khuyến khích các Doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp hỗ trợ xây dựng, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng đường, sửa chữa nâng cấp đường giao thông liên thôn, liên xã từ Khu công nghiệp đến các khu dân cư xung quanh Khu công nghiệp.