Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với lao động trong Khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 34)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với lao động trong Khu

Khu công nghiệp

2.1.5.1. Các chính sách của Nhà nước và của địa phương

Chế độ, chính sách chung của Nhà nước ảnh hưởng sâu sắc đến quản lý Nhà nước về lao động trong KCN, nên để thực hiện mục tiêu phát triển KCN nói chung, duy trì và phát triển lực lượng lao động nói riêng thì Nhà nước phải chú ý đến khía cạnh xây dựng và phát triển chính sách về quản lý lao động, lao động, người sử dụng lao động sao cho chúng không trái chiều với các quy định khác. Quản lý Nhà nước về lao dộng trong chính sách chung được hiểu là các nội dung về quản lý con người, quản lý chủ thể sử dụng lao động…, phục vụ mục tiêu chung là tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế nhằm thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp. Điều quan trọng là chính sách quản lý Nhà nước về lao động phải đảm bảo đạt mục tiêu đề ra của Nhà nước nhưng cũng phải đảm bảo tính hấp dẫn với nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiêp.

- Bộ Luật lao động: Bộ Luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất, bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên trong thực tế các cơ quản lý Nhà nước về lao động vẫn gặp không ít những khó khăn trong quá trình áp dụng luật lao động để giải quyết các vụ việc tranh chấp, xung đột giữa cá nhân, tập thể người lao động trong doanh nghiệp KCN. Vì vậy, cần nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện pháp luật về lao động, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới và kịp thời giải quyết những phát sinh, đảm bảo quyền lợi của người lao động và tránh tình trạng “lách luật” của doanh nghiệp.

- Luật BHXH: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội giữ vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội và tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mục tiêu cơ bản của bảo hiểm xã hội là:(i) Ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro về sức khỏe, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, mất việc làm… sớm phục hồi sức khỏe, việc làm, góp phần duy trì và phát triển nguồn lao động cho nền sản xuất xã hội; (ii) Tạo sự an tâm, tin tưởng của người lao động khi về già có thu nhập ổn định sau cả cuộc đời lao động.

- Các Nghị định, Thông tư, văn bản quy phạm pháp luật quy định về KCN, lao động: Nghị định số 29/2008/NĐ - CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ; Nghị định số 164/2013/NĐ - CP ngày /11/2013 của Chính phủ; Nghị định số 45/2013/NĐ - CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ; Nghị định số 102/2013/NĐ - CP của Chính phủ…

2.1.5.2. Năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, doanh nghiệp, tổ chức công đoàn, người lao động

- Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động

Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp địa phương bao gồm UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và XH, Ban quản lý các KCN và các đơn vị khác có liên quan, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân cấp, ủy quyền của UBND

cấp tỉnh. Năng lực của các cơ quan này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thông qua việc ra quyết định hay thực hiện quyết định quản lý.

Ủy ban nhân dân tỉnh có ảnh hưởng lớn trong việc ban hành và giám sát thực hiện quy chế phối hợp giữa Ban quản lý các KCN với các sở ban ngành liên quan quyết định chất lượng quản lý Nhà nước về lao động đối với doanh nghiệp KCN. Tỉnh chính là cấp tổ chức và phối hợp các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng lao động cho KCN. Tỉnh cũng tiến hành kiểm tra giám sát việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong thẩm quyền và thực hiện các nghĩa vụ của Nhà nước đối với các chủ đầu tư và người lao động trong KCN… Nếu việc phối hợp không tốt thì dù quyết tâm đến đâu quản lý Nhà nước cũng sẽ không hiệu quả. Ngược lại quy chế phối hợp rõ ràng, hiệu lực phối hợp cao, tiến độ phối hợp nhịp nhàng sẽ làm cho công tác quản lý Nhà nước thích ứng nhanh và hiệu quả cao hơn. Chính vì thế, sự quan tâm và năng lực giải quyết các vấn đề này của cấp tỉnh ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng và kết quả quản lý Nhà nước đối với KCN (Vũ Minh Tiến, 2011).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động...về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Hiện nay, theo phân cấp quản lý, UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện ủy quyền trực tiếp cho Ban quản lý các KCN trong việc ra quyết định và quản lý trực tiếp lao động trong KCN. Chính vì vậy, cần nâng cao năng lực và trình độ của cán bộ quản lý, đào tạo cán bộ có chuyên môn sâu, thường xuyên theo dõi và kiểm tra quá trình thực hiện pháp luật, chính sách về lao động của các doanh nghiệp....

Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về lao động đối với các doanh nghiệp KCN. Đây là cơ quan trực tiếp hay gián tiếp ban hành các chính sách, chế độ, đồng thời thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động về quản lý lao động tại các doanh nghiệp. Bởi vậy, sự am hiểu của cán bộ quản lý về ngành nghề lĩnh vực mình quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nắm bắt tình hình của họ với lĩnh vực đó, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc cán bộ

quản lý đó có phân tích và đưa ra được những kết luận đúng đắn hay không, có dự thảo ra được những chính sách quản lý đúng đắn hay không? Thêm vào đó, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc họ có thực hiện quản lý đúng theo lương tâm trách nhiệm hay không?

- Doanh nghiệp Khu công nghiệp

Doanh nghiệp KCN là đơn vị, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào các KCN tập trung của tỉnh theo quy định của pháp luật; trực tiếp quản lý và sử dụng người lao động, đồng thời thực hiện các quy định và hướng dẫn của pháp luật về lao động. Các loại hình doanh nghiệp khác nhau có cách thức tổ chức quản lý, sử dụng lao động khác nhau. Vì vậy, bộ máy làm công tác hành chính, nhân sự đòi hỏi phải có năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm cũng như sự am hiểu các quy định của pháp luật về lao động, sử dụng lao động, xây dựng các thức tổ chức và sử dụng lao động phù hợp, hiệu quả.

- Công đoàn cơ sở trong KCN

Được thành lập theo quy định của Luật Công đoàn và pháp luật có liên quan, tổ chức và hoạt động trong các KCN. Năng lực quản lý của các cán bộ công đoàn cơ sở trong KCN có ảnh hưởng đặc biệt lớn đến công tác quản lý Nhà nước về lao động trong doanh nghiệp. Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

Tổ chức công đoàn các cấp tham gia với cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp và tổ chức đại diện người sử dụng lao động để trao đổi, giải quyết các vấn đề về lao động (Luật công đoàn, 2012).

- Lao động

Trong xu thế hội nhập và phát triển, vai trò của đội ngũ công nhân, người lao động ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, thực tế cũng đòi hỏi nhiều hơn ở lực lượng lao động, lực lượng sản xuất trong các đơn vị, doanh nghiệp. Một vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng khiến các cơ quan quản lý, các Doanh

nghiệp, chủ sử dụng lao động dành sự quan tâm lâu nay, đó là ý thức, trách nhiệm của người lao động trong quá trình lao động sản xuất.

Trong doanh nghiệp tại KCN, phần lớn người lao động đều xuất thân từ những vùng nông thôn sản xuất nông nghiệp, trình độ thấp, thiếu hiểu biết các quy định của pháp luật nên lối làm việc tự do, tác phong thiếu chuyên nghiệp đã ăn sâu vào mỗi người. Vì vậy công tác quản lý lao động của các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn, tuyên truyền, chỉ đạo người lao động tuân thủ, chấp hành những quy định của luật pháp và DN. Có thể nói, người lao động, chất lượng lao động là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Lao động có tay nghề nhưng thiếu ý thức trách nhiệm, tinh thần kỷ luật thì hiệu quả công việc cũng không cao. Chính vì vậy, xây dựng doanh nghiệp luôn gắn với hệ thống quy chế, quy định cụ thể về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất an toàn lao động và vệ sinh lao động.

2.1.5.3. Quy mô của khu công nghiệp và của doanh nghiệp

- Khu công nghiệp

Quy mô KCN càng lớn, số lượng doanh nghiệp càng nhiều thì cần càng nhiều lao động nên công tác quản lý về lao động sẽ phức tạp hơn. Nhìn chung, mỗi KCN đều có quy mô và cách quản lý lao động khác nhau. Các doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCN gồm cả trong nước và ngoài nước với nhiều ngành nghề, lĩnh vực sản xuất khác nhau.

- Doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ đều ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về lao động trong KCN, doanh nghiệp càng lớn, số lượng lao động càng nhiều thì công tác quản lý càng phức tạp. Bên cạnh đó, trình độ lao động, quê quán, giới tính, quốc tịch của người lao động là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ trong công tác quản lý của cán bộ quản lý Nhà nước về lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lao động tại khu công nghiệp quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)