Các từ ngữ chuyên dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác phẩm văn học ở việt nam) (Trang 26 - 30)

CÁC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI NGỜ VỰC TRONG TIẾNG ANH

2.3.1. Các từ ngữ chuyên dùng

Biểu thức ngôn hành là dấu hiệu ngữ pháp – ngữ nghĩa của các hành vi tại lời. Nhờ các biểu thức ngôn hành chúng ta nhận biết được các hành vi ở lời. Biểu thức ngơn hành có thể là biểu thức ngôn hành tường minh với sự xuất hiện của động từ ngôn hành hoặc biểu thức ngôn hành hàm ẩn. Mỗi biểu thức ngôn hành được đánh dấu bằng các dấu hiệu chỉ dẫn nhờ những dấu hiệu này mà các biểu thức ngôn hành phân biệt với nhau. J. Searle gọi các dấu hiệu này là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời: Đó là những từ ngữ chuyên dùng

trong biểu thức ngôn hành; các kiểu kết cấu; trọng âm, ngữ điệu.

Những từ ngữ chuyên dùng để biểu đạt hành vi tại lời ngờ vực là những từ ngữ như: really, sorry, pardon, yeah, sir, impossible, possible, rubbage, nonsense .... bên cạnh đó cịn có các từ được láy lại để biểu đạt hành vi ngờ vực của người nói trong giao tiếp.

Trước hết phải kể đến phó từ really. Phó từ này biểu đạt một hành vi

ngờ vực, nhưng mức độ khơng cao lắm, người nói ngồi việc nghi ngờ cịn tỏ ra ngạc nhiên trước sự vật hành động được nghe:

A: Wow, that’s hot! What was the food like? B: It was awful. I couldn’t eat it.

A: Really!

B: Yes. it was always cold and badly –cooked.

[English File one ] Khi nghe B nói là đồ ăn rất chán, anh ta khơng thể nuốt nổi thì A cảm thấy ngạc nhiên, nghi hoặc, A nói “really” - thế à, chúng ta có thể thấy ở đối thoại này mức độ nghi ngờ của A không cao. Ở đối thoại sau đây chúng ta cũng thấy ý nghĩa ngờ vực mà người nói biểu đạt bằng từ really là khơng cao:

A: Are weekends a special time in any way? Are they for families or time to relax or ..

B: Well, I don’t think they’re as special as for you in the west. On Saturday a lot of people work. Children are at school, at least until 1 o’clock and ....

A: Really?

B: Yes, ... [Headway- Intermediate]

Trong đối thoại trên đây của 2 người, việc học sinh phải học ở trường đến tận một giờ chiều tuy có hơi lạ nhưng khơng phải là khơng thể có khả năng xảy ra, bởi thế nên người nghe chỉ thể hiện sự nghi hoặc của mình với mức độ thấp bằng phó từ “really” – thế à? Và người kia khẳng định lại rằng những gì anh ta kể ra trước đó là hồn tồn đúng - Yes

Cũng tương tự như vậy ở ví dụ sau đây:

A: Do you have any brothers and sisters, Steven? B: No brothers. I wish I did. But I’ve got three sisters. A: Really!

B: Yeah. And I’m the youngest. A: Poor you

[Basic Tactics Listening] Nhưng nếu chúng ta quan sát các biểu đạt kết hợp giữa really và một câu cảm thán, thì sẽ thấy là mức độ nghi ngờ đã có sự thay đổi, nghĩa là có

chiều hướng gia tăng thêm. Thậm chí có khi người nghe phải đưa ra thêm

bằng chứng nếu muốn thuyết phục hay chứng minh là mình đúng. Bằng việc sử dụng phương thức biểu đạt này, người nói muốn đưa ra giải thích vì sao mình lại có thái độ nghi ngờ trước phát ngôn của người khác như vậy. Hãy quan sát đoạn hội thoại dưới đây giữa một nhân viên bán hàng và khách hàng:

Khách hàng: ……… a kilo of apples, please. Người bán hàng: I don’t sell apples

Khách hàng: Really? That’s strange!

Đồng thời với việc sử dụng phó từ để diễn tả sự nghi ngờ của mình người bán hàng trong hội thoại trên cịn kèm thêm một lời nhận xét “thế thì lạ

thật” – that’s strange” để giải thích rõ hơn tại sao mình lại có thái độ nghi

ngờ như vậy khi nghe người bán nói.

Ví dụ khác: Ai cũng biết món spaghetti là món ăn truyền thống của nước Ý, nhắc đến nước Italia là người ta nhắc đến món ăn này, hoặc nhắc đến món ăn này là người ta nhắc đến nước Italia. Giống như nhắc tới “phở” là tất cả mọi người đều nghĩ đến Việt Nam là nơi sản sinh ra món ăn đặc sản đó. Chính thế nên mới có người tỏ ra nghi ngờ khi nghe một phát ngôn rằng Marco Polo (một nhà thám hiểm và thương nhân Italia) mang món spaggetti này từ Trung Quốc về Italia:

A: Did you know that Marco Polo brought spaghetti back from China? B: Really? He didn’t? That’s incredible!

A: Well, it’s true.

[Headway – Elementary] Lời nhận xét “That’s incredible” – không thể tin được đã làm tăng thêm mức

độ nghi ngờ mà phó từ really biểu đạt.

Ngồi ra, phó từ really cịn được sử dụng kết hợp với một câu nghi vấn nữa để nhằm tìm kiếm thêm thơng tin, bằng chứng xác thực của sự việc, hành

động được nêu, do vậy mức độ ngờ vực mà really biểu đạt đã có sự gia tăng nếu ta đem so sánh với ý nghĩa biểu đạt chỉ bẳng phó từ really mà khơng có sự kết hợp với kết cấu nào khác.

Ví dụ 1:

A: Well, you must remember that winter lasts from October to April. In summer we go to the Black Sea, and in autumn something that is very popular is picking mushrooms.

B: Really! And where do you do that?

A: In the suburbs, in the fields, in the woods around the town, everywhere.

Vì vẫn cịn chưa tin rằng người ta lại có thể đi hái nấm vào mùa thu nên B sau khi biểu đạt thái độ nghi hoặc của mình, đã hỏi thêm rằng “Hái nấm ở đâu?” – Where do you do that?. Nếu phát ngôn của A là một câu chuyện

khơng có thực, chỉ do A tưởng tượng ra thì lập tức anh ta sẽ bị lúng túng trước câu hỏi này, nhưng rõ ràng là hành động hái nấm của A là có được thực hiện nên anh ta nêu ra bằng chứng ngay khơng do dự: Đó là ở “the suburbs, in the fields, in the woods around the town, everywhere”

Ví dụ 2: Đối với các nước phát triển, nhà hay căn hộ thường có vài phịng. Họ khơng tin, hoặc rất ngạc nhiên khi nghe nói rằng nhà chỉ có một phịng, mọi sinh hoạt như ăn, ngủ, tiếp khách đều chỉ được thực hiện trong một không gian. Bởi vậy nên mới có đoạn thoại sau trong tiếng Anh:

A: What’s your apartment like, Ken?

B: It’s comfortable, but it’s pretty small. it’s only got one room. A: Really! Don’t you have a bedroom?

B: No, I sleep in the living room

[Basic Tactics Listening] Nếu đặt đoạn thoại này trong ngữ cảnh văn hóa của Việt nam thì việc người ta có nhà mà mọi sinh hoạt chỉ diễn ra trong một không gian là điều khá phổ biến, chẳng có gì mà phải nghi ngờ bàn cãi gì cả. Như chúng ta đã biết, từ vựng của ngôn ngữ là nơi bộc lộ rõ nhất bản sắc văn hóa của dân tộc. Về mặt nội dung, từ ngữ khơng chỉ đơn thuần chứa đựng khái niệm mà cịn gợi lên ý thức con người tổng thể các trí thức gắn liền với từ đó. Ngữ nghĩa của từ ln ln gắn liền với văn hóa dân tộc. Để hiểu một ngơn ngữ cần phải hiểu cả nền văn hóa dân tộc gắn liền với từ đó và quan sát nghiên cứu một hiện tượng ngôn ngữ phải đặt nó trong ngữ cảnh văn hóa của nó. Phát ngơn trên chỉ là biểu đạt của hành vi ngôn ngữ nghi ngờ khi nó được đặt trong tri thức về tự nhiên xã hội của người Anh hay người Mỹ.

Nếu kèm theo kết cấu nghi vấn really là một câu phủ định thì mức độ

nghi ngờ là lớn nhất trong loạt biểu đạt hành vi nghi ngờ có sử dụng phó từ

phủ nhận, khi đó người đối thoại sẽ phải đưa ra thêm những luận cứ để nhằm

thuyết phục người nghe tin tưởng vào sự việc được nêu ra:

A: Look at the article about teeth. B: Teeth? What does it say?

A: Well, apparently they’ve found a cure for tooth decay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác phẩm văn học ở việt nam) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)