Ngữ điệu, trọng âm, thanh điệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác phẩm văn học ở việt nam) (Trang 105 - 107)

- Nhưng anh đương ốm thế này thì về làm sao?

3.3.3 Ngữ điệu, trọng âm, thanh điệu

Đối với những ngơn ngữ như tiếng Anh, trọng âm đóng một vai trị rất quan trọng. Cịn trong tiếng Việt và các ngơn ngữ có thanh điệu khác, vai trò của trọng âm bị "mờ nhạt" đi trước sự tồn tại của thanh điệu (Thanh điệu là sự

nâng cao hoặc hạ thấp “giọng nói” trong một âm tiết có tác dụng khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị) [ngonngu.net]. Tuy nhiên, sẽ là khơng đúng nếu

có thái độ cực đoan cho rằng tiếng Việt hồn tồn khơng có trọng âm.

Trong tiếng Việt, trọng âm được nêu bật chủ yếu bằng cách tăng cường trường độ của nguyên âm. Nói cách khác, trọng âm của tiếng Việt là trọng âm lượng. Ngonngu.net dẫn ra những ví dụ sau đây để mơ tả trọng âm của tiếng Việt: “Tiếng Việt có một số từ khơng bao giờ mang trọng âm, ví dụ từ "cái"

(loại từ). Tuy nhiên, có những từ trọng âm được thể hiện khá rõ, ví dụ: "cà

khẳng cà khiu", "toé toè loe". Tuyệt đại đa số các thực từ đều mang trọng âm.

Có những cặp từ đối lập, trong đó trọng âm là tiêu chí khu biệt duy nhất. Ví dụ "cho", "để" là động từ:

Tơi cho anh quyển sách Nó để khăn lên bàn

với "cho", "để" là hư từ ("quét cho sạch"; "nói để anh hiểu"). Có những từ đa

tiết, nếu đặt sai trọng âm thì từ đó bị phá vỡ, mỗi âm tiết thành một từ riêng biệt, ví dụ: "bảo với" (= "nói theo") và "bảo" (động từ) + "với" (giới từ)”

Như vậy, nếu như ngữ điệu là đặc trưng của câu, trọng âm là đặc trưng của từ thì thanh điệu là đặc trưng của âm tiết.

Như đã đề cập trong phần ngữ điệu của tiếng Anh ở chương 2, do phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ dừng lại ở dạng văn bản, nên chưa thể thu thập được những dẫn chứng rõ nét về cách sử dụng ngữ điệu, trọng âm (dẫn chứng rõ nhất về ngữ điệu và trọng âm là ngôn ngữ sử dụng âm thanh). Nhưng những quan sát qua các ví dụ về cách biểu đạt hành vi nghi ngờ, chúng ta cũng có thể thấy rõ rằng, vai trò của trọng âm trong tiếng Việt trở nên mờ nhạt do ngôn ngữ tiếng Việt là một ngơn ngữ có thanh điệu.

Một bằng chứng nữa cho thấy sự mờ nhạt của trọng âm từ trong tiếng Việt là chúng ta khơng thấy một hình thức nào biểu đạt trọng âm của từ trong câu. Điều này khác với tiếng Anh vì chúng ta tìm thấy cách thể hiện trọng âm từ trong một câu của người Anh. Đó là việc họ viết in hoa những từ, ngữ có trọng âm của câu. Ngữ điệu của tiếng Việt cũng không được quy định rõ như tiếng Anh (ở tiếng Anh có quy định rằng tất cả các loại câu hỏi đảo Yes/No, câu hỏi đuôi Tag questions đều phải lên giọng ở cuối câu hỏi). Ngữ điệu của câu trong tiếng Việt phụ thuộc vào thái độ quan điểm của người nói mà đi lên hoặc đi xuống ở cuối câu.

Tuy ngữ điệu và trọng âm không rõ nét trong tiếng Việt, nhưng bù lại, tiếng Việt có 6 thanh điệu. Đây là đặc điểm mà tiếng Anh khơng có. Thanh điệu trong tiếng Việt là loại trong đó các thanh phân biệt với nhau bằng sự di chuyển cao độ từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp. Chúng được miêu tả như những đường cong lên xuống. Thanh điệu cao thấp khác nhau đi liền với nhau thường có ảnh hưởng lẫn nhau. Thanh cao đi trước, thanh thấp đi sau thì thanh thấp sẽ bắt đầu hơi cao hơn lệ thường. Ngược lại thanh cao đi sau thanh thấp thì sẽ bắt đầu thấp hơn lệ thường. Sự lên xuống trong mỗi âm tiết do thanh điệu mang lại đã làm hạn chế ngữ điệu (tức sự thay đổi cao độ trong câu) của tiếng Việt.

3.4. Các chiến lƣợc giao tiếp – Phép lịch sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác phẩm văn học ở việt nam) (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)