Có đích khơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác phẩm văn học ở việt nam) (Trang 96 - 98)

- Ðích xác rồi. Chính Quyền đưa cái thư điều đình cho chúng tơi xem.”

Ví dụ khác: Khi Nghĩa [“tôi cũng không hiểu tại làm sao” - Nguyễn Công Hoan], ăn vụng trong giờ làm việc và bị sếp phát hiện, anh chối :”Tơi khơng ăn gì cả”. Ơng sếp khơng tin, ơng “trợn mắt hỏi: Có thực ơng khơng ăn

không?

Kết cấu câu nghi vấn là một câu trần thuật

Đó là kiểu kết cấu sử dụng một câu trần thuật cấu trúc S + V + O.. làm một câu nghi vấn. Dạng kết cấu này có ý nghĩa biểu đạt tương tự như câu nghi vấn với à. Nghĩa là kết cấu này biểu đạt một hành vi ngờ vực kết hợp phỏng đoán, câu trả lời cho loại kết cấu này là có/phải hoặc khơng.

Ví dụ:

Nga thống thấy mắt chàng đỏ ngầu và ướt lệ; nàng vừa thương hại vừa ngờ vực:- Cậu đi việc quan?

- Phải, phải... vâng, việc rất cần.

Nếu ta thử thêm à vào cuối câu nghi vấn của nhân vật Nga trong ví dụ

trên thì có thể thấy là mức độ phỏng đốn, nghi ngờ của nhân vật khơng thay đổi. Tuy nhiên sắc thái nghĩa sẽ thay đổi nếu ta thử thêm hả vào cuối câu: vì

trong tiếng Việt hả chỉ được dùng ở cuối câu nghi vấn khi người hỏi ở vị trí

cao hơn người nghe (nhiều tuổi hơn hoặc vị trí xã hội cao hơn), nếu đặt phát ngôn trên đây trong ngữ cảnh thời phong kiến ở Việt Nam việc Nga hỏi chồng bằng câu nghi vấn với hả ở cuối câu sẽ bị coi là xấc xược. Thái độ xấc xược sẽ hoàn toàn biến mất nếu Nga thêm từ từ xưng hô - cậu vào sau hả: Cậu đi việc quan, hả cậu?)

Tương tự như thế, trong ví dụ sau đây: Tiếng "được" lạnh lùng, Lạc nghe

rùng mình. Gió thổi vẫn mạnh, nước chảy vẫn dữ, trời mỗi lúc một đen. Thức hỏi:

-- Mình sợ ? -- Khơng.

[Khái Hưng - "Anh phải sống"] Giống như kết cấu nghi vấn có… khơng, kết cấu này cũng biểu đạt hành hành

vi ngờ vực thuần túy, hoặc hành vi ngờ vực cao tới mức phủ nhận.

Ví dụ: Khi anh đĩ giúp một người đàn ông gánh vali lên ga khi ông ta bị hỏng ô-tô, tiện mồm ông ta mời anh đĩ đến chơi nhà. Lúc anh đĩ đến thăm người đầy tớ không tin vào câu chuyện của anh đĩ, anh đĩ thanh minh:

Tôi quen thật. ông ấy nhờ tôi gánh va ly lên ga đấy, cái ngày ông ấy hỏng ôtô ấy mà.

Người đầy tớ nhìn qua nét mặt anh đĩ, rồi hỏi: - Anh nói thực?

Anh đĩ: Tơi nói dối làm gì? ơng ấy khơng mời, sao tự nhiên tơi dám đến. Tôi không điên đâụ ông ấy tử tế lắm.

[Nguyễn Cơng Hoan - "Thằng điên"] Ví dụ khác:

Bạch Tuyết vùng vằng quay vào phòng. Thu Cúc theo sau hỏi:

được chị chăng? Can chi chỗ chị em với nhau, chị cứ giấu em thế? Bạch Tuyết ngồi phịch xuống giường:

- Chị dấu em thì có... Sao chị với Văn Hải cùng nhau họa thơ mà...

Thu Cúc: Vậy chị yêu Văn Hảỉ?

Bạch Tuyết khơng trả lời, hai dịng lệ ràn rụa trên má.

[Khái Hưng – “Sóng gió Đồ Sơn”]

Cịn trong ví dụ sau [“Đồng xu” của Khái Hưng] thì người nói lại nghi ngờ cao tới mức phủ nhận sự việc khi sử dụng câu nghi vấn ở dạng câu trần thuật để biểu đạt:

Phiên đương bê cái chậu sứ lên để xem đồng xu có văng vào gầm khơng, thì một người ở trong bếp đi ra rón rén đến gần, túm chặt lấy cổ áo:

- Mày vào ăn cắp phải không? Phiên đứng thẳng người lên ấp úng: - Khơng mà, tơi tìm đồng xu.

- Đồng xu nào lại rơi ở đây? - Đồng xu của tôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác phẩm văn học ở việt nam) (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)