Sao lại + động từ ? Sao không + động từ ?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác phẩm văn học ở việt nam) (Trang 78 - 81)

- Sao không + động từ …………..?

- Không/chẳng biết sao/tại sao + câu trần thuật? - Không/chẳng hiểu sao/tại sao + câu trần thuật? - Không/chẳng hiểu sao/tại sao + câu trần thuật?

Được sử dụng ở dạng kết hợp nào trong số các kiểu kết hợp trên đây, thì kết cấu cũng đều biểu đạt hành vi nghi ngờ nhằm vào nguyên nhân của sự việc (tương tự như "sao+vậy"). Người nói đưa ra phát ngơn kiểu này vừa đồng thời diễn đạt hành vi nghi ngờ của mình vừa yêu cầu người nghe đưa ra bằng chứng giải thích vì sao sự việc hành động lại như vậy. Trong trường hợp này hành vi nghi ngờ nhằm vào sự việc hành động đã xảy ra rồi.

Ví dụ: Người nói hỏi: Sao dạo này trơng anh có vẻ mệt mỏi vậy?(dựa vào

dáng vẻ của người kia). Đáp lại câu hỏi này người nghe đưa ra một phát ngơn giải thích nguyên nhân: “Mấy tháng nay tôi đang lo sửa nhà. Mệt lắm. Lúc đầu tôi tưởng là sẽ tốn chừng hai, ba triệu thôi. Nhưng đã chi năm triệu rồi, bây giờ lại phải thêm năm triệu nữa mới đủ. Không biết lấy tiền đâu ra bây giờ”

[Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngồi - VSL, tập 3] Ví dụ khác: Người nói dựa vào việc năm nào gia đình họ cũng về quê, mà anh ta thì rất chán việc này, anh ta hỏi người em: Hè nào cũng về quê. Chán lắm.

Sao em thích về quê quá vậy? người em giải thích: Nhưng mà mình phải về q thăm bà ngoại chứ. Bà ngoại già rồi, khơng cịn khỏe nữa.

[Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngồi - VSL, tập 4] Trong truyện ngắn “Tôi cũng không hiểu tại làm sao” – Nguyễn Công Hoan, ơng Sếp nhìn thấy Nghĩa ăn vụng trong giờ làm việc, nhưng Nghĩa lại

chối, “ông Sếp càng tức, trừng trừng nhìn Nghĩa: Sao ơng lại nói dối tơi, ơng ăn cái gì giấu ở ngăn kéo đó”

Kết cấu sử dụng "sao + …….." ngoài việc biểu đạt sự nghi ngờ về nguyên nhân còn biểu đạt thái độ ngạc nhiên của người nói trước sự việc được nêu. Chẳng hạn đối thoại giữa Hà và Nam: Ngạc nhiên khi nghe Hà nói: em vừa gặp ơng giám đốc Trung Tâm. Ơng ấy giải thích tỉ mỉ cho em rồi. Em cũng hỏi thêm ông ấy vài điều về thủ tục nữa. Tám giờ sáng mai đã phải có mặt ở cơng ty để thử việc rồi”. Nam rất ngạc nhiên vì sự việc diễn ra nhanh qua, Nam hỏi “Sao nhanh thế?”

[Thực hành tiếng Việt – Trình độ C] Ví dụ khác:

Hùng: Cơ ấy mới lập gia đình. Hơm đám cưới, cơ ấy có mới tơi nhưng tiếc là tơi không đi được.

Tân: Sao cô ấy lập gia đình muộn thế? Tơi tưởng cơ ấy đã lập gia đình lâu rồi.

Hùng: Có lẽ đợi anh đấy….

[Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngồi - VSL, tập 3] Tuy nhiên, với kết cấu "không hiểu/biết sao", người nói thường dùng

khi tự hỏi mình, trong trường hợp này cả người nói và người nghe đều khơng đưa ra lời đáp. Người nói khơng tự trả lời được và cũng không chờ đợi một câu trả lời từ phía người nghe:

Ví dụ:

Hà: Bác ơi, ở đằng kia họ làm gì mà đơng thế ạ? Người đi đường: Tai nạn xe máy đấy mà!

Hà: Lại tai nạn giao thơng! Có làm sao khơng bác?

Ngươi đi đường: Nặng lắm! Chẳng hiểu sao hai cậu thanh niên 17,18 tuổi lại đâm xe máy vào nhau toạc cả chân tay, vỡ cả đầu.

Trong hội thoại này, cả người đi đường (người đưa ra phát ngôn nghi ngờ) và Hà đều không thể trả lời được câu hỏi mà người đi đường nêu ra (Chẳng hiểu sao hai cậu thanh niên 17,18 tuổi lại đâm xe máy vào nhau toạc

cả chân tay, vỡ cả đầu.). Câu hỏi này chỉ là do người nói tự hỏi mình về nguyên nhân của sự việc do ngạc nhiên không hiểu tại sao sự việc lại diễn ra như vậy.

Cũng như vậy trong hội thoại sau đây, ở hội thoại này cả Nam và ông Ba bảo vệ đểu không trả lời được câu hỏi mà ông Ba bảo vệ đưa ra:

Nam: Anh Ba ơi, ông giám đốc đến chưa vậy?

Ba (bảo vệ): Chưa. Không biết hôm nay sao ông ấy đến muộn thế. Lẽ ra giờ này ông ấy đã đến rồi mới phải.

[Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngồi - VSL, tập 4] Cũng có khi kết cấu dạng “không biết sao … “ này được dùng khi

người nói độc thoại với chính mình khi phân vân về một điều gì đó: Nga [“Thưa chị” – Thạch Lam] cũng tự hỏi mình khi đợi mãi mà khơng thấy chồng về ăn cơm:

“Ngồi nhìn các món ăn nguội lạnh, Nga buồn rầu, bực tức đợi chồng.

Đã bao lần nàng ngước mắt nhìn đồng hồ treo và lẩm bẩm tự hỏi:- Không biết

sao hôm nay về muộn thế?

"hay"/hay là" cũng được sử dụng khá nhiều khi người nói đưa ra một

phát ngơn có chứa hành vi nghi ngờ kết hợp phỏng đoán. Trước một phát

ngôn hay sự việc đã diễn ra, người nói đưa ra một phỏng đốn chủ quan của mình về nguyên nhân, kết quả, hay diễn tiến tiếp theo của sự kiện bằng phát ngơn có chứa "hay"/"hay là". Phỏng đốn mà người nói đưa ra dựa trên

những cứ liệu mà anh ta thu thập được trước đó, hay dựa trên những phân tích của bản thân mình.

Ví dụ :

- .. À, mà anh có nhớ con rùa ở đền Ngọc Sơn không? Con rùa rất to được trưng bày trong tủ kính ấy.

- Sao lại không nhớ. Con rùa ấy to đến mức làm cho chúng tôi kinh ngạc.

- Hay người xưa thấy lồi rùa này đặc biệt nên nghĩ nó là thần.

[Thực hành tiếng Việt - Trình độ C]

Trước những bằng chứng rằng con rùa ở đền Ngọc sơn to đến mức làm mọi người kinh ngạc, khác hẳn với kích cỡ của những con rùa bình thường, A đưa ra phỏng đốn của mình về con rùa : Hay người xưa thấy loài rùa này đặc

biệt nên nghĩ nó là thần

Ví dụ thứ hai : Khi nhân vật Nga [trong "Thưa chị" - Khái Hưng] thấy Địch không ăn cơm, cơ ngờ rằng Địch có điều gì phiền muộn nên mặc dù chưa ăn nhưng Địch không muốn ăn, Nga đưa ra một phát ngơn câu hỏi có sử dụng kết cấu: hay là…để phỏng đốn lý do vì sao Địch khơng muốn ăn cơm:

Xếp xong hành lý... Nga bảo Địch: - Bây giờ thì anh ăn cơm đã.

- Thơi em ăn đi, anh no lắm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác phẩm văn học ở việt nam) (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)