Chiến lược dịu hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác phẩm văn học ở việt nam) (Trang 68 - 72)

- Why, yes, I did, aunti e certain sure

B: Haven’t you? Oh dear!

2.4.4. Chiến lược dịu hóa

Trong giao tiếp ngoài các chiến lược như vừa nêu trên, chúng ta còn thấy người Anh sử dụng chiến lược nói giảm: Giảm thiểu hiệu quả bằng cách nói: quite –tướng đối..; possibly – có thể rằng

Chẳng hạn: Thay vì nói: Những gì mà Ngài Cavendish gợi ý là không thể được

- impossible, người Anh/Mỹ nói: Những gì mà Ngài Cavendish nói tương đối

khó xảy ra (What Mr. Cavendish suggest is quite impossible)

Tương tự như vậy trong các phát ngôn sau, chúng ta đều thấy có xuất hiện cách nói giảm thiểu

"No, sir."

"Are you quite sure?" "Oh, yes, sir."

"You are quite sure of that?" "Positive, sir."

[Agatha Christie - "The Mysterious Affairs at Styles"]

Phát ngôn nghi ngờ sau đây cũng được giảm thiểu khi dùng possibly: “My dear fellow, how can you possibly be so sure of that”

Chiến lược dịu hóa của người Anh/Mỹ cịn được thể hiện bằng biện pháp tình thái hóa như: Tơi nghĩ rằng, tơi thấy rằng, tôi giả sử rẳng … (I think, I believe, I suppose….).

Ví dụ: "I suppose you are quite sure that the latch-key _was_forgotten-- that he did not take it after all?"

"You arrived at Styles before Dr. Wilkins, I believe?"

[Agatha Christie - "The Mysterious Affairs at Styles"]

Chiến lược dịu hóa cịn được diễn đạt bằng biện pháp sử dụng động từ Modal kiểu như: might. Động từ might là loại động từ Modal diễn tả khả năng

với can, must, may). Ví dụ như phát ngơn nghi ngờ sau đây đã được dịu hóa bằng might:

"It might be a 'she,' " I suggested.

Biện pháp sử dụng thể phủ định trong mệnh đề phụ cũng là một chiến lược dịu hóa: Thay vì nói trong mệnh đề chính là “Theo tơi thì chị khơng có tin gì mới cả”- I think you don't have any good news, người Anh lại nói: Tơi

khơng nghĩ là chị lại có tin mới- I don’t think you have some good news (đối thoại của Jane và chị hầu Bessie trong "Jane Eyres"); hoặc thay vì nói rằng: Khu vườn rất nhỏ đối với chúng tơi thì người Anh nói rằng: Tơi khơng nghĩ rằng khu vườn lại đủ lớn cho chúng tôi (I don’t think it would be big enough

for us), như trong đối thoại sau:

A: And it’s quite a big garden. And that’s a lovely mature apple tree right in the middle. Lots of space for your vegetables. So what do you think?

B: Well, I’m not sure. I don’t think it would be big enough for us.

[Headway- Intermediate]

Những chiến lược chúng ta khảo sát được trên đây cho thấy người Anh/Mỹ thiên về chiến lược lịch sự âm tính, chiến lược giao tiếp của họ nhằm vào thể diện âm tính. Thể diện âm tính là mong muốn không bị can thiệp, mong muốn được hành động tự do theo như cách mình đã lựa chọn (J. Thomas). Thể diện âm tính là “nhu cầu được độc lập, tự do hành động, không bị người khác áp đặt” (G. Yule); nó bao gồm “quyền tự do hành động mà không bị can thiệp” (G.M.Green). [3]

Trong giao tiếp, khi người Anh/Mỹ đưa ra phát ngơn nào đó để biểu đạt hành vi nghi ngờ của mình, họ thường sử dụng những chiến lược để tỏ ra là mình khơng muốn can thiệp vào quyền tự do hành động và quyền không bị áp đặt của người khác. Có nghĩa là tránh khơng dùng những hành vi đe dọa thể diện hoặc bù đắp, giảm nhẹ hiệu lực của các hành vi đe dọa thể diện khi khơng thể khơng dùng chúng. Điều đó thể hiện ở những chiến lược nói vịng, phi cá nhân hóa hay biện pháp dịu hóa của họ trong giao tiếp.

2.5. Tiểu kết

Qua những khảo sát trên đây về hành vi ngờ vực trong tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy một số nét đặc trưng của tiếng Anh như sau:

1. Ngồi biểu thức ngơn hành tường minh với những động từ ngôn hành:

doubt, suppose,.... trong tiếng Anh cịn có rất nhiều biểu thức ngơn hành hàm

ẩn đúng với sự phức tạp và tinh vi của giao tiếp con người. Các kiểu kết cấu cũng đa dạng với các kiểu như câu nghi vấn, câu trần thuật, câu phủ định, câu cảm thán, câu cầu khiến ...

2. Thành phần cấu tạo nên các kết cấu này là những từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức của hành vi ngờ vực. Chúng ta có thể sắp xếp các từ ngữ chuyên dùng để nhận biết biểu thức ngôn hành hàm ẩn của hành vi ngờ vực thành nhóm theo ý nghĩa mà chúng biểu đạt như sau:

- Nhóm biểu đạt hành vi ngờ vực, không chắc chắn: Sorry, pardon, yeah, sir, true, sure .....

- Nhóm biểu đạt hành vi ngờ vực kết hợp với ngạc nhiên:

Really, và các từ được lặp lại.

-Nhóm biểu đạt hành vi ngờ vực kết hợp phỏng đoán:

Possible, modal verbs như may, might ..

- Nhóm biểu đạt hành vi ngờ vực kết hợp phủ nhận:

Impossible, rubbage, nonsense, ridiculous .....

3. Ngữ điệu cũng là một phương tiện giúp chúng ta nhận biết phát ngôn chứa hành vi ngờ vực: ngữ điệu đi lên ở cuối câu giúp chúng ta biết đây là một hành vi ngờ vực kết hợp ngạc nhiên (do kết cấu biểu đạt hành vi này thường là kết cấu câu hỏi dạng đảo - Yes/No hoặc Tag), ngữ điệu đi xuống ở cuối câu cho thấy đây là một hành vi ngờ vực kết hợp phỏng đoán (do kết cấu biểu đạt là dạng câu nghi vấn có đại từ, hoặc câu trần thuật). Hành vi ngờ vực kết hợp phủ nhận cũng có ngữ điệu đi xuống nhưng có độ nhấn mạnh hơn vào các từ trong câu, nghĩa là có trọng âm từ.

4. Về từ xưng hơ, ngồi những cách biểu đạt giống như đa số các ngôn ngữ khác (tên riêng, từ thân tộc, từ chỉ chức vụ, và từ ngữ chuyên dùng để xưng hơ) tiếng Anh có một đại từ xưng hơ trung tính là you. Từ xưng hơ trung tính "you" khơng thể hiện thái độ của người nói với người nghe. Từ xưng hô này cũng không thể hiện quan hệ thân cận hay một quan hệ quyền uy trong xã hội. Thêm nữa, cho dù có sử dụng tên riêng, hay từ thân tộc, chức vụ để xưng hơ thì những từ đó cũng đều phải đi kèm với đại từ "you" chứ không bao giờ được sử dụng riêng như trong tiếng Việt.

5. Về chiến lược giao tiếp, chúng ta thấy là người Anh/Mỹ thiên về chiến lược lịch sự âm tính. Nghĩa là nhằm vào thể diện âm tính của người nghe, đó là mong muốn khơng bị can thiệp, mong muốn được tự do theo như cách mình đã lựa chọn.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác phẩm văn học ở việt nam) (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)