Chiến lược bày tỏ sự chú ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác phẩm văn học ở việt nam) (Trang 113 - 115)

- Thưa bà, nhà cao dễ đến chục từng?

3.4.2 Chiến lược bày tỏ sự chú ý

Người Việt trong giao tiếp thường bày tỏ cho Sp2 sự chú ý của mình đối với Sp2: Những phát ngôn với kết cấu sử dụng chắc … là một bằng chứng cho thấy rõ điều này. Trong phát ngôn sau đây:

Nam: Hơm nay trơng anh có vẻ mệt. Chắc là anh bị cảm, phải không? Dũng: Vâng. Tôi bị cảm từ tối hôm qua.

Nam: Thế à? Anh đã uống thuốc chưa?

[Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngồi - VSL, tập 2] Trong ví dụ này chúng ta thấy rất rõ sự quan tâm, chú ý của Nam đối với Dũng thông qua việc Nam thấy vẻ mặt Dũng mệt mỏi nên nghi ngờ hỏi xem Dũng bị làm sao.

Chúng ta cũng thấy Sp1 tỏ rõ sự quan tâm của mình với Sp 2 qua các phát ngôn trong các hội thoại sau đây:

Sơn: Tội nghiệp anh thật! Trông anh xanh xao, anh bị làm sao thế? Alan: Tôi đau bụng từ đêm qua đến giờ.

Sơn: Thôi chết! Anh ăn phải cái gì độc rồi! Chắc là vì tối hơm qua mình đi

ăn “cơm bụi”. Để tơi đưa anh đến bác sĩ quen.

[Nguyễn Bích Thuận - "Contemporary Vietnamese"] Và:

Nam: Hôm nay cậu làm sao thế? Tuấn: A.

Nam: Chắc là cậu bị viêm họng rồi

Tuấn: Cái họng của mình khơng quen với những đợt gió mùa nên mấy hơm nay khó chịu lắm. Đúng là có lạnh mới biết sức khỏe của mình yếu

[Bùi Phụng - "Learning modern spoken Vietnamese"] Phát ngơn có sử dụng kết cấu “sao vậy” cũng là một biện pháp mà người Việt tỏ ra quan tâm đến sự việc hiện tượng xảy ra đối với Sp2, có quan tâm chú ý đến Sp 2 thì khi nghe Sp 2 nói về một chuyện gì đó, Sp 1 mới hỏi về

nguyên nhân, lý do của xảy ra sự kiện hành động đó. Chẳng hạn: Rất quan tâm muốn biết vì sao Lan đã chuyển chỗ ở, Helen nói:

Chị Lan ơi! Nghe nói chị mới chuyển chỗ ở?

Lan: Ừ, chị mới chuyển về ở phố Hàng Chuối em ạ.

Hellen: Sao vậy chị? Chỗ ở trước ở một phố cũng yên tĩnh lắm kia mà?

[Nguyễn Anh Quế - "Tiếng Việt cho người nước ngoài"] Và cũng rất quan tâm về chuyện em trai không đi chơi với ai, người chị hỏi:

Hôm nay chủ nhật, em không đi đâu chơi à? Em trai: Không. Không ai rủ em đi đâu cả. Chị: Sao vậy? Hay là cãi nhau với bạn rồi?

[Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngồi - VSL, tập 4] Sự quan tâm của Sp1 còn được thể hiện bằng các kết cấu khác như trong hội thoại giữa Phú và cụ Cử, mẹ Phú [Vũ Trọng Phụng - "Vỡ đê"]:

Phú: Đẻ có nhức đầu khơng? Cụ Cử: Khơng.

Cụ Cử vừa lắc đầu xong thì đưa tay lên giữa ngực ho sù sù. Phú lo lắm, lại hỏi: Chết chửa! Khơng khéo mà đẻ lại cảm hay sốt gì thì thật nguy?

Trong hội thoại giữa bu Ninh và Ninh [Nam Cao - "Từ ngày mẹ chết"]

Sao lớp này con gầy thế?

Ninh không đáp được. Bu Ninh soi tay Ninh lên trước mặt nhìn rồi bảo: - Chết thôi, con ạ! Tay mày đầy những mụn. Không khéo ghẻ...

Đối thoại giữa Ve và Thanh [Khái Hưng - "Cái Ve"]

… lần được đến cửa, chàng thấy chóng mặt, phải vội víu lấy cánh cửa để khỏi ngã. Ve kinh hãi chạy lại. Nàng khơng dám đỡ, chỉ áy náy đứng nhìn.

- Thưa ơng, dễ ơng khơng đi dạy học được... Phải nghỉ... - Không sao...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng anh và tiếng việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác phẩm văn học ở việt nam) (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)