Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng dịch vụ cung cấp nước sạch tại huyện thuận thành, tỉnh bắc
4.1.4. Kết quả và hiệu quả dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Hiện nay, các công trình cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành đã và mang lại cho người dân những kết quả nhất định. Người dân tại các xã có công trình cung cấp nước sạch đã được tiếp cận và sử dụng nước sạch. Người dân đã dần thay đổi lối sống trong sinh hoạt bằng việc tạo thói quen sử dụng nước sạch hàng ngày, từ đó làm giảm thiểu các bệnh có liên quan đến nước, sức khỏe được cải thiện và chất lược cuộc sống được nâng cao. Bên cạnh đó, nước sạnh cũng làm giảm tiểu tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, tạo động lực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và khích thích phát triển kinh tế tại địa phương.
4.1.4.1. Công suất cấp nước
Bảng 4.5. Kết quả đạt được về công suất cấp nước của huyện
Tên dự án Công suất thiết kế (m3/ngđ) Công suất thực tế (m3/ngđ) Sản lượng nước thực tế hàng tháng (m3/tháng) Quy mô công trình Số người sử dụng theo dự án Thực tế Tỷ lệ % Xã Trí Quả
+ Thôn Tư TThế 800 320 4.500 Thôn 2.100 2.685 127,9
+ Thôn Trà Lâm – Xuân Quan 800 240 2.700 Thôn 2.250 2.141 95,15
+ Thôn Văn Quan – Phương Quan 800 650 5.400 Thôn 4.000 2.218 55,45
Xã An Bình 1400 120 2.000 Xã 10.000 413 4,13
Xã Song Hồ 1.000 800 30.000 Xã 10.000 5010 50,10
CTCP nước sạch Thuận Thành 5.000 10.000 23.000 Liễn xã 26.000 2.648 10,18
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Thuận Thành (2015)
Bảng 4.5 mô tả chi tiết về kết quả đạt được về nước sạch của các công trình cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành. Qua bảng trên có thể thấy, có một công trình cung cấp nước sạch đang hoạt động vượt công suất thiết kế là công trình cung cấp nước sạch xã Trí Quả đạt tới 127,9% công suất thiết kế. Đối với công trình này, trong thời gian tới, cần tăng cường công tác bảo trì, bảo dưỡng và có phương án nâng cấp để công trình không bị hỏng hóc.
Các công trình cung cấp nước sạch xã Song Hồ, An Bình và Công ty Cổ phần nước sạch Thuận Thành đều chưa cung cấp nước sạch hết công suất thiết kế, đặc biệt, công trình cung cấp nước sạch xã An Bình mới chỉ hoạt động cung cấp nước đạt 4,13 công suất thiết kế. Trong thời gian tới, cần có biện pháp nâng cao số hộ dùng nước sạch trong các xã có các công trình nước sạch này bằng tuyên truyền, vận động hoặc có phương án đầu tư, đấu nối với các xã lân cận có nhu cầu sử dụng nước sạch để nang cao công suất cấp nước thực tế.
4.1.4.2. Số hộ dân được hưởng dịch vụ nước sạch
Hiện nay trên địa bàn huyện Thuận Thành, số người dân được sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước có xu hướng tăng lên qua các năm. Đầu tiên, chúng ta sẽ đi xem xét thực trạng sử dụng nước sạch tại các xã có công trình cung cấp nước sạch, cụ thể ở bảng 4.6.
Bảng 4.6 mô tả chi tiết thực trạng sử dụng nước sạch của các xã tại huyện Thuận Thành.
* Năm 2014
- Số hộ sử dụng nước sạch tại xã An Bình tăng từ 137 hộ lên 185 hộ, tương ứng với từ 6% lên 7,71%, có thể thấy rằng, sự gia tăng này là quá ít. Nguyên nhân là do năm 2014, số hộ đăng ký sử dụng nước sạch tại xã An Bình đã tăng lên, tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ số hộ đăng ký được lắp đặt ống dẫn nước đến nhà và sử dụng nước sạch, còn lại các hộ khác thì dù đã đăng ký sử dụng nước sạch vẫn thì hoặc do không có nước để sử dụng, hoặc lượng nước mà gia đình nhận được là quá ít, chỉ có một chút vào buổi sáng sớm và áp lực bơm nước không đủ để đưa nước lên tầng 2, tầng 3… của hộ gia đình.
Bảng 4.6. Thực trạng sử dụng nước sạch tại huyện Thuận Thành
Xã
2013 2014 2015 So sánh (%)
Số hộ Số hộ sử dụng Cơ cấu (%) Số hộ Số hộ sử dụng Cơ cấu
(%) Số hộ Số hộ sử dụng Cơ cấu (%) 2014/2013 2015/2014 An Bình 2285 137 6,00 2399 185 7,71 2454 256 10,43 128,50 135,28 Trí Quả 2172 1154 53,13 2182 1238 56,73 2260 1583 70,04 106,77 123,46 Song Hồ 1489 0 0 1491 1065 71,43 1493 1295 86,73 - 121,42 Gia Đông 2409 0 0 2436 0 0 2497 126 5,05 0 - Thị trấn Hồ 3545 0 0 3648 736 20,18 3682 1154 31,34 - 155,30
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thuận Thành (2015)
Số hộ sử dụng nước sạch của xã Trí Quả tăng từ 1154 hộ lên 1238 hộ, tương đương với từ 53,13% lên 56,73%. Số hộ sử dụng nước sạch của xã Song Hồ tăng từ 0 lên 1065 hộ, tương ứng với từ 0% lên 71,43%. Nguyên nhân là do năm 2014, công trình cung cấp nước sạch xã Song Hồ chính thức đi vào hoạt động, và tháng 4/2014, trạm đã phối hợp với UBND huyện Thuận Thành và UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình “Tuần lễ nước sạch và Vệ sinh môi trường”. Nhờ có chương trình này mà nhận thức của người dân về vai trò của nước sạch đã được nâng cao đáng kể dẫn đến tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tại xã Song Hồ là khá cao.
- Số hộ sử dụng nước sạch tại Thị trấn Hồ tăng từ 0 hộ lên 736 hộ, tương ứng với từ 0% lên 20,18%. Nguyên nhân là do năm 2014, công trình cung cấp nước sạch của Công ty Cổ phần nước sạch Thuận Thành đi vào hoạt động và bắt đầu cung cấp nước sạch cho người dân thị trấn Hồ. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch thị trấn Hồ năm 2014 chưa cao vì dù đa số người dân của thị trấn đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của nước sạch nhưng họ cảm thấy không thực sự an tâm với chất lượng nước của Công ty Cổ phần nước sạch Thuận Thành. Phần lớn số người dân được phỏng vấn cho rằng, dù sao đây cũng là công trình cấp nước của Công ty Cổ phần nên mang tính kinh doanh nhiều hơn, họ cảm thấy không an tâm với nguồn nước ở đây bằng nguồn nước của các công trình nước sạch nằm trong chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường.
* Năm 2015, số hộ sử dụng nước sạch tại xã An Bình tăng từ 185 hộ lên 256 hộ, tương đương với từ 7,715% lên 10,43%, tuy nhiên, mức tăng này là rất thấp. Nguyên nhân là do đến năm 2015, tình trạng thiếu nước sạch tại xã An Bình vẫn chưa được cải thiện.
- Số hộ sử dụng nước sạch tại xã Trí Quả tăng 1238 hộ lên 1583 hộ, tương ứng với từ 56,73% lên 70,04%. Nguyên nhân do năm 2014, xã đã triển khai sửa chữa, nâng cấp và xây dựng thêm một bể nước sạch mới tại trạm nước sạch thôn Tư Thế nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt cũng đảm bảo chất lượng nước tốt nhất cho người dân trong thôn, xã.
- Số hộ sử dụng nước sạch tại của Song Hồ tiếp tục tăng từ 1065 hộ lên 1295 hộ, tương ứng với từ 71,43% lên 86,73%. Nguyên nhân do không chỉ nhận thức của người dân về nước sạch được nâng cao mà còn bởi chất lượng cũng như lượng nước mà công trình cấp nước sạch xã Song Hồ cung cấp luôn được đảm bảo góp phần làm tăng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch trên địa bàn xã.
- Số hộ sử dụng nước sạch tại thị trấn Hồ tăng từ 736 hộ lên 1154 hộ, tương đương với từ 20,18% lên 31,34%. Bên cạnh đó, số hộ sử dụng nước sạch của người dân xã Gia Đông tăng từ 0 hộ lên 126 hộ, tương ứng với từ 0% lên 5,05%. Nguyên nhân là do năm 2014, công trình cấp nước sạch của Công ty Cổ phần nước sạch Thuận Thành được đầu tư để đấu nối cấp nước sạch cho người dân xã Gia Đông, tuy nhiên, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch của xã Gia Đông năm 2015 vẫn còn khá thấp.
Tổng số hộ sử dụng nước sạch của huyện đến năm 2015 đã tăng từ 7,94% lên 10,62%. Đây là kết quả của việc một số hộ sử dụng nước giếng khoan hay các nguồn nước khác đã chuyển sang dùng nước sạch, cùng với đó, các hộ mới cũng đăng ký dùng nước sạch tại địa phương và là một tín hiệu tốt trong vấn đề sử dụng nước sạch của người dân trong huyện.
Như vậy, tính đến hết năm 2015, huyện Thuận Thành mới chỉ có bốn công trình cung cấp nước sạch tập trung với năm xã, thị trấn trên 18 xã của huyện được cung cấp nước sạch. Dự kiến, trong thời gian tới, các công trình cung cấp nước sạch tập trung đang xây dựng trong huyện sẽ nhanh chóng hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ nâng cao số xã cũng như tỷ lệ số người dân được sử dụng nước sạch trong huyện.
Thứ hai, nghiên cứu sẽ đi xem xét kết quả tổng hợp về dân số được sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành trong thời gian qua.
Bảng 4.7. Số dân được sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành
Các năm Dân số huyện (người)
Số dân được sử dụng nước sạch
(người)
Tỷ lệ % số dân được sử dụng nước sạch/tổng số dân nông
thôn huyện
2013 159.656 6.096 3,81
2014 160.836 15.115 9,40
2015 160.936 18.484 11,49
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Thuận Thành (2015) Bảng 4.7 mô tả chi tiết kết quả tổng hợp số dân được sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành. Dân số trên địa bàn huyện được sử dụng nước sạch của các nhà máy cấp nước liên tục tăng trong những năm gần đây. Điều này chứng tỏ dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân nông thôn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết , có thể thấy, cho đên hết năm 2015, tỷ lệ số người dân được sử dụng nước sạch vẫn còn rất thấp, chỉ đạt 11,49%. Đây chính là thách thức lớn nhất hiện nay. Để khắc phục được điều này, trong thời gian tới, cần xem xét đầu tư xây dựng các công trình cung cấp nước sạch mới có quy mô lớn (xã, liên xã) hoặc đầu tư đấu nối đường ống các công trình cung cấp nước sạch đến các xã không có công trình cung cấp nước sạch nhằm tăng tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch. Khi đó, phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân nông thôn trên địa bàn mới thực sự đạt kết quả và hiệu qua như mong muốn của người dân.
4.1.4.3. Chất lượng nước sạch
Chất lượng nước sạch là nhân tố cực kỳ quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả cung cấp nước sạch cho người dân. Thông qua chất lượng nước sạch có thể đánh giá được kết quả của công tác phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch.
Qua điều tra, khảo sát, ở cả bốn công trình cung cấp nước sạch, chất lượng nước sạch đều đáp ứng đủ các tiêu chuẩn QCVN 01/2009 của Bộ Y tế Tiêu chuẩn vật lý và hóa học đảm bảo vệ sinh chất lượng ăn uống và sinh hoạt, hàng năm, hầu hết các trạm cấp nước đều đem mẫu nước đi xét nghiệm để kiểm tra chất lượng nước và có tìm ra nguyên nhân cũng như có những biện pháp xử lý kịp thời nếu chất lượng nước sạch có dấu hiệu bị suy giảm. Qua phỏng vấn các hộ dân đang sử dụng nước sạch, ta có bảng tổng hợp sau:
Bảng 4.8. Chất lượng nước máy tại các hộ sử dụng nước sạch
Chất lượng nước các hộ đánh giá Đơn vị Số hộ trả lời Tỷ lệ %
Tốt Hộ 53 75,71
Bình thường Hộ 17 24,29
Không tốt Hộ 0,00 0,00
Tổng Hộ 70 100
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2015) Kết quả phỏng vấn, điều tra tại các hộ dân sử dụng nước sạch ở địa bàn nghiên cứu và tổng hợp từ bảng trên cho thấy, có 76% số hộ dân được hỏi cảm thấy hài lòng về chất lượng nước sạch mà họ đang sử dụng; 24 % số hộ đánh giá hài lòng ở mức độ bình thường.Phỏng vấn sâu đối tượng này cho thấy, các hộ dân chưa hoàn toàn yên tầm về chất lượng nưước sạch vì cảm thấy mùi Clo khử trùng trong nước vẫn còn khá nặng. Một số hộ dân trả lời rằng, vì họ chưa có hiểu biết về các chỉ tiêu và kỹ thuật đánh giá nước nên họ chỉ đánh giá ở mức
khách quan. Trong thời gian tới. nếu khắc phục được hạn chế này thì kết quả, hiệu quả chất lượng dịch vụ cung ứng nước sạch của người dân trên địa bàn huyện chắc chắn sẽ được nâng cao.
Để đánh giá chất lượng nước sạch cung ứng cho người dân trên địa bàn huyện chính xác và cụ thể hơn, chúng ta cần tiếp cận vấn đề dựa trên kết quả của hoạt động xét nghiệm nước sạch:
Xét nghiệm nước là một công cụ quan trọng để đánh giá chất lượng nước. Việc xét nghiệm nước sẽ giúp các đơn vị cung ứng nước đánh giá được sản phẩm của mình, qua đó đánh giá kết quả, hiệu quả của việc triển khai thực hiện cung ứng nước sạch cho người dân. Qua nghiên cứu chúng ta có bảng tổng hợp sau đây:
Qua nghiên cứu chúng ta có bảng tổng hợp sau đây:
Bảng 4.9. Hoạt động xét nghiệm nước tại các đơn vị cung ứng nước sạch trên địa bàn nghiên cứu
Đơn vị tính: Số công trình
Hoạt động xét nghiệm
ở các công trình Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Xét nghiệm định kỳ 02 03 04
Thỉnh thoảng xét nghiệm 04 03 02
Tổng 06 06 06
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2015) Qua nghiên cứu điều tra tại các đơn vị cung ứng nước sạch và tổng hợp từ bảng trên chúng ta thấy, hoạt động xét nghiệm nước tại các công trình cấp nước trên địa bàn huyện được tiến hành định kỳ có xu hướng tăng lên theo từng năm, cụ thể năm 2013 có 02/106 công trình, năm 2014 có 03/06 công trình, năm 2015 có 04/06 công trình đã đem mẫu nước đi xét nghiệm định kỳ. Qua nghiên cứu thì hoạt động xét nghiệm nước sạch được tiến hành định kỳ chủ yếu là ở doanh nghiệp cung ứng nước sạch và đơn vị cung ứng nước có quy mô công trình lớn. Còn ở các đơn vị cung ứng nước sạch do UBND xã quản lý thì hoạt động xét nghiệm nước được tiến hành một cách không thường xuyện, nghĩa là thi thoảng mới đem mấu nước đi xét nghiệm. Nguyên nhân là do các đơn vị cung cấp nước sạch này có tiềm lực tài chính kém và quy mô công trình nhỏ.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy, hiện nay công tác xét nghiệm nước tại một số đơn vị cung cấp nước vẫn còn bị coi nhẹ bởi nhiều lý do chủ quan và khách quan như: Nguồn lực tài chính thấp, không tự chủ được về tài chính dẫn đến
kinh phí cho hoạt động xét nghiệm nước bị hạn chế; Chưa có chuyện môn, nghiệp vụ; Việc giám sát chất lương nước hàng tháng còn lỏng lẻo... Khắc phục được những khó khăn, hạn chế này thì hoạt động xét nghiệm nước được thực hiện thường xuyên hơn, chất lượng nước sạch được theo dõi liên tục, từ đó dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện sẽ được phát triển hơn.
4.1.4.4. Giá bán nước sạch
Hiện nay trên địa bàn huyện, giá nước sạch tại các đơn vị cung ứng nước sạch nằm trong chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường do UBND tỉnh Bắc Ninh quy định, cụ thể như sau:
Bảng 4.10. Giá bán nước tại các đơn vị cung cấp nước sạch
Lượng nước sạch sử dụng/tháng Hệ số Giá nước sạch (đ/m3)
- 10 m3 đầu tiên 0,8 4.500
- Từ trên 10 m3- 20 m3 1,0 5.700
- Từ trên 20 m3-30 m3 1,2 6.800
- Từ trên 30 m3 2,0 11.000
Nguồn: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Bắc Ninh (2015) Qua nghiên cứu giá bán nước được tính bao gồm các khoản chi cho sản xuất nước sạch như:
+ Tiền Lương (14%). + Tiền điện (44%).
+ Tiền hoá chất và các vật tư xử lý nước khác (22%). + Chi phí cho sửa chữa nhỏ (20%).