Nhu cầu của người dân về sử dụng nước sạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 86 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ cung cấp nước

4.2.1. Nhu cầu của người dân về sử dụng nước sạch

4.2.1.1. Nhận thức của người dân và công tác tuyên truyền, vận động

* Nhận thức của người dân:

sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Qua đó tác động đến dịch vụ cung ứng nước sạch nông thôn.

Qua phỏng vấn điều tra về nhận thức của người dân trên địa bàn huyện về tầm quan trọng của nước sạch, ta có bảng kết quả tổng hợp sau:

Bảng 4.13. Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của nước sạch

Mức độ nhận thức Số lượng (người) Cơ cấu (%)

Đã hiểu rõ 93 66,43

Chưa rõ lắm 29 20,71

Không rõ 18 12,86

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015) Trong số 140 người được hỏi, có 93 người (tương đương với 66,43%) đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của nước sạch, 20,71% (tương đương với 29 người) chưa thực sự hiểu rõ về tầm quan trọng của nước sạch và 12,86% (tương đương với 18 người) không rõ về tầm quan trọng của nước sạch trong cuộc sống hàng ngày.

Thực tế, Thuận Thành là một huyện khá phát triển nên hiện nay, phần lớn người dân đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của nước sạch, bên cạnh đó thì ở một vài nơi trên địa bàn huyện, do phong tục tập quán và văn hóa còn lạc hậu, trình độ dân trí thấp dẫn đến sự hiểu biết của người dân rất hạn chế, nên chưa nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch, các hành vi vệ sinh cá nhân chậm thay đổi đã ảnh hưởng xấu đến môi trường. Tình trạng này là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ dân cư nông thôn mắc các bệnh theo đường ăn uống rất cao như: các bệnh về tiêu hóa, các bệnh ngoài da, về mắt, bệnh hiểm nghèo…, ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ sức khoẻ của nhân dân mà còn có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, công cuộc xoá đói giảm nghèo và sự phát triển chung của toàn xã hội.

4.2.1.2. Mức độ ô nhiễm môi trường, nguồn nước tại địa phương

Trong những năm gần đây, môi trường và nguồn nước đang ngày một ô nhiễm. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện Thuận Thành có rất nhiều khu công nghịêp mọc lên kéo theo môi trường cũng như chất lượng nước sinh hoạt tại huyện bị suy giảm. Sau đây là bảng kết quả đánh giá về mức độ ô nhiễm nước nước của người dân trên địa bàn huyện Thuận Thành:

Mức độ ô nhiễm nguồn nước của địa phương được tác giả chia thành ba mức: Ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm, an toàn. Đây là 3 mức độ phản ánh được tất cả các mức độ ô nhiễm nước hiện tại mà tùy theo quan điểm, khu vực sinh sống, mà mọi người thường có ý kiến khác nhau. Bên cạnh đó, có một số người không biết hay không có ý kiến về chất lượng ngồn nước tại địa phương.

Bảng 4.14. Mức độ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tại địa phương

Mức độ ô nhiễm Số lượng (người) Cơ cấu (%)

Ô nhiễm nghiêm trọng 30 21,43

Ô nhiễm 64 45,71

An toàn 21 15,00

Không biết 25 17,86

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015) Trong 140 người được hỏi, có 30 người (chiếm 21,43% số người được hỏi) cho rằng môi trường nước tại xã đang ô nhiễm nghiêm trọng. 45,71% số người được hỏi (64 người) cho rằng môi trường nước ở mức độ ô nhiễm, 15% (21 người) cho rằng nguồn nước tại xã là an toàn. 11,43% số người không biết mức độ ô nhiễm của môi trường nước và 6,43% không có ý kiến.

Từ thực trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tại địa phương như trên đã kéo theo nhu cầu sử dụng nước của người dân ngày một tăng cao. Đây là một tác nhân không nhỏ ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành.

4.2.1.3. Nhu cầu của người dân

Nhu cầu dùng nước sạch của người dân là một trong những yếu tổ ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch. Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày luôn là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu của mọi người dân. Với sự tăng trưởng và phát triển về kinh tế - xã hội nhanh như hiện nay, dân số ngày một gia tăng, đặc biệt là khu vực nông thôn tốc độ gia tăng dân số còn cao hơn ở thành thị, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân cũng ngày một tăng. Trong những năm qua, tốc độ gia tăng dân số của huyện Thuận Thành luôn luôn có xu hướng tăng. nên nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt ngày của người dân trên địa bàn huyện tăng lên, kéo theo cầu về nước sạch tăng lên.

Đa số người dân chưa được sử dụng nước sạch cho biết gia đình sẽ sả dụng nước sạch nếu trong thời gian tới địa phương hoàn thành hoặc xây dựng

Trong số 70 người tại các xã chưa có công trình cung cấp nước sạch được hỏi, có 84,29% (tương đương với 59 người) cho biết trong thời gian tới, nếu địa phương có công trình cung cấp nước sạch thì gia đình họ sẽ dùng nước sạch, 11 người (tương đương với 15,71%) cho biết họ vẫn sẽ không sử dụng nước sạch.

Bảng 4.15. Quyết định sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại địa phương tại địa phương

Quyết định Số lượng (người) Cơ cấu (%)

Có sử dụng 59 84,29

Không sử dụng 11 15,71

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015) Bên cạnh đó, rất nhiều người dân xã An Bình phản ánh rằng, họ đã đăng ký sử dụng nước sạch từ khá lâu, nhân viên của trạm cấp nước sạch đã lắp đặt ống dẫn nước đến tận cửa nhà, song họ vẫn chưa có nước sạch để sử dụng hoặc chỉ được sử dụng với số lượng rất ít và vẫn phải sử dụng nước giếng khoan. Mặt khác, hiện nay trên địa bàn huyện vẫn còn 13 trên tổng số 18 xã chưa có công trình cung cấp nước sạch, vậy nên, đây là nhu cầu rất lớn cần được đáp ứng trong tương lại.

Từ những tồn tại và hạn chế đã nêu, cần phải có giải pháp phù hợp để tăng cường việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

4.2.1.4. Công tác tuyên truyền, vận động

Công tác tuyên truyền là yếu tố rất quan trọng tác động đến nhận thức của người dân nông thôn về những lợi ích của việc sử dụng nước sạch. Để thực hiện điều này thì các ban ngành, đoàn thể phải tổ chức thực hiện nhiều phong trào, nhiều hình thức truyền thông phong phú, huy động sự tham gia của cộng đồng và các đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên. Ngoài ra, phải cung cấp tài liệu như: Bản tin nước sạch nông thôn, tờ rơi, băng đĩa tuyền truyền về nước sạch để cấp phát cho các hộ nông dân.

Công tác tuyên truyền vận động phù hợp sẽ dẫn đến thu hút được người dân tham gia. Khi người dân chủ động tham gia và học tập thì sẽ nâng cao được nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của người dân và cộng đồng về nước sạch, đẩy mạnh nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Do đó kích thích sự phát triển của dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân. Qua đây, chúng ta thấy

được công tác tuyên truyền, vận động là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân nông thôn.

Để góp phần nâng cao nhận thức cho người dân huyện Thuận Thành về tầm quan trọng của nước sạch, ngày 4/5/2013, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Thành đã phối hợp với UBND Thị trấn Hồ tổ chức lễ mít tinh và diễu hành hưởng ứng tuần lễ Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2 013 với chủ đề “Nước sạch và Vệ sinh môi trường đảm bảo an toàn và bền vững. Sau lễ phát động, gần 60 đoàn viên thanh niên trên địa bàn Thị trấn Hồ đã tham gia diễu hành hưởng ứng tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013 tại một số trung tâm của các xã như: Thị trấn Hồ, Gia Đông, Thanh Khương, Hà Mãn và Xuân Lâm.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì tại huyện Thuận Thành, công tác tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức rõ được tầm quan trọng của nước sạch cũng như những lợi ích mà người dân có được khi sử dụng nước sạch vẫn còn chưa phong phú, đa dạng, chưa huy động được sự tham gia của các cộng đồng và các đoàn thể trong huyện, tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 86 - 90)