Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm cơ bản của huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện ThuậnThành
3.1.2.1. Dân số và lao động
Lực lượng và trình độ lao động có vai trò quyết định trong quá trình sản xuất của bất kỳ một ngành, lĩnh vực kinh tế của xã hội. Việc sử dụng hợp lý, hiệu quả lực lượng lao động của địa phương có ý nghĩa quyết định đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Qua bảng 3.2 ta thấy dân số và lao động của huyện Thuận Thành có sự biến động, dân số tăng bình quân trong 3 năm (2013 - 2015) là 1,82%, năm 2013 là 147.790 người đến năm 2015 tăng lên 153.216 người , lao động trong độ tuổi tăng từ 81.094 người năm 2013 lên 84.290 người năm 2015. Trong khi số hộ và lao động nông nghiệp có xu hướng giảm: Số hộ nông nghiệp giảm từ 12.143 hộ năm 2012 xuống còn 10.139 hộ năm 2014, lao động trong độ tuổi làm nông nghiệp cũng giảm từ 44.244 người năm 2013 xuống còn 43.186 người năm 2015. Nguyên nhân của sự biến động trên là do sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện cho lực lượng lao động nông nghiệp có thời gian làm thêm nghề phụ hoặc làm thuê cho các công ty, xưởng sản xuất theo hình thức hợp đồng thời vụ.
Chỉ tiêu bình quân nhân khẩu/lao động có xu hướng giảm nhẹ trong 3 năm, giảm từ 1,82 năm 2013 xuống còn 1,81 năm 2015. Trong khi chỉ tiêu bình quân nhân khẩu/hộ tăng từ 3,77 năm 2013 lên 3,83 năm 2015 và chỉ tiêu bình quân lao động/hộ tăng từ 2,07 năm 2013 lên 2,11 năm 2015. Điều này cho thấy áp lực về giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn huyện là tương đối lớn. Để thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM huyện cần có những chính sách hữu hiệu về dân số, lao động và việc làm ổn định, hợp lý để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.
31
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Thuận Thành qua 3 năm (2013 - 2015)
TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ gia tăng (%)
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 14/13 15/14 BQ 1 Dân số 1.1 Số nhân khẩu 159.636 100,00 160.836 100,00 160.936 100,00 101,24 102,40 101,82 1.1.1 Nam 72.847 49,29 73.750 49,29 75.997 49,60 101,24 103,05 102,14 1.1.2 Nữ 74.943 50,71 75.873 50,71 77.219 50,40 101,24 101,77 101,51 1.2 Số hộ 39.187 100,00 39.685 100,00 40.049 100,00 101,27 100,92 101,09 1.2.1 Nông nghiệp 12.143 30,99 11.013 27,75 10.139 25,32 90,69 92,06 91,38
1.2.2 Công nghiệp, TTCN, xây dựng 15.214 38,82 15.678 39,51 16.552 41,33 103,05 105,57 104,31
1.2.3 Dịch vụ, thương mại, khác 11.830 30,19 12.994 32,74 13.358 33,35 109,84 102,80 106,32
1.3 Số lao động trong độ tuổi 81.094 100,00 83.032 100,00 84.590 100,00 102,39 101,88 101,95
1.3.1 Nông nghiệp 44.244 54,56 44.005 53,00 43.186 51,12 99,46 98,14 98,80
1.3.2 Công nghiệp, TTCN, xây dựng 21.831 26,92 22.265 26,81 23.208 27,3 101,99 104,24 103,11
1.3.3 Dịch vụ, thương mại, khác 15.019 18,52 16.762 20,19 18.196 21,59 111,61 108,56 110,08
2 Một số chỉ tiêu bình quân
2.1 Số nhân khẩu/hộ 3,77 3,77 3,83 99,97 101,47 100,72
2.2 Số lao động/hộ 2,07 2,09 2,11 101,10 100,95 101,03
2.3 Số nhân khẩu/lao động 1,82 1,80 1,81 98,88 100,52 99,70
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thuận Thành (2015)
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
* Hệ thống đường giao thông:
Hệ thống đường giao thông của huyện được thể hiện qua bảng 3.3
Bảng 3.3 Một số cơ sở hạ tầng chủ yếu của huyện
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng
1. Đường quốc lộ 38 Km 15,3
2. Đường tỉnh lộ 280, 282 Km 19,5
3. Đường huyện lộ Km 41,2
4. Đường liên xã Km 75,6
5. Đường đê Km 22,4
Nguồn: Phòng Công thương huyện Thuận Thành (2015) Thuận Thành có 3 tuyến đường tỉnh lộ đi qua: tỉnh lộ 280 tuyến huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) - thị trấn Hồ, tỉnh lộ 282 tuyến Keo (Gia Lâm) - Cao Đức (Gia Bình), tỉnh lộ 283 tuyến thị trấn Hồ - xã Song Liễu; có quốc lộ 38 nối liền thành phố Bắc Ninh (là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Bắc Ninh), có sông Đuống nằm ở phía Bắc huyện, cùng mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn khá phát triển. Thuận Thành có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội, tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh... cũng như việc thúc đẩy phát triển một nền kinh tế đa dạng; nông nghiệp, dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Trong thời gian tới, huyện Thuận Thành sẽ tập trung mọi nguồn lực để đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Đến năm 2020, toàn bộ các tuyến đường trục xã, thôn sẽ được cứng hóa. Tiếp tục và hoàn thành cải tạp, nâng cấp các tuyến đường huyện: Đại Đồng Thành – Nguyệt Đức; Nguyệt Đức – Ngũ Thái; Ninh Xá – Gia Đông; Đại Đồng Thành – Thanh Khương; hoàn thành cải tạo, nâng cấp các quyến đường tỉnh như: Đường cái quan đoạn Ngũ Thái – Văn Lâm (Hưng Yên); đường 282B; đường tỉnh 276 và cầu vượt sông Đuống kết nối vùng để phát triển kinh tế, xã hội.
* Về xây dựng cơ bản:
Các công trình xây dựng cơ bản của huyện Thuận Thành được thể hiện qua bảng 3.4.
Bảng 3.4. Một số cơ sở hạ tầng chủ yếu của huyện
Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng 1. Công trình thủy lợi
1.1 Trạm bơm tưới, tiêu Trạm 46
1.2 Kênh mương - Kênh cấp 1 Km 8,5 - Kênh cấp 2 Km 65,7 - Kênh cấp 3 Km 204,3 2. Hệ thống điện 2.1 Trạm biến thế Trạm 142
2.2 Đường dây trung, hạ áp Km 428,5
3. Công trình công cộng khác
3.1 Trường học
- Trường THPT Trường 5
- Trường THCS Trường 19
- Trường Tiểu học Trường 25
- Trường Mầm non Trường 25
3.2 Y tế
- Bệnh viện đa khoa huyện Cái 1
- Trạm Y tế Trạm 18
Nguồn: Phòng Công thương huyện Thuận Thành (2015) Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng phát triển thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các ngành kinh tế phát triển, đồng thời cũng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
- Hệ thống thủy lợi: Chủ động tưới tiêu phục vụ tốt cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp. Hàng năm thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt bão; phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm Luật đê điều như việc khai thác, tập kết cát sỏi trái phép ở sông Đuống.
Trong năm 2015, huyện đã chỉ đạo thực hiện chiến dịch làm thủy lợi cải tạo đất có kết quả cao, toàn huyện đào đắp được 97.598 m3, đạt 190% theo kế hoạch huyện, trong đó: công trình tập trung xã, huyện 28.562 m3, công trình phân tán là 69.036 m3. Diện tích cày ải được 4.500 ha, đạt 90% kế hoạch (Chi cục thống kê huyện Thuận Thành, 2015).
Trong những năm qua, huyện Thuận Thành đã xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; xây dựng và trình tỉnh phê duyệt
phương án trọng điểm phòng chống lụt bão úng. Tổ chức rà soát, kiểm tra vật tư, phương tiện và các công trình trước mùa mưa bão; tổ chức thực hiện kịp thời các biện pháp phòng chống bão, úng. Chỉ đạo rà soát, xử lý các vi phạm đê điều và công trình thủy lợi.
Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống thủy lợi, cải tạo nâng cấp và xây dựng các công trình mới đảm bảo tưới tiêu. Đề nghị tỉnh triển khai thực hiện xây dựng trạm bơm Ngọ Xá dể phục vụ sản xuất. Tiếp tục kiên cố hóa kênh mương, phấn đấu 80% kênh cấp 2 và 70% kênh cấp 3 được cứng hóa.
- Hệ thống cấp điện: Đến nay đã có 100% xã, thị trấn bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý, 100% hộ dân trong huyện được sử dụng điện.
- Hệ thống giáo dục: Toàn huyện có 25 trường mầm non, 25 trường tiểu
học, 19 trường trung học cơ sở, 5 trường trung học phổ thông (Chi cục thống kê huyện Thuận Thành, 2015).
Trong năm 2016, huyện dự kiến xây dựng 04 trường đạt chuẩn Quốc gia, trong đó có 02 trường đạt chuẩn mức 2, nâng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 60/67 trường; tỷ lệ kiên cố hóa phòng học đạt trên 95%. Định hướng đến năm 2020, 100% phòng học sẽ được kiên cố hóa và có đủ cơ sở vật chất để học tập và giảng dạy.
- Hệ thống Y tế: Huyện có 01 bệnh viện đa khoa nằm ở trung tâm huyện,
01 Trung tâm Y tế dự phòng và 03 phòng khám đa khoa tư nhân, 18 Trạm y tế của các xã, thị trấn phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho người dân trong huyện được kịp thời hơn 100% Trạm y tế xã có Bác sĩ biên chế tại trạm góp phần giảm tải bệnh nhân thăm khám tại các tuyến trên, các đơn vị y tế trên địa bàn huyện có tổng số 343 giường bệnh góp phần chăm sóc tốt sức khỏe cộng đồng (Chi cục thống kê huyện Thuận Thành, 2015).
Bên cạnh đó tất cả các xã trong toàn huyện đều đã có Trạm y tế phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho người dân trong huyện được kịp thời hơn. Ngoài ra huyện còn có 10 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Trong năm 2016, huyện dự kiến xây dựng 04 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã (Hoài Thượng, Ninh Xá, Hà Mãn, Ngũ Thái); hoàn thành kiên cố hóa 100% Trạm y tế xã; giảm tỷ sinh là 0,1%, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 là 0,1%; tỷ lệ hộ nghèo còn 3% (Theo tiêu chuẩn mới).
3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Qua bảng 3.5 cho thấy tổng giá trị sản xuất của huyện tăng bình quân trong 3 năm là 15,7%, từ 3.668.347 triệu đồng năm 2013 lên 4.907.617 triệu đồng năm 2015; trong đó:
- Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân qua 3 năm tăng 1,1%, từ 1.056.350 triệu đồng năm 2013 lên 1.067.936 triệu đồng năm 2015. Điều này cho thấy việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp được tăng cường, sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh đưa cây con giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Nhiều mô hình chăn nuôi có quy mô lớn được hình thành, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, thức ăn đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trong 3 năm qua. Tuy nhiên cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp qua 3 năm giảm từ 28,79% năm 2013 xuống còn 21,76% năm 2015.
- Giá trị sản xuất thủy sản bình quân qua 3 năm tăng 15,9%, từ 27.424 triệu đồng năm 2013 lên 36.705 triệu đồng năm 2015; cơ cấu của ngành đạt 0,75%. Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 06-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, từ năm 2001 đến năm 2014 toàn huyện đã chuyển đổi được 240 ha diện tích đất trũng, xấu xa cấy lúa bấp bênh, không ăn chắc, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng trọt, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp từ 3 - 3,5 lần so với cấy lúa.
- Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bình quân qua 3 năm tăng 20,5%, từ 1.595.000 triệu đồng năm 2013 lên 2.315.000 triệu đồng năm 2015; cơ cấu ngành công nghiệp tăng từ 43,48% năm 2013 lên 47,17% năm 2015. Đạt được kết quả trên là do có sự chỉ đạo, điều hành của tỉnh về cơ chế chính sách thu hút đầu tư và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền huyện trong việc tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. Hơn nữa với vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực Bắc Bộ, có nhiều thuận lợi về giao thông đồng thời các dự án đầu tư phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện được triển khai cũng là yếu tố dẫn tới giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh.
- Giá trị về hoạt động thương mại - dịch vụ bình quân qua 3 năm tăng 22,7%, từ 988.900 triệu đồng năm 2013 lên 1.486.600 triệu đồng năm 2015; cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 26,96% năm 2013 lên 30,29% năm 2015.
Bảng 3.5. Tình hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của huyện Thuận Thành qua 3 năm (2013 - 2015)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh
SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) 14/13 15/14 BQ 1. Tổng giá trị sản xuất 3.668.347 100,00 4.144.981 100,00 4.907.617 100,00 113,0 118,4 115,7 1.1 Nông nghiệp 1.056.350 28,79 959.202 23,14 1.067.936 21,76 90,8 111,3 101,1 1.1.1 Trồng trọt 513.900 48,65 424.020 44,21 510.914 47,84 82,5 120,5 101,5 1.1.2 Chăn nuôi 542.450 51,35 535.182 55,79 557.022 52,16 98,7 104,1 101,4 1.2 Thủy sản 27.424 0,75 29.687 0,72 36.705 0,75 108,3 123,6 115,9 1.3 Lâm nghiệp 673 0,02 1.192 0,03 1.376 0,03 177,1 115,4 146,3 1.4 Công nghiệp và TTCN 1.595.000 43,48 1.900.000 45,84 2.315.000 47,17 119,1 121,8 120,5 1.5 Thương mại - DV 988.900 26,96 1.254.900 30,27 1.486.600 30,29 126,9 118,5 122,7 2. Một số chỉ tiêu 2.1 Giá trị SX/1 khẩu 24,8 27,7 32,0 111,6 115,6 113,6 2.2 Giá trị SX/1 hộ 93,6 104,4 122,5 111,6 117,3 114,4 2.3 Giá trị SX NN/1 hộ NN 87,0 87,1 105,3 100,1 120,9 110,5
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thuận Thành (2015)
3.1.2.4. Văn hóa, xã hội
Huyện Thuận Thành là vùng đất cổ, trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân Thuận Thành đã viết nên trang sử quê hương rạng rỡ với truyền thống văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với truyền thống kiên cường trong đấu tranh cách mạng. Suốt ngàn năm Bắc thuộc, thủ phủ Luy Lâu thuộc vùng Dâu - huyện Thuận Thành là trung tâm văn hoá chính trị của nước ta.
Sự phát triển của Thuận Thành xưa và nay gắn liền với những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng: Làng tranh Đông Hồ (xã Song Hồ), Lăng Thuỷ Tổ Kinh Dương Vương (xã Đại Đồng Thành), chùa Bút Tháp (xã Đình Tổ) là ngôi chùa có kiến trúc đá độc đáo, chùa Dâu (xã Thanh Khương) là ngôi chùa được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam.
Kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông xưa, ngày nay Đảng bộ và nhân dân huyện Thuận Thành đang ra sức phấn đấu, khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương để thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Một trong những thành tựu nổi bật về văn hóa xã hội của huyện phải kể đến sự nghiệp giáo dục của huyện. Trong những năm qua đã có những cố gắng nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu: Tỷ lệ học sinh các trường trung học phổ thông thi đỗ các trường Đại học và cao đẳng luôn đứng thứ nhất toàn tỉnh trong nhiều năm.
Việc thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước luôn được các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm. Bên cạnh đó công tác an ninh quốc phòng cũng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu và đối tượng điều tra của đề tài, tác giả phân ra thành các đối tượng nghiên cứu như sau:
- Các hộ dân đang sử dụng nước sạch: Tác giả tiến hành điều tra khảo sát nhu cầu và khả năng chi trả liên quan đến sử dụng dịch vụ cung cấp nước sạch của 70 hộ dân thuộc 2 xã, thị trấn (Thị trấn Hồ, xã An Bình, mỗi xã 35 hộ theo phương pháp chọn mẫu điển hình đại diện cho 3 nhóm hộ: Khá, trung bình, nghèo).
- Các hộ dân chưa được sử dụng nước sạch : Tác giả tiến hành điều tra khảo sát nhu cầu và khả năng chi trả cho sử dụng nước sạch của 70 hộ dân thuộc