Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 51)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu và đối tượng điều tra của đề tài, tác giả phân ra thành các đối tượng nghiên cứu như sau:

- Các hộ dân đang sử dụng nước sạch: Tác giả tiến hành điều tra khảo sát nhu cầu và khả năng chi trả liên quan đến sử dụng dịch vụ cung cấp nước sạch của 70 hộ dân thuộc 2 xã, thị trấn (Thị trấn Hồ, xã An Bình, mỗi xã 35 hộ theo phương pháp chọn mẫu điển hình đại diện cho 3 nhóm hộ: Khá, trung bình, nghèo).

- Các hộ dân chưa được sử dụng nước sạch : Tác giả tiến hành điều tra khảo sát nhu cầu và khả năng chi trả cho sử dụng nước sạch của 70 hộ dân thuộc

2 xã chưa có công trình cung cấp nước sạch thuộc 2 xã gồm Mão Điền, Thanh Khương (mỗi xã 35 hộ theo phương chọn mẫu điển hình đại diện cho 3 nhóm hộ khá, trung bình, nghèo).

- Ngoài ra, tác giả còn tập trung khảo sát các cơ sở cung cấp dịch vụ nước sạch cho người dân trên địa bàn huyện Thuận Thành bao gồm Công ty cổ phần nước sạch Thuận Thành, Trạm cung cấp nước sạch xã Trí Quả, xã Song Hồ và xã An Bình bằng cách tiến hành điều tra phỏng vấn các cán bộ thực hiện việc cung cấp nước sạch tại các bao gồm Ban Giám đốc và các nhân viên của các công trình cung cấp nước sạch tập trung trên địa bàn huyện Thuận Thành.

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Số liệu về các đặc điểm kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu từ các báo cáo của huyện, của cơ quan thống kê, trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Bắc Ninh, các đơn vị cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành và các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài còn tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn khác như sách báo, tạp chí, các nghiên cứu trước đây có liên quan.

3.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, khảo sát thực tế. Các thông tin về nguồn cung ứng nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành và những đặc điểm cơ bản của người được phỏng vấn thu thập từ mẫu phiếu điều tra, chia làm hai loại để phỏng vấn là đối tượng đã được sử dụng nước sạch và chưa được sử dụng nước sạch.

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được dùng để mô tả các chỉ tiêu thống kê trong nghiên cứu như: Giá nước sạch, nguồn lực tài chính, nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân...

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được dùng để so sánh công suất cấp nước sạch, số hộ dân được hưởng dịch vụ nước sạch qua các năm, từ đó đề xuất những giải pháp trước mắt và lâu dài để nâng cao hiệu quả của việc phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện.

3.2.3.3. Phương pháp PRA

Là phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của các bên có liên quan đến công tác cung cấp và sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành gồm các cán bộ của các công trình cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện và những nhóm, hộ gia đình, những cơ sở, trường học đang và chưa được sử dụng nước sạch.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực cung cấp nước sạch

- Tổng vốn đầu tư

- Đội ngũ quản lý, vận hành - Công suất ngày đêm

- Các chỉ tiêu sinh hoá liên quan đến chất lượng nước - Giá nước/1m3

- Mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân về nước sạch

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện sử dụng dịch vụ cung cấp nước sạch

- Lượng nước sạch tiêu dùng bình quân (ngày, tháng, năm)

- Tổng tiền chi trả cho sử dụng nước sạch bình quân (ngày, tháng, năm) - Mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ cung cấp nước sạch

+ Số lượng + Chất lượng + Giá cả

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

4.1.1. Các công trình cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh

Hiện nay, trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh có bốn công trình cung cấp nước sạch tập trung đã hoàn thành và đưa vào sử dụng ; ba công trình cung cấp nước sạch tập trung đang thi công; và một dự án công trình cung cấp nước sạch đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Trong đó bốn công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đã và đang góp phần nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện.

4.1.1.1. Các công trình cung cấp nước sạch đã hoàn thành và đưa vào sử dụng

Các công trình nước sạch tập trung đã hoàn thành và đưa vào sử dụng bao gồm:

- Cụm công trình cấp nước sạch xã Trí Quả - Công trình cấp nước sạch xã Song Hồ - Công trình cấp nước sạch xã An Bình

- Công trình cấp nước sạch của Công ty Cổ phần nước sạch Thuận Thành, trong đó:

* Cụm công trình cung cấp nước sạch xã Trí Quả:

Xã Trí Quả là một trong những địa phương của huyện đi đầu trong việc xây dựng các nhà máy cung cấp nước sạch tập trung. Hiện nay, xã đang có 3 trạm cung cấp nước sạch gồm: Trạm nước sạch số 1 (thôn Tư Thế), trạm nước sạch số 2 (Trà Lâm – Xuân Quan) và trạm nước sạch số 3 (thôn Văn Quan – Phương Quan).

+ Trạm nước sạch số 1 (thôn Tư Thế) được khởi công xây dựng từ năm 1997 với tổng kinh phí đầu tư đầu tư hơn 1 tỷ đồng từ nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, công suất thiết kế là 200m3/ngày đêm. Chính thức đi vào hoạt động năm 2000. Năm 2014, trạm được sửa chữa, nâng cấp và xây thêm một bể chứa nước sạch mới, nâng công suất thiết kế lên 800m3/ ngày đêm, đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt với

chất lượng tốt nhất cho người dân trong thôn. Hiện nay, với công suất khai thác 320m3/ngày đêm, trạm đang cung cấp nước sạch cho 2685 người, vượt công suất thiết kế 2100 người ban đầu.

+ Trạm nước sạch số 2 (Trà Lâm – Xuân Quan) được khởi công xây dựng và đi vào hoạt động năm 2002 với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng, công suất thiết kế là 800m3/ngày đêm, số người được cấp nước theo thiết kế là 2250 người. Trạm được triển khai xây dựng vào năm 2004 và đi vào hoạt động từ năm 2006. Hiện tại, công suất khai thác của trạm là 750m3/ngày đêm, trạm nước sạch số 2 đã đáp ứng nhu cầu sử dụng cho 2141 người dân hai thôn Trà Lâm và Xuân Quan.

+ Trạm nước sạch số 3 (Văn Quan – Phương Quan) được xây dựng năm 2010 với kinh phí đầu tư là 1,4 tỷ đồng, công suất thiết kế là 800m3/ngày đêm, cấp nước theo thiết kế là 4000 người. Hiện nay, với công suất khai thác 650m3/ngày đêm, trạm đang cung cấp nước sạch cho 2218 người dân hai thôn Văn Quan và Phương Quan.

* Công trình cấp nước sạch xã Song Hồ:

Công trình cung cấp nước sạch xã Song Hồ được triển khai xây dựng từ tháng 3/2011 với kinh phí đầu tư hơn 17,5 tỷ đồng từ nguồn vốn của chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Công suất thiết kế là 1000m3/ngày đêm, cấp nước theo thiết kế là 10000 người. Cuối năm 2013, trạm hoàn thành và chính thức đi và hoạt động năm 2014. Hiện tại, với công suất khai thác 800m3/ngày đêm, trạm đã đáp ứng nhu cầu sử dụng cho 5010 người dân xã Song Hồ, tức là khoảng 1200 trong số 1500 hộ trên địa bàn xã, đạt tỷ lệ 80% số hộ.

* Công trình cung cấp nước sạch xã An Bình:

Dự án xây dựng công trình cung cấp nước sạch xã An Bình được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tháng 7/2008 và đến năm 2009 bắt đầu đi triển khai xây dựng từ nguồn vốn của chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Ninh, số vốn đầu tư cho công trình là 14 tỷ đồng. Công suất thiết kế của trạm là 1400m3/ngày đêm với hệ thống bao một trạm bơm cấp 1 và một trạm bơm cấp 2, trạm có khả năng cung cấp đủ nước cho 1600 hộ dân. Năm 2010, công trình cấp nước sạch xã An Bình được hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động.

Tính đến nay, công trình cấp nước sạch xã An Bình đã hoạt động được sáu năm, tuy nhiên, công suất tiêu thụ nước của trạm chỉ đạt khoảng 200m3/ngày đêm, hiện nay, số hộ gia đình sử dụng nước sạch của xã chỉ đạt 256 hộ. Bên cạnh các hộ đăng ký sử dụng nước sạch trên địa bàn xã, trạm cấp nước sạch xã An Bình còn cung cấp nước sạch cho trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an Nhân dân đóng cạnh địa bàn xã, trong đó công suất nước sạch mà trạm cung cấp cho trường này đã là 130m3/ngày đêm có nghĩa là công suất tiêu thụ nước sạch của trạm cho xã An Bình chỉ đạt khoảng 70m3/ngày đêm. Điều này chứng tỏ công suất tiêu thụ nước sạch của các hộ trên địa bàn xã An Bình là rất thấp, nguyên nhân được lý giải là do hiện nay, đa số các hộ dân trên địa bàn xã đều sử dụng nguồn nước giếng khoan, và các hộ gia đình dù đã đăng ký sử dụng nước sạch cũng sử dụng nguồn nước sạch song song với nguồn nước giếng khoan đã có từ trước đây.

* Công trình cấp nước sạch của Công ty Cổ phần nước sạch Thuận Thành:

Dự án xây dựng Công ty Cổ phần nước sạch Thuận Thành được phê duyệt từ năm 2006, đến năm 2007, công ty được thành lập do UBND tỉnh Bắc Ninh làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến tháng 7/2007, dự án được chuyển giao cho công ty nước Thuận Thành làm chủ đầu tư nên dự án được phê duyệt lại. Do đó, đến năm 2011, công ty cổ phần nước sạch Thuận Thành mới bắt đầu được xây dựng và hoàn thành năm 2013, năm 2014, công trình cấp nước sạch của Công ty Cổ phần nước sạch Thuận Thành chính thức đi vào hoạt động.

Công ty Cổ phần nước sạch Thuận Thành được đầu tư theo hình thức BOO, nghĩa là: Xây dựng, vận hành, sở hữu. Công ty được đầu tư xây dựng nhờ hai nguồn vốn chính là vốn doanh nghiệp và vốn hỗ trợ của tỉnh và được đầu tư thành hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Vốn đầu tư là 58 tỷ đồng, chủ yếu dùng để đấu nối cấp nước cho các hộ dân thị trấn Hồ.

- Giai đoạn 2: Vốn đầu tư là 37 tỷ đồng, dùng để đấu nối cấp nước cho các hộ dân xã Gia Đông.

Công suất thiết kế của trạm cung cấp nước sạch công ty Cổ phần nước sạch Thuận Thành là 5000m3/ngày đêm, hiện nay công suất khai thác của trạm khoảng 20003/ngày đêm, trạm đang cung cấp nước sạch cho 2648 người dân của thị trấn Hồ và xã Gia Đông.

Dự kiến trong thời gian tới, cụ thể là đến năm 2017, Công ty Cổ phần nước sạch Thuận Thành sẽ tiến hành các bước cần thiết để mở rộng nhà máy, nâng công suất thiết kế lên 1200m3/ngày đêm, đồng thời đấu nối đường ống để cung cấp nước sạch thêm cho 4 xã: Hoài Thượng, Nguyệt Đức, Ngũ Thái và Song Liễu.

Các công trình cung cấp nước sạch nêu trên đã và đang phát huy tốt hiệu quả, khắc phục tình trạng người dân phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh. Điều này đã giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn tại các vùng có công trình cung cấp nước sạch, góp phần giảm dần khoảng cách đời sống người dân nông thôn với đô thị, đồng thời làm thay đổi nhận thức của người dân nông thôn về ý nghĩa, lợi ích của việc sử dụng nước sạch. Tuy nhiên số dân sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung vẫn còn thấp so với số người được cấp nước sạch theo thiết kế của các công trình.

4.1.1.2. Các công trình cung cấp nước sạch đang thi công

Hiện nay, trên địa bàn huyện Thuận Thành đang có ba công trình cung cấp nước sạch đang thi công gồm có:

- Thứ nhất, Công trình cấp nước sạch tập trung cụm xã Xuân Lâm, Hà Mãn, Đại Đồng Thành, Đình Tổ, Thanh Khương. Đây là dự án cung cấp nước sạch của UBND tỉnh Bắc Ninh giao cho Công ty Cổ phần đào tạo và xây lắp điện Hà Nội đầu tư theo QĐ53/2010/QĐ-UBND. Mức kinh phí đầu tư cho công trình cấp nước sạch này là 258 tỷ đồng, công suất thiết kế của trạm là 1200m3/ngày đêm.

- Thứ hai, Công trình cấp nước sạch tập trung cụm xã Nguyệt Đức-Ngũ Thái-Song Liễu: Nối mạng với cụm xã Mão Điền. Mức kinh phí đấu tư cho công trình này là 20 tỷ đồng, công suất thiết kế là 1200m3/ngày đêm.

- Thứ ba, Công trình cấp nước sạch xã Gia Đông, nối mạng với trạm cấp nước xã Song Hồ. Mức kinh phí đấu tư cho công trình này là 15 tỷ đồng, công suất thiết kế là 1000m3/ngày đêm.

4.1.1.3. Các công trình cung cấp nước sạch đang chuẩn bị đầu tư

Hiện nay, huyện Thuận Thành chỉ có một công trình cung cấp nước sạch đang chuẩn bị đầu tư, đó là công trình cung cấp nước sạch tập trung cụm xã Nguyệt Đức, Ngũ Thái, Song Liễu. Dự kiến, đến năm 2017, công trình cung cấp nước sạch này sẽ được hình thành bằng cách đấu nối đường ống với Công ty Cổ phần nước sạch Thuận Thành.

Tất cả những công trình cung cấp nước sạch đang thi công và chuẩn bị đầu tư tại huyện Thuận Thành kể trên đều khai thác nguồn nước mặt sống Đuống để phục vụ sản xuất nước sạch phục vụ người dân trên địa bàn huyện.

Bảng 4.1 mô tả chi tiết các công trình cung cấp nước sạch đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, các công trình cung cấp nước sạch đang thi công và các dự án công trình cung cấp nước sạch đang chuẩn bị đầu tư trên địa bàn huyện Thuận Thành.

Bảng 4.1. Các công trình cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện ThuậnThành TT Tên công trình Tổng mức đầu tư (tỷ đồng) Công suất trạm (m3/ng ày đêm Thời gian khởi công – hoàn thành Số người sử dụng theo dự án Số người sử dụng thực tế Quy mô công trình Nguồn nước I Công trình hoàn thành và đã đưa vào sử dụng 1 Cụm CTCN xã Trí Quả - Trạm số 1 1.5 800 2011-2013 2100 2685 Thôn Ngầm - Trạm số 2 1,3 800 2002 2250 2141 Thôn Ngầm - Trạm số 3 1,4 800 2010 4000 2218 Thôn Ngầm 2 CTCN xã An Bình 1,4 1400 2008-2010 10000 413 Xã Ngầm 3 CTCN xã Song Hồ 17,5 1000 2011-2013 10000 5010 Xã Ngầm 4 CTCP nước sạch Thuận Thành 95 5000 2007-2013 10000 2648 Liên xã Ngầm II Các dự án đang thi công 1 CTCN cụm xã Xuân Lâm, Hà Mãn, Đại Đồng Thành, Đình Tổ, Thanh Khương 258 1200 2013 15000 Liên xã Mặt 2 CTCN cụm xã Nguyệt Đức-Ngũ Thái-Song Liễu 20 1200 2014 10000 Liên xã Mặt 3 CTCN xã Gia Đông 15 1000 2014 1000 Xã Ngầm

III Dự án chuẩn bị đầu tư CTCN cụm xã Nguyệt Đức, Ngũ Thái, Song Liễu

40 1200 2017 10000 Liên xã Mặt

45

Bảng 4.2. Phạm vi phục vụ của các công trình cung cấp nước sạch huyện Thuận Thành

Tên công trình

Trí Quả An Bình Song Hồ Thị trấn Hồ Gia Đông

Số hộ phục vụ Số hộ trong Tỷ lệ (%) Số hộ phục vụ Số hộ trong Tỷ lệ (%) Số hộ phục vụ Số hộ trong Tỷ lệ (%) Số hộ phục vụ Số hộ trong xã Tỷ lệ (%) Số hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)