Bảng 4 .7 Số dân được sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành
Bảng 4.12 Sức khỏe người dân qua một số bệnh tật liên quan đến nước sạch
Bệnh liên quan đến sử dụng nước sạch
Tỷ lệ mắc bệnh (%) Người dân chưa được sử dụng nước sạch Người dân được sử dụng nước sạch
Các bệnh tai, mũi, họng (viêm tai, đau họng …) 17 4 Các bệnh về tiêu hóa (kiết lỵ, ỉa chẩy …) 16 3 Các bệnh về mắt (đa mắt hột, viêm giác mạc …) 12 5 Các bệnh ngoài da (ghẻ lở, nấm da …) 15 2
Các bệnh phụ khoa 10 7
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2015) Nghiên cứu điều tra và bảng trên cho thấy, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến nước sạch như tai, mũi, họng, các bệnh tiêu hóa, bệnh ngoài da, bệnh về mắt, bệnh phụ khoa đối với những người dân chưa được sử dụng nước sạch cao hơn 3 lần so với người dân được sử dụng nước sạch của các nhà máy nước trong vùng. Vì vậy, trong thời gian tới, cần phải có kế hoạch mở rộng các công trình cấp nước và mạng đường ống dẫn nước đến các vùng chưa có nước sạch trong huyện để dịch vụ cung ứng nước sạch thực sự mang đến hiệu quả cao về mặt xã hội.
4.1.4.8. Đánh giá chung về thực trạng phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
* Những kết quả đạt được:
Trong thời gian qua huyện Thuận Thành đã tập trung phối hợp các sở, ban ngành, đơn vị, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình Nước sạch nông thôn. Chương trình đã đạt được một số kết quả nhất định:
+ Tỷ lệ người dân trong huyện được sử dụng nước sạch ngày càng được tăng lên: Năm 2013 chỉ có 2213 hộ dân được dùng nước sạch, tuy nhiên, đến năm 2015, số hộ sử dụng nước sạch đã tăng lên 4661 hộ . Nhiều mô hình quản lý và xây dựng đã phát huy được hiệu quả cao và cũng đã được giới thiệu cho các địa phương khác đến tham quan học tập.
+ Bước đầu đã thực hiện việc xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn và thu hút được một doanh nghiệp (Công ty Cổ phần nước sạch Thuận Thành) tham gia đầu tư xây dựng và quản lý vận hành công trình cấp nước sạch trên địa bàn huyện.
+ Các quy hoạch tương đối phù hợp với các hướng dẫn, quy phạm hiện hành, chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.
+ Hầu hết các công trình cấp nước sạch được xây mới đều có công nghệ xử lý nước hiện đại. Chất lượng nước đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế. Đây được coi là nhân tố rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng, số lượng nước sạch cho người dân cũng như phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch. Cùng với đó, Thuận Thành cũng là một huyện có địa hình bằng phẳng nên việc triển khai thi công xây dựng các công trình cấp nước sạch nông thôn rất thuận lợi, chi phí xây dựng giảm hơn so với một số vùng khác.
+ Chất lượng nước, áp lực, lưu lượng: Chất lượng nước nguồn tốt nên các chỉ tiêu đánh giá mẫu nước đạt tiêu chuẩn quy định. Tại các vị trí đấu nối thường xuyên đảm bảo lưu lượng thiết kế, đáp ứng yêu cầu của từng nhóm đối tượng dùng nước, chất lượng dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân nông thôn ngày càng được cải thiện rõ rệt.
+ Người dân đã dần tiếp cận được với nếp sống văn minh trong sinh hoạt và tránh được nhiều bệnh tật có liên quan đến nước, môi trường sống được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng tăng.
* Những mặt còn tồn tại:
Hiện nay trên địa bàn huyện, dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân nông thôn vẫn còn một số tồn tại:
+ Tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch sạch trên địa bàn huyện còn khá thấp. + Công tác xã hội hóa trong đầu tư xây dựng quản lý vận hành các công trình cấp nước còn hạn chế. Đến nay, mới huy động được một doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng quản lý vận hành công trình cấp nước sạch nông thôn.
+ Một số nơi trong địa bàn huyện, phong tục tập quán của người dân nông thôn vẫn còn lạc hậu, chưa nhận thức được vai trò quan trọng của việc sử dụng nước sạch. Do vậy, ở một số khu vực trong huyện các hộ gia đình vẫn đang sử dụng nhiều loại hình cung cấp nước khác nhau và còn nhiều hình thức cung cấp chưa đảm bảo và khó kiểm soát theo tiêu chuẩn về chất lượng nước.
+ Về các quy định Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, thủ tục đầu tư xây dựng cho các dự án vẫn còn tốn rất nhiều thời gian, dẫn đến các công trình cấp nước sạch chậm hoàn thành và đi vào sử dụng.
+ Chất lượng nước của một số công trình cấp nước còn chưa đồng đều do: một số công trình đã xuống cấp, không thích hợp với điều kiện thực tế; Công tác duy tu, bảo trì hệ thống cấp nước chưa được quan tâm; Công tác kiểm tra chất lượng nước chưa được kiểm tra định kỳ; Chưa có biện pháp chế tài đối với những nhà cung cấp nước vi phạm tiêu chuẩn chất lượng nước.
+ Giá bán nước do UBND Tỉnh quy định vẫn còn nhiều bất cập, giá nước thường được điều chỉnh mỗi lần từ 3-4 năm, nhưng bảng giá mới được điều chỉnh chỉ phản ánh giá dịch vụ hiện nay mà không dự đoán được sự tăng chi phí trong tương lai.
* Nguyên nhân:
- Công tác tuyên truyền vận động người dân sử dụng nước sạch ở một số nơi chưa được chú trọng. Sự chỉ đạo của các cấp, các ngành chưa tập trung. Thiếu kinh phí phục vụ công tác truyền thông, thiếu cán bộ truyền thông, nhất là cán bộ có năng lực. Thiếu sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, sự tham gia của cộng đồng dân cư.
- Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở các khu vực nông thôn xa đô thị.
- Do chất lượng thi công xây dựng các công trình còn kém, thiếu kinh phí trong việc duy tu, bảo dưỡng, khả nãng vận hành của đơn vị cấp nước còn hạn chế.
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng các công tŕnh cấp nước sạch trên địa bàn còn hạn chế. Đa phần các công trình là do vốn ngân sách Nhà nước, mà nguồn vốn này còn hạn hẹp.
- Cơ chế, chính sách hiện nay chưa phát huy được vai trò của Nhà nước trong việc xã hội hóa dịch vụ cung ứng nước sạch. Cùng với đó, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay chưa hoàn thiện.
- Công tác tuyên truyền về nước sạch chưa được chú trọng: Sự chỉ đạo, lãnh đạo và quan tâm của các cấp, các ngành chưa được tập trung; Phương pháp truyền tải thông tin, nội dung truyền thông chưa phù hợp phong tục, tập quán của người dân;
- Giá tiêu thụ nước sạch được quy định với đơn giá rất thấp chưa tính đúng, tính đủ theo Thông tư Số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNN ngày 15/5/2012 về việc hướng dẫn nguyên tắc xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn, nên không đủ để chi phí quản lý vận hành dẫn đến công trình bị xuống cấp nhanh;
- Do mô hình quản lý một số công trình cấp nước tập trung hiện nay chưa phù hợp như: Mô hình Ban quản lý vận hành của xã, Tổ quản lý vận hành của thôn.
- Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý những cơ sở sản xuất cung ứng dịch vụ nước sạch của các ngành, các cấp địa phương còn chưa được chú trọng và thường xuyên liên tục.
4.1.4.9. Bài học kinh nghiệm trong công tác phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
* Về công tác xã hội hóa lĩnh vực cấp nước sạch
Khuyến khích các thành phần xã hội tham gia vào lĩnh vực cung cấp nước sạch, đa dạng hóa các hình thức cấp nước với một cơ chế, chính sách thông thoáng và minh bạch. Cụ thể:
Một là, xã hội hóa cung cấp nước sạch phải bám sát vào nhu cầu thực tiễn của địa phương, giải quyết những yêu cầu bức thiết về nước sạch của người dân phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội mới nhanh chóng tìm được sự đồng thuận giữa nhà nước và nhân dân.
Hai là, huy động được vốn bằng nhiều nguồn khác nhau, trong đó thông qua con đường huy động nguồn vốn nước ngoài (WB) và nguồn vốn do nhân dân đóng góp. Cách làm này không những huy động có hiệu quả nguồn lực trong cộng đồng mà còn nâng cao trách nhiệm, ý thức cho cộng đồng trong toàn bộ chu trình từ khi góp vốn đến khi sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và duy trì hệ thống.
Ba là, phải tạo ra một cơ chế, chính sách rộng mở, linh hoạt, minh bạch, cụ thể và thiết thực nhằm phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận ban ngành từ UBND tỉnh, các cơ sở đến xã, phường và từng người dân.
* Về công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ và công nhân ngành nước:
Chú trọng hơn nữa công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ nhân viên là hình ảnh, là bộ mặt của ngành cấp nước trong tiếp xúc và làm việc với khách hàng. Nhân viên ngành cấp nước phải thật sự làm hết trách nhiệm của mình. Ngoài công tác được giao còn cần phải chú ý đến tình trạng sử dụng nước của khách hàng để đề xuất các hình thức động viên, tuyên dương đối với khách hàng thực
hiện tốt quy định của ngành hoặc có các biện pháp đối với các trường hợp gian lận nước… nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch, giảm thất thoát nước.
* Về công tác chống thất thoát, tiết kiệm nước
Giải quyết tình trạng thất thoát nước làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh thông qua các công cụ của pháp luật, chiến lược về con người, tìm nguồn vốn đến đẩy mạnh công tác duy tu, bảo dưỡng, thay mới, phát triển mạng lưới phân phối nước sạch, giảm tỷ lệ thất thoát. Việc chủ động sản xuất các thiết bị ngành nước phục vụ cho quá trình sản xuất và phân phối nước sạch là hết sức cần thiết.
Nâng cao nhận thức của người dân về ý thức tiết kiệm nước và các biện pháp thực hành chống lãng phí nước.
* Về công tác phân cấp quản lý và tổ chức kinh doanh nước sạch
Quản lý hiệu quả kinh doanh nước sạch, tăng cường năng lực sản xuất và phân phối nước sạch đến với người tiêu dùng đã cho ta nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Các cơ quan cấp nước có cơ sở vững mạnh về tài chính, tổ chức phân cấp quản lý hiệu quả, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên, các chính sách hỗ trợ, ý thức vươn lên… đã góp phần khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước có hạn và đưa nguồn nước sạch trong lành đến người tiêu dùng. Ngoài ra ta còn rút ra được bài học quý giá ở quá trình phân cấp quản lý và tổ chức kinh doanh đó là sự tham gia của cấp nước tư nhân, mở rộng các hình thức cấp nước đã góp phần đáng kể nâng cao tỷ lệ người dân được cung cấp nước sạch, phá vỡ tính độc quyền trong khai thác kinh doanh nước sạch.
4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH, VỤ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch trên cả nước nói chung và huyện Thuận Thành nói riêng, cụ thể như sau:
4.2.1. Nhu cầu của người dân về sử dụng nước sạch
4.2.1.1. Nhận thức của người dân và công tác tuyên truyền, vận động
* Nhận thức của người dân:
sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Qua đó tác động đến dịch vụ cung ứng nước sạch nông thôn.
Qua phỏng vấn điều tra về nhận thức của người dân trên địa bàn huyện về tầm quan trọng của nước sạch, ta có bảng kết quả tổng hợp sau: