Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các giải pháp phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện
4.3.2. Một số giải pháp phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
4.3.2.1. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền
Qua điều tra, khảo sát ý kiến cán bộ cơ sở và người dân cho thấy, một bộ phận không người dân trong huyện còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch. Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động người dân đã được quan tâm nhưng triển khai không đồng đều, hình thức tuyên truyền chưa thực sự đa dạng, phong phú. Do vậy, trong thời gian tới, huyện cần tăng cường công tác tuyên truyền cũng như đa dạng hóa các hình thức tuyên tuyền để người dân nhận thức rõ về tầm quan trọng của nước sạch.
4.3.2.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách trong hỗ trợ cung ứng dịch vụ cấp nước sạch cho người dân nông thôn
Hiện nay, Nhà nước ta đã có các chính sách hỗ trợ nhằm phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch đạt mục tiêu, đẩy mạnh hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân nông thôn và giảm thiểu các bệnh có liên quan đến nước, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn. Để hoàn thiện hơn nữa những cơ chế, chính sách của Nhà nước, đề xuất thực hiện một số giải pháp sau:
- Tiếp tục phân định rõ chức năng, vai trò của nhà hoạch định chính sách, vai trò của cơ chế, vai trò của nhà cung cấp dịch vụ cung ứng nước sạch nông thôn.
- Về vai trò hoạch định của chính sách: UBND tỉnh là cơ quan quyết định chiến lược phát triển, chính sách đầu tư và sự tham gia của các thành phần kinh tế hoạt động dịch vụ cung ứng cấp nước sạch nông thôn. Ban hành các văn bản pháp lý quản lý ngành: khung giá nước sạch, tiêu chuẩn dịch vụ, giấy phép hoạt động cho các nhà cung cấp, chính sách về thuế, quyền lợi của người sử dụng…
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng cơ bản, để công tác chuẩn bị đầu tư các dự án cung ứng nước sạch nông thôn không mất nhiều thời gian, các hợp đồng thi công xây dựng được đấu thầu và quản lý một cách rõ ràng và công bằng.
- Hoàn thiện hơn các quy định về trách nhiệm người đứng đầu trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Giúp công tác thực hiện việc hỗ trợ về đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch, hỗ trợ về giá nước sạch… được triển khai nhanh, thuận lợi, không tốn nhiều thời gian và chi phí.
- Tăng cường các quy định để bảo vệ quyền lợi người sử dụng nước sạch, tránh bị các đơn vị cung ứng nước sạch vì lợi nhuận của mình, mà làm tổn hại đến người tiêu dùng nước sạch.
- Các công ty cấp nước và các doanh nghiệp Nhà nước khác tham gia vào lĩnh vực cấp nước sạch sẽ có thẩm quyền ngày càng lớn hơn đối với quản lý tài sản và quyền tự chủ về tài chính.
- Khu vực tư nhân và các doanh nghiệp Nhà nước sẽ đảm bảo toàn bộ việc thi công cũng như các dịch vụ cấp nước sạch nông thôn trong tương lai. Do đó, phải cải thiện môi trường kinh doanh để khu vực tư nhân có những cơ hội thuận lợi để cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp Nhà nước như: Công bằng về thuế giữa các doanh nghiệp Nhà nước và công ty tư nhân; Bình đẳng về hạn mức tín dụng trong hệ thống ngân hàng; Tăng cường quản lý bằng pháp luật đối với đấu thầu cạnh tranh và thưởng phạt hợp đồng.
- Bổ sung, hoàn thiện hơn nữa Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 01/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn; Quyết định số 53/2010/QĐ-UBND ngày 20/5/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy định chế độ hỗ trợ đầu tư xây dựng dự án nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đồng thời các Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Nông nghiệp và PTNT cần sớm đưa ra thông tư hướng dẫn cụ thể để thực hiện Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 01/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Bổ sung, hoàn thiện hơn nữa các chính sách: Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP, giá nước phải được hạch toán theo cơ chế thị trường, tính đúng, tính đủ các loại chi phí để đơn vị cấp nước có thể thu hồi vốn đầu tư phát triển hệ thống cấp nước; Thông tư 75/2012/TTLT- BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15 tháng 05 năm 2012 của Liên Bộ Tài chính – Xây dựng – Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn. Để đảm bảo cho việc cung ứng nước sạch nông thôn với giá thành hợp lý, dịch vụ đến với tất cả tầng lớp nhân dân, đặc biệt là hộ gia đình chính sách và hộ nghèo trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
4.3.2.3. Huy động các nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng các công trình cung cấp nước sạch cho người dân
Qua nghiên cứu ở trên,hiện nay, huyện Thuận Thành mới chỉ có năm trên tổng số 18 xã có công trình cung cấp nước sạch. Để có thể hoàn thành các công trình cung cấp nước sạch đang xây dựng cũng như xây dựng thêm các công trình cung cấp nước sạch mới thì cần có nguồn lực tài chính rất lớn. Nhằm huy động tối đa các nguồn lực phục vụ phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch, cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
- Thực hiện các chính sách thu hút vốn đầu tư phù hợp với pháp luật hiện hành và các chủ trương chung trên phạm vi quốc gia đồng thời thể hiện cơ chế linh hoạt, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia vào quá trình xã hội hóa ngành cung ứng dịch vụ nước sạch như: Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn; Quyết định số 53/2010/QĐ-UBND, ngày 20/5/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh V/v ban hành quy định chế độ hỗ trợ đầu tư xây dựng dự án nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Tập trung nguồn vốn để đầu tư các công trình trọng điểm, cấp bách. Không đầu tư dàn trải, một mặt đảm bảo tính xã hội, tuân thủ nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội chung, mặt khác vẫn duy trì tính hiệu quả của các dự án cấp nước nông thôn được đầu tư.
- Huy động mọi nguồn vốn trong xã hội, thực hiện công tác xã hội hoá ngành nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương III. Về lâu dài khi nhu cầu nước sạch tăng nhanh phục vụ cho đời sông và sản xuất, nghiên cứu đề xuất đầu tư xây dựng các công tŕnh cấp nước dưới dạng chìa khoá trao tay, BOT, BOO, BT ...
- Có chính sách thích hợp thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài như: Viện trợ song phương (ODA), viện trợ của các tổ chức quốc tế, Tổ chức phi chính phủ; đặc biệt sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á. Huyện Thuận Thành cần kiến nghị, đề xuất với tỉnh Bắc Ninh, TW xây dựng dự án về nước sạch có uy mô lớn và tính chất liên vùng, công nghệ hiện đại bằng nguồn vốn ODA, đảm bảo cung cấp dịch vụ nước sạch cho người dân huyện Thuận Thành và các huyện lân cận,
khu vực này, đồng thời đáp ứng xu hướng đô thị hóa đang và sẽ diễn ra, đặc biệt các khu đô thị đã được quy hoạch.
4.3.2.4. Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân
Công tác xã hội hóa dịch vụ cung ứng nước sạch cho người dân nông thôn đem lại chất lượng, hiệu quả thiết thực với các tầng lớp nhân dân, thực hiện nhiệm vụ đó cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau đây:
- Việc xã hội hóa cấp nước sạch là phải vận động, tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, các thành phần kinh tế và toàn xã hội tham gia quá trình cấp nước sạch nông thôn, nhằm nâng cao chất lượng sống và tăng cường sức khỏe cho dân cư nông thôn.
- Xã hội hóa cần phải được coi là một tư tưởng có chiến lược, có tính lâu dài là một giải pháp mang tính toàn diện để thực hiện dịch vụ cung ứng nước sạch nông thôn. Vấn đề đầu tiên của hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực này là cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhu cầu sử dụng nước sạch nông thôn. Nâng cao sự hiểu biết của người dân về mối liên quan giữa dịch vụ cung ứng nước sạch – vệ sinh với sức khỏe và sự phát triển của toàn xã hội. Hoạt động này phải được thực hiện đồng thời ở tất cả các cấp thông qua mạng lưới truyền thông từ trung ương đến địa phương và mạng lưới truyền thông tại chỗ. Thành lập đội ngũ tuyên truyền viên tại chỗ bao gồm các thành phần là những người đứng đầu các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội tại địa phương, để vận động, đôn đốc, kiểm tra, giám sát vấn đề phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch nông thôn. Phải quán triệt việc “tổ chức sự tham gia của cộng đồng”, nhằm huy động toàn dân tham gia trong quá trình đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hệ thống cấp nước sạch nông thôn. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế hộ, hợp tác xã… cùng tham gia tạo thêm nguồn vốn phục vụ cho việc phát triển dịch vụ cung ứng nước sạch nông thôn.
- Việc xã hội hóa dịch vụ cung ứng nước sạch nông thôn cần được thực hiện đồng bộ cả về việc phát triển nguồn, mạng lưới đường ống cho đến công tác quản lý, vận hành. Thực hiện xã hội hóa không chỉ cho các nhà đầu tư mà còn cho cả người tiêu dùng thông qua việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm chi trả tiền mua nước theo số lượng và giá cả quy định.
4.3.2.5. Tăng cường công tác rà soát quy hoạch các công trình cung cấp nước sạch
Trong thời gian tới, cần tăng cường công tác rà soát các công trình cung cấp nước sạch đang hoạt động, đang thi công và các dự án cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành và có phương án quy hoạch hợp lý.
4.3.2.6. Đảm bảo và nâng cao chất lượng nước sạch tại địa phương
Ngoài các biện pháp trên, để có thể phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch cũng như nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tại huyện Thuận Thành, cần nâng cao công tác quản lý chất lượng nước sạch cũng như chất lượng nước sạch tại địa phương. Theo ý kiến của một số người được hỏi, họ vẫn không an tâm với nguồn nước sạch mà gia đình đang sử dụng mà vẫn phải sử dụng thêm máy lọc. Một số ý kiến cho biết không sử dụng nước sạch vì chất lượng nước không đảm bảo, khi thử bằng máy thử vẫn thấy có váng bẩn. Do vậy, chính quyền địa phương cần luôn đảm bảo và nâng cao chất lượng nước sạch bằng cách thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các quá trình từ học nước đến đưa nước về các hộ gia đình, thường xuyên rửa bể đầu nguồn. Ngoài ra, xã cũng cần có đội ngũ liên tục kiểm tra, cải tạo và nâng cao chất lượng đường ống dẫn nước, tránh hỏng hóc, rò rỉ nhằm dảm bảo vệ sinh đường ống cũng như vệ sinh nước sạch.
Bên cạnh đó, cần có đội ngũ kiểm tra, xét nghiệm chất lượng nước theo chu kỳ từ 3 đến 6 tháng, đồng thời thông báo kết quả kiểm tra rộng rãi trong toàn xã để người dân an tâm sử dụng nước.
Không chỉ đảm bảo và nâng cao chất lượng nước, địa phương cũng cần đảm bảo cung cấp đủ nước dùng và sinh hoạt cho nhân dân, không để tình trạng mất nước xảy ra bằng cách bơm nước liên tục, tăng công suất bơm nước và lực đẩy nước để có thể đẩy nước lên tầng cao của các hộ gia đình (xem phụ lục).
4.3.2.7. Nâng cao công nghệ xử lý nước sạch
Qua nghiên cứu cho thấy, công nghệ sản xuất nước sạch tại các công trình cung cấp nước sạch của huyện Thuận Thành là khá tiên tiến, tuy nhiên, đối với trạm cấp nước sạch xã An Bình, cần đẩy mạnh áp lực bơm nước để phục vụ cho những hộ dân đang thiếu nước hay nước không đủ mạnh để có thể dùng cho tất cả các nhu cầu sinh hoạt, sản xuất. Bên cạnh đó, hiện nay, với tốc độ phát triển của khoa học kỹ
thống. Trong tương lai 10-20 năm tới cần xem xét áp dụng các công nghệ hiện đại nhất mà một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh áp dụng để phát triển hơn nữa dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện.
4.3.2.8. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân làm việc tại các đơn vị cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành
Trong thời gian tới, để có thể phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch, các đơn vị cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành cần có phương án nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công nhân làm việc tại đơn vị bằng cách cử cán bộ, nhân viên đi học thêm, nâng cao trình độ, kỹ thuật quản lý, bên cạnh đó, cần nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ với đời sống người dân.
4.3.2.9. Có phương án đấu nối đường ống từ các công trình cung cấp nước sạch chưa hoạt động hết công suất thiết kế sang địa bàn các xã khác có nhu cầu sử dụng nước sạch
Qua nghiên cứu cho thấy, hiện nay, phần lớn các công trình cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành đều chưa hoạt động hết công suất thiết kế, trong khi, nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân ở một số xã là khá lớn, vì vậy, trong thời gian tới, để phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Thuận Thành, cần có phương án đấu nối đường ống dẫn nước từ các công trình cung cấp nước sạch chưa hoạt động hết công suất thiết kế sang các xã lân cận mà ở đó, người dân có nhu cầu sử dụng nước sạch cao. Cụ thể là công trình cung cấp nước sạch xã An Bình nên đấu nối đường ống dẫn nước để cung cấp nước sạch cho người dân của các xã như: Mão Điền, Trạm Lộ, Ninh Xá... Công trình cung cấp nước sạch xã Song Hồ nên có phương án đấu nối đường ống để có thể cung cấp nước sạch cho xã Đại Đồng Thành, Công trình cung cấp nước sạch thông Văn Quan – Phương Quan xã Trí Quả cung nên có phương án đấu nối đường ốn dẫn nước đến các xã như Thanh Khương, Ngũ Thái...