Sơ đồ quy trình sản xuất

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN tập hợp CHI PHÍ và GIÁ THÀNH sản PHẨM tại TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY hòa THỌ (Trang 29 - 31)

Giai đoạn cắt Trải vải Đặt mẫu Cắt Bán thành phẩm

Giai đoạn may

May chi tiết Lắp ráp chính May lót, chính Bán thành phẩm GĐ hoàn thành Các công việc còn lại Kiểm tra chất lượng Là ủi, đóng gói Nhập kho SP hoặc giao KH Thành phẩm

Quá trình sản xuất trải qua 3 giai đoạn chính gồm cắt, may và hoàn thiện sản phẩm như sau:

- Giai đoạn chuẩn bị: Vải được đưa từ kho nguyên liệu lên, bộ phận chuẩn bị chọn vải, phân khổ vải... Sau đó được chuyển cho phòng kỹ thuật tiến hành giác mẫu (sắp xếp các chi tiết của một sản phẩm trên khổ vải sao cho có một phương án tối ưu nhất, tiết kiệm vải nhất). Phòng kỹ thuật sẽ vẽ sơ đồ sản phẩm trên giấy có khổ rộng tương ứng với khổ rộng của vải đã đo được. Sơ đồ giấy làm xong sẽ được chuyển xuống bộ phận cắt làm mẫu để cắt vải.

- Giai đoạn cắt: Bộ phận cắt vải nhận vải từ bộ phận chuẩn bị, tiến hành trải vải trên mặt bàn cắt. Sau đó sơ đồ giấy được đặt lên trên mặt vải và tiến hành cắt. Vải cắt xong, những chi tiết như cổ, tay, thân... của một sản phẩm phải được chuyển ngay sang công đoạn may để tránh

nhầm lẫn. Nếu sản phẩm cần thêu thì sẽ tiến hành thêu rồi mới chuyển qua bộ phận may. Để bán thành phẩm ở bộ phận cắt có độ chính xác cao, trước khi đưa vào công đoạn may phải qua bộ phận KCS kiểm tra. Nếu có trường hợp sai hỏng phải báo ngay cho phòng kỹ thuật để chỉnh lý kịp thời đảm bảo cho dây chuyền sản xuất không bị ách tắc, tránh sai hỏng hàng loạt.

- Giai đoạn may: Bán thành phẩm ở bộ phận cắt được chuyển xuống bộ phận may. Bộ phận may tiến hành may từng bộ phận như may cổ, may tay, may sườn, may hoàn thiện... Để tránh trường hợp một sản phẩm bị lỗi trên một công đoạn nào đó thì mỗi công đoạn đều có bộ phận KCS trên dây chuyền kiểm tra sau đó mới chuyển qua công đoạn sau.

- Giai đoạn hoàn thiện: Sản phẩm may xong nếu phải mài sẽ được chuyển sang bộ phận mài, sau đó chuyển sang bộ phận hoàn thiện. Bộ phận này có trách nhiệm là toàn bộ sản phẩm bằng bàn là hơi. Đây là giai đoạn làm đẹp thêm cho sản phẩm, do đó yêu cầu nhân viên ở bộ phận này phải hết sức cẩn thận và có kỹ thuật cao. Sản phẩm sau khi là xong được gấp và tiến hành đóng gói vào túi nilon. Bộ phận KCS thành phẩm sẽ kiểm tra chọn mẫu một số sản phẩm trước khi tiến hành nhập kho. Trước khi nhập kho, sản phẩm được đóng vào thùng các tông theo tiêu chuẩn, mẫu mã quốc tế.

Đến đây là kết thúc quá trình sản xuất khép kín từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của một dây chuyền công nghệ sản xuất hàng may mặc theo công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng hàng nhập khẩu.

Tại tổng công ty tất cả các nhà máy và công ty may phụ thuộc đều được tổ chức theo quy trình sản xuất trên bao gồm: nhà máy may Hòa Thọ 1, nhà máy may Veston Hòa Thọ, công ty may Hòa Thọ Đông Hà, công ty may Hòa Thọ Điện Bàn, công ty cổ phần may Hòa Thọ Quảng Ngãi, nhà máy may Hòa Quý, nhà máy sợi Hòa Thọ 1, nhà máy sợi Hòa Thọ 2.

2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

2.2.2.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty

Tại tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ các sản phẩm được may mặc được sản xuất theo đơn hàng hoặc hàng loạt bán sản phẩm ra thị trường, trong phạm vi nghiên cứu em xin được giới hạn tập hợp chi phí và tính giá thành theo đơn đặt hàng.

Việc tập hợp chi phí và tính giá theo đơn đặt hàng tại đơn vị cụ thể như sau:

- Các chi phí nguyên vật liệu chính thường tập hợp và chỉ rõ cho sản phẩm mà nguyên liệu đó xuất ra sản xuất.

- Các chi phí nguyên vật liệu phụ được tập hợp theo đơn hàng và phân bổ dựa trên lệnh sản xuất.

- Các chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung được tập hợp chung và phân bổ theo doanh thu hoặc giá gia công.

- Các chi phí khác (chi phí hàng nhập, chi phí thuê wash, chi phí gia công ngoài…) được tập hợp theo đơn hàng và phân bổ theo tiêu thức doanh thu.

Như vậy đối tượng tập hợp chi phí trong hệ thống tính giá thành tổng công ty theo công việc là từng đơn hàng (chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp,..) hoặc từng sản

phẩm cho đơn đặt hàng đó (chi phí nguyên vật liệu chính, phụ liệu, chi phí hàng nhập, chi phí gia công ngoài, chi phí thêu, wash. Với những đặc điểm như vậy có thể thấy phương pháp tình giá thành tại tổng công ty là phương pháp toàn bộ và hệ thống tính giá thành theo công việc đơn hàng.

2.2.2.2. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN tập hợp CHI PHÍ và GIÁ THÀNH sản PHẨM tại TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN dệt MAY hòa THỌ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w