Mục tiêu hợp tác và hội nhập của ASEAN trong những năm đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp tác khu vực ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI và những đóng góp của Việt Nam (Trang 39 - 40)

NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

2.1. ĐƯỜNG LỐI HỢP TÁC VÀ HỘI NHẬP KHU VỰC CỦA ASEAN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

Đường lối hợp tác và hội nhập khu vực của ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI không phải là một văn bản tổng thể, hoàn thiện được đưa ra một lần, mà đó là kết quả tổng hợp của các Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay. Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của các hội nghị này chúng ta có thể khái quát thành đường lối chung với đầy đủ mục tiêu, nội dung và giải pháp cho hợp tác và hội nhập khu vực của ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI.

2.1.1. Mục tiêu hợp tác và hội nhập của ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI đầu thế kỷ XXI

- Mục tiêu chiến lược: Nhằm cụ thể hóa "Tầm nhìn ASEAN năm 2020" (1997), Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 (2003) tại Bali (Indonexia) đã nêu: Mục tiêu chiến lược của ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI là thành lập một Cộng đồng ASEAN liên kết mạnh, tự cường vào năm 2020 với 3 trụ cột chính là: Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC); Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN (ASCC)(11). Mục tiêu chiến lược "ASEAN tiến tới Cộng đồng toàn diện" của các nước ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI được tái khẳng định và thúc đẩy tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ XV tổ chức tại Cha am – Hua Hin (Thái Lan) tháng 10/2009, với chủ đề: "Cộng đồng hành động, Cộng đồng kếtnối, Cộng đồng nhân dân". Chủ đề này được nước chủ nhà Thái Lan cắt nghĩa: "Cộng

11 Dẫn theo: Hoàng Phúc Lâm – Trần Hiệp - Đinh Thanh Tú: Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới – Vấn đề – sự kiện", NXB Lý luận chính trị, H. 2008, tr. 42. thế giới – Vấn đề – sự kiện", NXB Lý luận chính trị, H. 2008, tr. 42.

đồng hành động" là ASEAN có thể hành động một cách quả quyết và kịp thời để giải quyết những thách thức bên trong và bên ngoài, cũng như những thách thức đối với an ninh kv và sự thịnh vương của nhân dân ASEAN. "Một cộng đồng liên kết" là nơi hàng hóa và con người cũng như vốn và đầu tư có thể luân chuyển trong khu vực mà không gặp trở ngại. "Một cộng đồng nhân dân" là nơi nhân dân ASEAN có thể tham gia và hưởng thụ những lợi ích từ hội nhập khu vực mang lại(12)

.

Từ mục tiêu chiến lược nêu trên có thể phân thành các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội sau:

- Mục tiêu chính trị: Tuyên bố hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II) (2003) nêu rõ: "Cộng đồng ASEAN thành lập dựa trên ba trụ cột là hợp tác an ninh chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa xã hội, gắn bó chặt chẽ với nhau và cùng nhau theo đuổi mục tiêu đảm bảo hòa bình, ổn định và sự thịnh vượng chung trong khu vực"(13)

.

Mục tiêu này cũng được Hiến chương ASEAN (2007) (Điều 1, mục 1) tái khẳng định là: "Nhằm duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị hòa bình trong khu vực.

- Mục tiêu kinh tế: Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II nêu: "… nhằm tạo ra một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao với sự tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và đầu tư vốn được di chuyển tự do hơn, phát triển kinh tế bình đẳng, giảm đói nghèo và khác biệt về kinh tế xã hội vào năm 2020"(14). Mục tiêu này được Hiến chương ASEAN (Chương 1, điều 1, mục 5, 6) tiếp tục làm rõ. Mục tiêu kinh tế của hợp tác ASEAN là:

+ Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, ổn định, thịnh vượng, cạnh tranh cao và hội nhập kinh tế; tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư hiệu quả; có sự tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và đầu tư; các

12 Vietnamnet: Ngày 27-10-2009

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp tác khu vực ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI và những đóng góp của Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)