Trên lĩnh vực văn hoá xã hội và hợp tác chuyên ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp tác khu vực ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI và những đóng góp của Việt Nam (Trang 71 - 79)

28 Nguyễn Hoàng: 40 năm hợp tác, liên kết ASEAN và đóng góp của Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, 8 2007.

2.2.3. Trên lĩnh vực văn hoá xã hội và hợp tác chuyên ngành

Các nước thành viên ASEAN hiện nay đang tích cực triển khai Kế hoạch hành động xây dựng Cộng đồng Văn hoá - Xã hội (ASCC), nhằm tạo dựng một cộng đồng đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau. Theo đó, hợp tác chuyên ngành ngày càng được mở rộng trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học kỹ thuật, môi trường, y tế… với rất nhiều chương trình, dự án khác

31 Dẫn theo: Thông tin từ trang website: www://ASEAN2010.vn Xây dựng cộng đồng ASEAN. Thứ 3 ngày 5-1-2010. 5-1-2010.

nhau, nhất là về phòng chống ma túy, tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán phụ nữ và trẻ em, HIV/AIDS, bệnh dịch, khói mù xuyên biên giới…

- Hợp tác văn hoá:

Hàng loạt các hoạt động giữa các nước ASEAN đã được tiến hành, góp phần tăng cường củng cố tình đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau và nâng cao nhận thức về tính phong phú đa dạng cũng như những giá trị chung của khu vực văn hoá Đông Nam Á.

Dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban Văn hoá Thông tin ASEAN (COCI) tất cả các nước thành viên đều có COCI quốc gia và được chia thành hai nhóm: Nhóm văn hoá và Nhóm thông tin. Hợp tác văn hoá - thông tin là một trong những nội dung hợp tác chuyên ngành của ASEAN hiệu quả nhất hiện nay.

Trong nhiều năm qua COCI đã thu được những kết quả cụ thể sau: - Tổ chức các hoạt động về phát thanh, truyền hình.

- Hợp tác về in ấn và thông tin công cộng. - Hợp tác về văn học và nghiên cứu ASEAN.

- Thiết lập mạng thông tin khu vực (Website COCI).

Chính từ những kết quả hợp tác về văn hoá thông tin với sự xuất hiện các kênh truyền hình, phát thanh ASEAN, những công trình nghiên cứu giới thiệu về các nước ASEAN, những triển lãm giới thiệu về đất nước con người, về truyền thống văn hoá và những buổi biểu diễn nghệ thuật sân khấu như múa hát, phim ảnh, âm nhạc… đã góp phần to lớn vào sự hiểu biết, và tin cậy lẫn nhau giữa các nước ASEAN vốn thường hay nghi kỵ, cảnh giác nhau trong suốt cuộc Chiến tranh lạnh vừa qua làm cho quá trình xây dựng lòng tin giữa các nước trong khu vực nhanh hơn hiệu quả hơn. Đây chính là một trong những cơ sở quan trọng để các nước ASEAN cùng nhau xây dựng ASCC trong những năm sắp tới.

Những biến đổi nhanh chóng ở một số nước cũng như trong khu vực do tác động của tình hình nội bộ mỗi nước đi đôi với việc xuất hiện những đòi hỏi về dân chủ và các quyền cơ bản khác, tác động của quá trình toàn cầu hoá và cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực cũng làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội như nạn thất nghiệp và vấn đề nghèo khổ, làm rộng thêm khoảng cách giàu - nghèo.

Trước tình hình đó, ASEAN chú trọng thúc đẩy hợp tác để giải quyết các vấn đề xã hội và phát triển nguồn nhân lực, xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển. ASEAN đã xây dựng nhiều kế hoạch hành động, chương trình công trình, dự án, đặc biệt là những chương trình, dự án trong Chương trình hành động Hà Nội (HPA) nhằm xác định tương lai của mình, tận dụng các thời cơ và vượt qua thách thức, nhất là nguy cơ tụt hậu về phát triển. Tuy có nhiều kế hoạch hành động, chương trình công tác, dự án, song số dự án được thực hiện là không đáng kể. Hiệu quả hợp tác chuyên ngành chưa cao. Nguyên nhân chính là do hạn chế về nguồn lực. Một số nước trước đây là nguồn cung cấp viện trợ phát triển chính cho ASEAN, đã thay đổi chính sách, hướng vào hợp tác kinh tế - thương mại, "có đi có lại". Thủ tục xét duyệt dự án lại khá phức tạp, thời gian thông qua dự án kéo dài. Các dự án phần nhiều quy mô nhỏ. Một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng là lợi ích quốc gia chứ không phải lợi ích chung của khu vực nhiều khi là nhân tố cơ bản chi phối việc xây dựng, thông qua dự án.

- Hợp tác giáo dục đào tạo.

Ở Đông Nam Á có hai tổ chức hợp tác giáo dục cùng hoạt động là: Tổ chức các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO) và Tiểu ban giáo dục ASEAN (ASCOE0. Với các chương trình hợp tác trong khuôn khổ hoạt động của SEAMEO và ASCOE trong ASEAN, có thể thấy rằng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã được Chính phủ các nước ASEAN hết sức quan

tâm trong suốt hơn 40 năm qua. Kết quả của sự hợp tác đã đem lại những lợi ích thiết thực góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói riêng, đồng thời đem lại những thành công trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, cũng như thay đổi đời sống văn hoá, xã hội của các nước trong khu vực.

Bước vào thế kỷ XXI, mối quan tâm sâu sắc của ASEAN đối với nền giáo dục của toàn bộ khu vực là nhằm mục tiêu xây dựng một "xã hội tri thức", đương đầu với những thử thách của toàn cầu hoá và sự bùng nổ của cách mạng thông tin và truyền thông. Để có thể cạnh tranh mạnh mẽ với thế giới, một trong những vấn đề mấu chốt được khẳng định đó là phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục phải là chìa khóa cho sự phát triển đối với mỗi quốc gia. Giáo dục cần phải giúp cho việc giữ gìn bản sắc riêng các nền văn hoá của các dân tộc trong quá trình hội nhập và phát triển. Kể từ năm 1995, tại Băng Cốc (Thái Lan) các nước ASEAN đã thông qua Hiến chương thành lập trường Đại học tổng hợp ASEAN (AUN).

AUN là sự hợp nhất 21 trường đại học hàng đầu của 10 nước Đông Nam Á. AUN hoạt động với mục tiêu thúc đẩy sự hợp tác và tình đoàn kết giữa các chuyên gia, học giả, viện sĩ và nhà khoa học trong khu vực; phát triển nguồn nhân lực cho khối giáo dục và các ngành nghề khác trong khuvực; thúc đẩy hoạt động chia sẻ thông tin trong cộng đồng giáo dục ASEAN và nâng cao nhận thức về bản sắc khu vực và bản sắc ASEAN cho các thành viên.

Kể từ năm 1995, nhất là từ năm 2003 đến nay hàng trăm lượt học sinh, sinh viên lên tới hàng ngàn em của các đại học thuộc ASEAN đã tham gia chương trình hợp tác trao đổi đào tạo giữa các trường với nhau, hàng ngàn đoàn học giả, chuyên gia, nhà quản lý giáo dục của các nước ASEAN cũng thực hiện các chuyến thăm viếng, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Các hoạt động thể thao, văn hoá, du lịch cũng được sinh viên ASEAN xúc tiến một

cách sôi nổi hào hứng tạo nên sự hiểu biết, học hỏi và trên hết là tình đoàn kết, hữu nghị giữa lớp trí thức trẻ được xây dựng và vun đắp.

Diễn đàn giáo dục ASEAN lần thứ nhất được tổ chức tại Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007 với chủ đề: "Giáo dục, những hy vọng của ASEAN trong phát triển nguồn nhân lực cho tương lai".

Diễn đàn giáo dục ASEAN lần thứ hai được tổ chức vào 19/11/2008 tại Đại học Quốc gia Hà Nội với đồng tổ chức là Học viện Chiến lược và lãnh đạo châu Á (ASLI) có chủ đề: "Nối những nhịp cầu tri thức trong Cộng đồng ASEAN".

Thành công của các Diễn đàn này đã tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng mối quan hệ hợp tác giáo dục - đào tạo giữa các nước thành viên ASEAN để tiến tới Cộng đồng văn hoá xã hội ASEAN vào năm 2015.

Ngoài hình thức tổ chức Diễn đàn, trong hợp tác giáo dục - đào tạo giữa các nước ASEAN còn tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục các nước ASEAN thường niên. Gần đây nhất là Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 45 được tổ chức trong 3 ngày từ 26-28/1/2010 tại thành phố cảng Cebu - Philippin, thu hút gần 200 lãnh đạo cao nhất của ngành giáo dục các nước Đông Nam Á, ngoài ra còn có sự tham gia của các thành viên liên kết thuộc châu Âu, châu Đại Dương.

Các vị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN đã cam kết rằng cần tiếp tục tăng cường hơn nữa các chương trình hợp tác qua giáo dục - khoa học và văn hoá, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo ra một cuộc sống có chất lượng hơn, góp phần củng cố sự ổn định, tạo dựng được sự phát triển bền vững và năng động cho cả khu vực.

- Hợp tác về khoa học - công nghệ

Do vai trò quan trọng và bản chất liên ngành của mình, nên khoa học - công nghệ đã được đề cập một cách tập trung và đầu tiên trong "Chương trình

hành động Hà Nội" thông qua tại HNCC ASEAN VI (1998) được tái khẳng định trong Tuyên bố hoà hợp ASEAN II (2003) và Chương trình hành động Viên Chăn (2004) có nội dung chính là: "Thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin", nội dung gồm 8 mục tiêu cụ thể:

- Thiết lập cơ sở hạ tầng thông tin ASEAN (ASEAN Information Infrastructure - AII).

- Xây dựng nội dung thông tin cho mạng AII thông qua thiết lập và tạo điều kiện tiếp cận đến các cơ sở dữ liệu về đào tạo con người cũng như các chỉ tiêu quan trọng khác đối với khu vực.

- Tiến hành nghiên cứu về sự tiến hoá của điều kiện lao động và môi trường sống mới, cũng như việc áp dụng công nghệ thông tin nhằm thẩm định các khía cạnh văn hoá và xã hội của xã hội thông tin (Informatin) ASEAN.

- Hình thành mạng lưới các trung tâm khoa học công nghệ và các viện nghiên cứu khoa học đầu đàn.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai về các công nghệ có tính chiến lược về nền tảng, đồng thời tăng cường chuyển giao công nghệ cũng như các hoạt động liên kết chiến lược giữa các ngành công nghệ.

- Tiến hành cơ chế dò quét công nghệ và thể chế hoá hệ thống các chỉ tiêu khoa học - công nghệ.

- Tiến hành các cuộc đối thoại, gặp gỡ thường xuyên và các hoạt động tương tự khác nhằm thúc đẩy khu vực tư nhân và quần chúng tham gia hợp tác mạnh mẽ hơn về khoa học và công nghệ, đặc biệt về công nghệ thông tin.

- Xây dựng các hệ thống đổi mới về quản lý chương trình nghiên cứu khoa học và tạo nguồn thu nhập nhằm hỗ trợ cho nền khoa học và công nghệ của ASEAN.

Đó cũng là định hướng chiến lược tăng cường hợp tác về khoa học - công nghệ, phát triển nhân lực, chuyển giao công nghệv à thương mại hoá kết

quả nghiên cứu, cũng như phổ biến thông tin khoa học - công nghệ…, cho ASEAN trong cả thời kỳ tới.

Nhìn chung, hợp tác khoa học công nghệ của các nước ASEAN hiện nay khá phong phú và có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các nước công nghiệp tiên tiến vào khu vực. Tuy nhiên, một trong những đặc điểm của sự hợp tác đó là: hình thức hợp tác chủ yếu là đa phương, với sự tham gia của nhiều nước trong khu vực, với sự hỗ trợ tích cực của một số nước tiên tiến và tổ chức khu vực, quốc tế khác. Các nước Ôxtrâylia, Niu Dilân, Canada, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU và UNDP… là các bên tài trợ chủ yếu cho ASEAN trong lĩnh vực khoa học công nghệ và nhiều lĩnh vực khác. Xét về mức tài trợ, thì Ôxtrâylia là nước đứng đầu, tiếp theo sau là Canada, Nhật Bản, Mỹ… Phương thức tiến hành hợp tác khoa học công nghệ chủ yếu của ASEAN là xây dựng và tiến hành các dự án hợp tác cụ thể, thuộc về một trong số các lĩnh vực hợp tác đã nêu của ASEAN. COST thường xuyên chủ trì khoảng 70-80 dự án các loại (dự án đang tiên shành, dự án đang xem xét, dự án mới đề xuất) thuộc về chín lĩnh vực ưu tiên hợp tác nói trên, trong đó có một số dự án lớn kéo dài 2-3 giai đoạn và trị giá hàng triệu USD. Đặc điểm nổi bật của các dự án đó là do ASEAN xây dựng nên và do các bên đối tác của ASEAN tài trợ phần chủ yếu. Tuy nhiên, việc tìm kiếm nguồn tài trợ có xu hướng ngày càng trở thành khó khăn hơn trước. Vì vậy, các nước ASEAN đang xem xét các cơ chế khác để thúc đẩy khả năng tự lực trong hợp tác khoa học công nghệ như thành lập các loại quỹ, xây dựng cơ chế đóng góp, chia sẻ chi phí… Nhằm mục đích đó, Quỹ Khoa học ASEAN đã được thành lập từ năm 1989 với phần đóng góp ban đầu 50.000 USD của mỗi thành viên chính thức và của Niu Diân là 100.000 đô la Niu Dilân nhằm tài trợ cho các chương trình/ dự án hợpt ác khoa học công nghệ. Theo quy định, chỉ có tiền lãi của quỹ được sử dụng vào mục đích trên, cho nên hiện nay quỹ chỉ đủ dùng để thuê một số chuyên gia

về chính sách khoa học công nghệ và xuất bản một ấn phẩm thông tin khoa học công nghệ chung của ASEAN. Chính vì vậy, Hội nghị Bộ trưởng Khoa học Công nghệ ASEAN năm 2000 tại Malaixia đã quyết định tăng mức đóng góp cho Quỹ Khoa học ASEAN của mỗi nước thành viên lên tới 1 triệu USD trong vòng 10 năm, từ năm 2001 đến năm 2010. Do đó, Quỹ Khoa học ASEAN có khả năng tài trợ cho nhiều loại chương trình, dự án hợp tác khoa học công nghệ của khu vực, góp phần nâng cao tính chủ động và mức độ hiệu quả của các nỗ lực này.

Ngoài Quỹ Khoa học ASEAN, còn có Quỹ ASEAN chung được thành lập năm 1994 với phần đóng góp của mỗi nước thành viên là 1 USD, tổng cộng 6 triệu USD, được chia thành phần tài khoản gốc (80%) và chi phí cho các dự án (20%), kể cả dự án khoa học công nghệ nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra như thúc đẩy hợp tác mang tính chiến lược đối với ASEAN.

- Hợp tác về môi trường.

Những năm gần đây, ASEAN đang phải đối mặt gay gắt với nhiều vấn đề môi trường như: nạn chặt phá rừng, nguồn tài nguyên nước, bảo vệ và quản lý tổng hợp các vùng biển, suy giảm nguồn lợi thủy sản, khí quyển và khí hậu, ô nhiễm khói mù xuyên biên giới và các vấn đề khác. Cơ chế chính để thực hiện sự hợp tác môi trường ASEAN là các hội nghị và các tổ chức quan chức theo các cấp khác nhau: thượng đỉnh, bộ trưởng, các quan chức cao cấp và các nhóm công tác. ASEAN đã hình thành 6 nhóm công tác trong khuôn k hổ Tổ chức các quan cao cấp về môi trường (ASOEN). Đó là nhóm công tác về giáo dục - đào tạo và truyền thông môi trường; nhóm ô nhiễm xuyên biên giới; nhóm kinh tế môi trường; nhóm biển và môi trường biển; nhóm bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; nhóm quản lý môi trường. Từ khi xảy ra thảm hoạ cháy rừng ở Inđônêxia ảnh hưởng tới các nước khác trong khu vực, đặc biệt là Malaixia, Xingapo…, ASOEN đã thành lập nhóm đặc nhiệm ASEAN về khói mù (HTTF).

Các nước ASEAN cũng tham gia Kế hoạch Chiến lược và Chương trình môi trường của Uỷ hội sông Mêkông về sử dụng nước, xây dựng và thực hiện chính sách quản lý hướng về môi trường. Mặt khác, ASEAN còn triển khai hợp tác vì môi trường biển Đông, bao gồm việc giám sát và quản lý ô nhiễm trên biển, bảo vệ các hệ sinh thái và tính đa dạng loài của vùng biển, hạn chế tình trạng khai thác thủy sản quá mức, thiết lập và quản lý tốt các khu bảo tồn biển…

Tóm lại: Hợp tác ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI là hợp tác giữa các nước thành viên trong Hiệp hội trên nhiều lĩnh vực. Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, các Hội nghị Cấp cao ASEAN thứ 7 đến thứ 15 đã ra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp tác khu vực ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI và những đóng góp của Việt Nam (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)