22 Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 12 các nhà lãnh đạo ASEAN đã quyết định rút ngắn thời hạn thực hiện Cộng đồng ASEAN là 5 năm và sẽ hoàn tất vào năm
2.2.2. Trong lĩnh vực kinh tế
Bước vào thế kỷ XXI, quá trình liên kết và hội nhập kinh tế của ASEAN bắt đầu có những chuyển biến tích cực thể hiện ở những nội dung sau:
Các nước ASEAN cam kết sẽ hoàn thành AFTA trong vòng 15 năm (từ 1-1-1993 đến 1-1-2008), theo đó mức thuế quan ưu đãi sẽ chỉ được áp dụng cho buôn bán nội bộ ASEAN và mức thuế quan này sẽ giảm dần xuống còn từ 0-5% cho đến khi thực hiện xong AFTA. Tuy nhiên, đến Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN tại Chiềng Mai (Thái Lan) tháng 9-1994, ASEAN đã nhất trí thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu nêu trong AFTA vào năm 2003, tức là sớm hơn so với kế hoạch ban đầu 5 năm. Quyết định thực hiện AFTA phản ánh sự cố gắng lớn, nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên và nó là chương trình hợp tác kinh tế lớn từ trước đến nay của ASEAN. Thực hiện AFTA chính là tạo ra một thị trường khu vực tự do thống nhất cho các sản phẩm hàng hoá. Đây là điều kiện tiên quyết để tạo sức hấp dẫn kinh tế và động lực phát triển của ASEAN. Nếu AFTA được đẩy mạnh, chắc chắn sẽ thúc đẩy tự do hoá mạnh mẽ đối với các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư. Cắt giảm thuế quan là một trong những nội dung quan trọng nhất để tiến hành mở cửa thị trường quốc gia, hình thành thị trường khu vực thống nhất. Các nước ASEAN đã tiến hành cắt giảm thuế đối với hàng loạt sản phẩm theo CEPT trong khuôn khổ AFTA. Thời điểm cắt giảm thuế xuống còn 0-5% đối với ASEAN - 6 là tháng 7-2003, còn với các nước thành viên mới (ASEAN - 4) gồm Campuchia, Lào, Việt Nam, Mianma là năm 2006.
Hiện nay, sau hơn 15 năm thực hiện AFTA, nhịp độ cắt giảm thuế, về cơ bản là đúng lộ trình dự kiến. Đối với nhóm nước ASEAN - 6, thuế suất bình quân trong khuôn khổ CEPT đã hạ xuống từ mức 6,38% năm 1997 còn 2,39% năm 2003 và năm 2007, các nước này đã có 98,99% dòng thuế ở mức 0-5% và đang tiếp tục lộ trình giảm thuế để tiến tới thuế suất 0% đối với 98,45% dòng thuế theo CEPT. Tuy nhiên, đối với ASEAN - 4 (Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất), động thái thuế quan, như bảng thống kê trên, cho thấy cách phản ứng chưa bắt kịp với điều kiện hội nhập: từ mức thuế 0,92% năm 1996 tăng lên đỉnh cao 7,51% năm 2000 và đến năm 2003, chỉ tụt xuống
không đáng kể, đạt 6,32%. Những năm gần đây, tình hình thực hiện AFTA và