28 Nguyễn Hoàng: 40 năm hợp tác, liên kết ASEAN và đóng góp của Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, 8 2007.
2.3.2. Triển vọng hợp tác ASEAN trong thời gian tớ
Đây là điều rất khó dự báo, tuy nhiên trên cơ sở các phân tích những thuận lợi và khó khăn nêu trên, chúng tôi đưa ra hai khả năng về sự phát triển của liên kết ASEAN trong thập niên thứ nhất và xa hơn trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI.
Khả năng thứ nhất, ASEAN sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong các Hội nghị Cấp cao ASEAN, đến năm 2015 xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN.
Để làm được việc trên, ASEAN cần tận dụng những thuận lợi nêu trên. Một trong những thuận lợi đó là ASEAN là một tổ chức "thống nhất trong đa dạng" của 10 nước Đông Nam Á, diện tích gần 5 triệu km2, dân số hơn 550 triệu người, tổng GDP một năm ước chừng 1000 tỷ USD. Tổ chức này đã đạt những thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực an ninh – chính trị, kinh tế trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và thời kỳ từ sau Chiến tranh lạnh đến nay. Các dân tộc trong ASEAN đều có truyền thống dựng nước và giữ nước lâu dài, vẻ vang. Đã có một số nước ASEAN đi trước về phát triển kinh tế và đã thành công (Singapo), nhờ đó trong lĩnh vực kinh tế hiện nay ASEAN có vị thế khá quan trọng ở khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, bối cảnh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, "xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng"32
.
Khả năng thứ hai, ASEAN sẽ không thực hiện được mục tiêu xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN. Khả năng này khó có thể xảy ra trong hiện thực, song vẫn cần tính đến. Khả năng thứ hai có thể xảy ra do trong thời gian tới ASEAN đứng trước một số thách thức và khó khăn to lớn như đã nêu trên. Trong đó có cả thách thức khách quan và chủ quan.
Trước hết, ASEAN là Hiệp hội của các nước nhỏ, vừa và nghèo (trong ASEAN duy nhất có Singapo là nước công nghiệp, song quốc đảo này chỉ có độ 4 triệu người và tổng GDP đạt cỡ 100 tỷ USD, do đó Singapo chưa đủ sức làm đầu tàu kéo theo cả con tàu ASEAN). Khoảng cách chênh lệch giữa các thành viên ASEAN rất lớn (trong tổ chức này có sự phân chia tương đối giữa "ASEAN 6 – giàu" và "ASEAN 4 – nghèo"), điều này làm cho thu hẹp khoảng cách về trình độ và phát triển giữa các nước ASEAN sẽ diễn ra khó khăn, lâu
32
dài. Vì vậy, việc xây dựng thành công AEC không đơn giản. Để có sự đoàn kết và thống nhất trong Hiệp hội, những nguyên tắc của ASEAN cần đổi thay đổi để thích ứng với tình hình mới, song trên thực tế, một số nước ASEAN (ASEAN mới) vẫn muốn giữ các nguyên tắc "đồng thuận" và "không can thiệp"; trong khi một số nước khác (ASEAN cũ) lại muốn thay thế nguyên tắc này bằng các nguyên tắc "thiểu số phục tùng đa số" và "can thiệp tập thể". Bên cạnh đó, tổ chức này cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn về an ninh khu vực như đó là vấn đề biển Đông, chủ nghĩa ly khai, va chạm và xung đột giữa các tôn giáo, vấn đề dân tộc và sắc tộc, sự bất ổn về chính trị – xã hội, kinh tế ở một số nước thành viên ASEAN,… Đặc biệt,
ASEAN thiếu một cơ chế mang tính quyền lực "siêu quốc gia" để giải quyết tranh chấp và điều tiết một cách có hiệu quả những vấn đề và lợi ích chung của toàn thể cộng đồng ASEAN mà không bị cản trở chỉ một hay vài thành viên. Để có thể xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN đòi hỏi các nước thành viên ASEAN phải hy sinh một phần nào đó chủ quyền quốc gia để theo đuổi những hành động tập thể hay hy sinh lợi ích quốc gia dân tộc trong một chương trình nghị sự chung, hành động chung. Hiện tại, đây là một trong những thách thức lớn nhất, cũng là vấn đề không thể khắc phục ngay được đối với ASEAN.
Bên cạnh đó, liên kết ASEAN hiện nay còn chịu những tác động của những thách thức khách quan từ bên ngoài tác động đến. Đó là sự áp đặt ảnh hưởng của các nước lớn với vùng Đông Nam Á. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế hoạt động mạnh ở vùng này thông qua một số nước như Inđônêxia, Philippin, Thái Lan… Ảnh hưởng của suy thoái và khủng hoảng của kinh tế thế giới, sự xuống cấp của môi trường toàn cầu dẫn tới các thiên tai khốc liệt như sóng thần, bão lớn, lũ quét xảy ra; các đại dịch như HIV/AIDS, dịch cúm gia cầm…
Tóm lại, liên kết ASEAN trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI là liên kết giữa các thành viên Hiệp hội trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi lên hàng đầu là các lĩnh vực: an ninh – chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội. Nhằm phát triển và liên kết, ASEAN đã đề ra mục tiêu đến năm 2015 sẽ xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN. Đối với liên kết ASEAN, tất cả các thành viên ASEAN đều giữ vai trò quan trọng và có đóng góp to lớn vào sự phát triển của ASEAN; các nước lớn mà trước hết là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ đều có tác động rất quan trọng đến ASEAN, tạo ra cơ hội và thách thức đối với sự tiến triển của liên kết ASEAN. Trong thời gian tới, liên kết ASEAN sẽ tiến triển theo hai khả năng: khả năng thứ nhất – liên kết ASEAN tiếp tục phát triển và ASEAN sẽ thực hiện thành công việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015; khả năng thứ hai – ASEAN sẽ không thực thi thành công việc xây dựng Cộng đồng ASEAN theo kế hoạch; so sánh hai khả năng: khả năng thứ hai khó có thể xảy ra trong thực tế, song vẫn cần phải tính tới khả năng thứ nhất là khả năng có tính khả thi, có nhiều khả năng trở thành hiện thực.
Chương 3