QUÁ TRÌNH VIỆT NAM THAM GIA VÀO HỢP TÁC KHUVỰC CỦA ASEAN TỪ KHI GIA NHẬP TỚI NĂM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp tác khu vực ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI và những đóng góp của Việt Nam (Trang 92 - 99)

28 Nguyễn Hoàng: 40 năm hợp tác, liên kết ASEAN và đóng góp của Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, 8 2007.

3.1. QUÁ TRÌNH VIỆT NAM THAM GIA VÀO HỢP TÁC KHUVỰC CỦA ASEAN TỪ KHI GIA NHẬP TỚI NĂM

ASEAN TỪ KHI GIA NHẬP TỚI NĂM 2000

Như ta đã biết, ngày 28-7-1995, tại thủ đô Banđa Xêrio Bêgaoan (Brunây), nơi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN lần thứ 28 và ARF lần thứ hai, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Việt Nam cũng tuyên bố gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), bắt đầu thực hiện chương trình giảm thuế quan chung theo AFTA từ ngày 1-1-1996 và sẽ hoàn thành vào năm 2006, chậm hơn 3 năm so với các nước ASEAN khác. Sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, sự hoà nhập của Việt Nam vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN cũng được thúc đẩy nhanh chóng. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cũng đã gia nhập Phòng thương mại và công nghiệp ASEAN, góp phần tăng cường hợp tác kinh tế trong ASEAN. Ngày 19-9- 1995, tại Hội nghị của Tổ chức Liên Nghị viện ASEAN (AIPO) họp tại Xingapo, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức này.

Đồng thời, Việt Nam cũng thành lập Uỷ ban quốc gia ASEAN - Việt Nam để chỉ đạo và điều phối các hoạt động của các cơ quan trong nước nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ với các nước ASEAN. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ cũng ra Chỉ thị thành lập các bộ phận chuyên trách về hợp tác với các nước ASEAN tại các bộ và các cơ quan ngang bộ. Việt Nam đã đệ trình lên Hội đồng AFTA đúng thời hạn các danh mục hàng hoá mà Việt Nam sẽ tiến hành giảm thuế theo quy định của AFTA. Song song với các hoạt động nhằm thúc đẩy sự liên kết của Việt Nam với ASEAN, Việt Nam còn tích cực tham gia các diễn đàn quan trọng của ASEAN và những diễn đàn địa phương do

ASEAN nêu sáng kiến như Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ năm tháng 12- 1995, Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ nhất tháng 3-1996…

* Về chính trị, an ninh:

Với tư cách thành viên chính thức ASEAN, Việt Nam đã cùng các nước thành viên khác tạo ra lợi thế để phát huy nội lực của Hiệp hội đối với hợp tác về chính trị, an ninh. Việt Nam thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ cam kết và trách nhiệm của một nước thành viên, tích cực, chủ động đưa ra những sáng kiến nhằm thúc đẩy sự hợp tác khu vực dựa trên các nguyên tắc cơ bản của ASEAN. Nhờ vậy, ASEAN cũng nâng cao được vai trò và vị trí của mình với tư cách là một tổ chức khu vực, thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng chung ở Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.

Việt Nam đã tham gia đầy đủ vào các sinh hoạt chính trị của Hiệp hội như các Hội nghị Thượng đỉnh chính thức và không chính thức, các Hội nghị Ngoại trưởng và Bộ trưởng kinh tế, các cuộ họp quan chức cao cấp (cấp thứ trưởng - SOM và SEOM), các cuộc họp với các bên đối thoại của ASEAN. Trong các hoạt động này, Việt Nam đã ngày càng thể hiện rõ sự tích cực và chủ động tham gia quá trình thảo luận, đề xuất sáng kiến hợp tác, góp phần thúc đẩy sự phát triển và làm phong phú thêm nội dung hợp tác của ASEAN. Trong số các sáng kiến của Việt Nam nêu ra, đáng chú ý là đề nghị đặt tên

Chương trình đối thoại Á - Âu là ASEAM, đề nghị mở rộng Tầm nhìn 2020

không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà cả lĩnh vực chính trị, chuyên ngành và đối ngoại. Những nỗ lực và sáng kiến của Việt Nam trong xây dựng Chương trình hành động Hà Nội vào thời điểm diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997-1998 đã được các nước thành viên ASEAN đánh giá cao.

Sự tham gia, đóng góp của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác chính trị, an ninh ASEAN đã góp phần duy trì vai trò đầu tầu của hiệp hội tại ARF và ASEM, tăng cường quan hệ đối thoại của ASEAN với các nước lớn, các nước

công nghiệp phát triển, thông qua việc hoàn thành tốt vai trò điều phối của ASEAN với những nước đối thoại được phân công như Liên bang Nga, Niu Dilân, Nhật Bản… Việt Nam cũng đóng góp tích cực vào việc sửa đổi TAC, nhằm tạo điều kiện cho các nước ngoài khu vực, nhất là các nước lớn tham gia. Việt Nam đã cùng các nước ASEAN soạn thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng Tối cao của Hiệp ước TAC. Nội dung chính của Quy chế là Hội đồng chỉ tiếp nhận giải quyết những tranh chấp có thể ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định khu vực, được các bên liên quan trực tiếp đồng ý và chỉ đóng vai trò trung gian hoà giải mà không sử dụng biện pháp cưỡng chế, mọi quyết định đều dựa trên nguyên tắc nhất trí. Trong hoạt động của Hội đồng Tối cao, Việt Nam luôn chú ý tới việc duy trì vai trò chủ đạo của ASEAN, tránh biến Hội đồng thành một "toà án tiểu khu vực" với vai trò của một vài nước khống chế các quyết định của Hội đồng.

Trong lĩnh vực đối thoại về an ninh, Việt Nam đã có những đóng góp làm phong phú thêm các biện pháp đối thoại như: xây dựng đường dây nóng giữa các nước trong ASEAN, các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa. Ngay từ khi mới trở thành thành viên chính thức, Việt Nam đã tích cực cùng các nước ASEAN soạn thảo văn kiện SEANWFZ.

SEANWFZ được ký kết tháng 12-1995 là một thắng lợi lớn của các nước ASEAN, trong đó có phần đóng góp của Việt Nam trên con đường củng cố hoà bình và an ninh khu vực. Việt Nam cùng với các nước ASEAN khác năng động cải thiện quan hệ, tăng cường sự hiểu biết và hợp tác cả về song phương và đa phương trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, phấn đấu xây dựng ASEAN trở thành khối đoàn kết, thống nhất trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ lẫn nhau.

Việt Nam luôn quan tâm và có những đóng góp đối với việc thúc đẩy quá trình mở rộng ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á. Sự giúp đỡ tích cực và sự hỗ trợ có hiệu quả cao của Việt Nam đối với Lào, sự

ủng hộ đầy thiện chí của Việt Nam đối với Mianma trong quá trình gia nhập ASEAN đã góp phần đưa đến diện mạo ASEAN - 9 năm 1997. Tiếp đó, để hoàn tất tiến trình mở rộng ASEAN gồm tất cả các nước trong khu vực, Việt Nam ủng hộ nhiệt thành và đứng ra đăng cai tổ chức lễ kết nạp Campuchia làm thành viên thứ 10 của hiệp hội tại Hà Nội vào tháng 4-1999. Với thành công này, vai trò và vị thế quốc tế của ASEAN được nâng lên chưa từng thấy, ASEAN bước vào giai đoạn phát triển mới trong sự hợp tác đầy triển vọng của cả khu vực Đông Nam Á cùng tiến vào thế kỷ XXI.

* Về kinh tế

Nhìn tổng quát, tham gia hợp tác, liên kết ASEAN, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết theo Hiệp định CEPT/AFTA và tích cực tham gia vào các lĩnh vực hợp tác kinh tế cụ thể khác như tài chính tiền tệ, dịch vụ, công nghiệp, năng lượng và giao thông vận tải. Đối với tiến trình thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN, Việt Nam đưa ra sáng kiến quan trọng về phát triển kinh tế các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông Tây (WEC) và đóng góp tích cực vào các chương trình dự án lớn của ASEAN như Sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI) và Chương trình hợp tác Mêkông…

Hợp tác kinh tế của ASEAN rất phong phú, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến nhiều ngành, nhiều cơ quan, tổ chức kinh tế của Việt Nam. Tham gia hợp tác ASEAN các bộ, ngành hữu quan của Việt Nam đã hết sức nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ của mình, góp phần vào việc tăng cường hơn nữa sự hợp tác ASEAN về kinh tế, thương mại. Việt Nam đã thành lập cơ quan AFTA quốc gia do Bộ Tài chính chỉ đạo để làm đầu mối của Việt Nam trong việc triển khai thực hiện những vấn đề liên quan đến AFTA. Một nặm sau khi gia nhập ASEAN, vào năm 1996, Việt Nam đã công bố đưa 875 mặt hàng 0-5% hoặc nhỏ hơn 20% vào thực hiện CEPT/AFTA. Hai năm 1998- 1999, Việt Nam đã đưa 3.582 mặt hàng vào thực CEPT/AFTA. Đồng thời, Việt Nam đã trình danh mục nhạy cảm hoàn thiện của mình bao gồm 10 nhóm mặt hàng chính, bước đầu tuyên bố bỏ 23 mặt hàng ra khỏi danh mục

loại trừ hoàn toàn, trong tổng số 195 mặt hàng ASEAN đã loại khỏi danh mục này, xúc tiến đơn giản hoá một bước các biện pháp phi thuế quan.

Trong Chương trình hành động Hà Nội thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 6 (12-1998) tại Việt Nam đã đưa ra sáng kiến về hợp tác phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông - Tây thuộc lưu vực sông Mêkông ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước và các vùng trong ASEAN. Nội dung hợp tác bao gồm 5 lĩnh vực: giao thông vận tải và bưu chính viễn thông; đầu tư khai thác và sử dụng tài nguyên; thương mại và dịch vụ; du lịch, hợp tác lao động và giao lưu văn hoá; môi trường xã hội. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã đưa ra Dự án phát triển WEC. Với tính khả thi cao của dự án này, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN tháng 9-1999 tại Xingapo đã thông qua đề nghị lập Nhóm công tác về WEC trong khuôn khổ Uỷ ban Hợp tác kinh tế và công nghiệp ASEAN - MITI (Nhật Bản). Việt Nam được cử làm Chủ tịch Nhóm công tác về WEC.

Việt Nam đang chủ động và tích cực đề ra những biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy triển khai Hiệp định khung về 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập của ASEAN, hướng tới mục tiêu xây dựng AEC. Bên cạnh đó, Việt Nam chú trọng đẩy mạnh việc tham gia thực hiện các thoả thuận về tự do hoá mậu dịch đầu tư và dịch vụ trong ASEAN, thúc đẩy liên kết kinh tế sâu rộng hơn. Đồng thời, Việt Nam nỗ lực phát huy vai trò chủ đạo trong việc thực hiện Sáng kiến liên kết ASEAN hỗ trợ các thành viên mới, các chương trình phát triển Tiểu vùng Mêkông, Hành lang Đông - Tây nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển và hỗ trợ liên kết kinh tế khu vực. Hợp tác kinh tế trong ASEAN khá rộng và đa dạng, Việt Nam đã cố gắng trong những nỗ lực hợp tác của mình với tư cách là một nước thành viên. Tuy nhiên, việc Việt Nam là một thành viên mới, lại có trình độ phát triển kinh tế còn lạc hậu hơn so với các thành viên khác; khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu; hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh; các thủ tục còn rườm rà và không ít bất cập với các hoạt động hợp tác

ASEAN… đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia của Việt Nam trong hợp tác, liên kết ASEAN những năm qua.

* Hợp tác chuyên ngành

Việt Nam đã tham gia tích cực vào tất cả các hoạt động hợp tác rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: văn hoá thông tin, giáo dục, khoa học công nghệ, lao động, quản lý thiên tai, SARS, HIV/AIDS, phụ nữ, thanh niên và trẻ em, môi trường, phòng chống ma túy, tội phạm xuyên quốc gia và khủng bố, tư pháp, xuất nhập cảnh, quản lý ô nhiễm… Trong đó, những kết quả quan trọng nhất đạt được trong hợp tác chuyên ngành của Việt Nam với ASEAN diễn ra chủ yếu trên 6 lĩnh vực chính: khoa học và công nghệ, môi trường, văn hoá và thông tin, phát triển xã hội, phòng chống ma túy, các vấn đề hành chính công vụ. Tương ứng với 6 lĩnh vực này, Việt Nam đã lập ra 6 uỷ ban quản lý và thúc đẩy sự hợp tác và giao cho 5 bộ, ngành chủ chốt chịu trách nhiệm với sự tham gia phối của hàng chục bộ, ngành, cục, cụ, viện cũng như các tổ chức đoàn thể khác.

Việt Nam tiếp tục cùng các nước ASEAN tham gia triển khai hợp tác trên 8 lĩnh vực khoa học công nghệ: sản xuất lương thực; khí tượng và vật lý địa cầu; vi điện tử và công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; vật liệu, năng lượng phi truyền thống; biển và môi trường biển; phát triển hạ tầng và tiềm lực khoa học công nghệ. Việt Nam tỏ rõ tính chủ động và tích cực tham gia vào hợp tác chuyên ngành của ASEAN cũng như với các nước đối thoại, thông qua việc đề xuất và triển khai các dự án cụ thể, đồng thời phát huy vai trò tiên phong trong mốt ố lĩnh vực hợp tác mà Việt Nam có thế mạnh như hợp tác văn hoá, thông tin, thanh niên, phòng chống ma túy… Đặc biệt, Việt Nam coi trọng các hoạt động hợp tác về văn hoá, giao lưu nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và hình ảnh ASEAN, phát huy bản sắc khu vực - một trong những ưu tiên hiện nay của ASEAN trong quá trình xây dựng một ASCC hướng tới mọi tầng lớp nhân dân.

Sự tham gia tích cực của Việt Nam vào ASEAN đã được các nước trong tổ chức đánh giá cao. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ năm, các nước ASEAN đã quyết định để Việt Nam đứng ra tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ sáu tại Hà Nội. Còn tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tháng 7-1996, Tổng thống nước chủ nhà Inđônêxia thay mặt các nước ASEAN khác tuyên bố Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và đóng góp tích cực vào sự hợp tác và đoàn kết ASEAN.

Như vậy, với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN và tham gia tích cực vào các cơ cấu hợp tác của ASEAN, quan hệ Việt Nam - ASEAN đã hoàn toàn bước sang một chương mới.

- Quan hệ song phương giữa Việt Nam với từng nước ASEAN

Cùng với quá trình gia nhập ASEAN, quan hệ song phương giữa Việt Nam và từng nước ASEAN không ngừng phát triển. Đến năm 1995, buôn bán với ASEAN chiếm khoảng 30% tổng ngoại thương của Việt Nam và đầu tư của ASEAN vào Việt Nam chiếm gần 30% tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Theo thống kê của Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao nhân kỷ niệm 5 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (2000), tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam với các nước ASEAN tăng từ 2,583 tỷ USD năm 1994 lên 3,490 tỷ năm 1995 và đạt 4,152 tỷ USD năm 199633. Việt Nam đã cùng với các nước ASEAN từng bước giải quyết những vấn đề bất đồng trên cơ sở hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và các bên cùng có lợi, tạo điều kiện thúc đẩy sự ổn định trong quan hệ và hợp tác. Để giải quyết những tranh chấp trên bộ và trên biển, Việt Nam đã ký với Malaixia (5-6-1992) thoả thuận hợp tác cùng khai thác nguồn tài nguyên vùng chồng lấn giữa hai nước trong khi chờ đợi phân định. Việt Nam cùng với Thái Lan và Malaixia đã thỏa thuận hợp tác cùng khai thác dầu

33 Dẫn theo: Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Hữu Cát, Nguyễn Thị Quế: Hợp tác liên kết ASEAN hiện nay…, Sđd, tr.159. Sđd, tr.159.

khí ở vùng chồng lấn giữa ba nước trên thềm lục địa. Sau 4 vòng đàm phán, ngày 7-11-1995, Việt Nam và Philippin đã ký bản thỏa thuận 9 nguyên tắc ứng xử cơ bản giữa hai nước ở vùng biển Đông.

Tóm lại, với chính sách ưu tiên phát triển quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam đã từng bước cải thiện và phát triển quan hệ với các các nước ở khu vực Đông Nam Á, tiến tới gia nhập ASEAN, tạo ra môi trường hoà bình, ổn định và phát triển. Quan hệ Việt Nam với tổ chức ASEAN và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp tác khu vực ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI và những đóng góp của Việt Nam (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)