45 Để góp phần thực hiện mục tiêu hình thành AEC, Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp cấp cao ASEAN về kinh doanh và đầu tư (ABIS Xingapo, 18-11-2007), Tạp chí Cộng sản điện tử, cập nhật
3.3.3. Về hợp tác trên các lĩnh vực khác
* Về khoa học công nghệ và môi trường
Đẩy mạnh hợp tác với các nước ASEAN xây dựng các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học mới trong các lĩnh vực vốn có kinh nghiệm triển khai hợp tác nhiều năm qua như: sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực, khí tượng và vật lý địa cầu, vi điện tử và công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu, năng lượng phi truyền thống, biển và môi trường biển; phát triển hạ tầng và tiềm lực khoa học công nghệ. Cần chủ động vươn lên để nghiên cứu và sáng tạo, coi đây là điều kiện quan trọng để Việt Nam mở rộng hợp tác khoa học công nghệ với nước ngoài nói chung và với ASEAN nói riêng.
Trong những năm qua, hợp tác liên kết về khoa học và công nghệ giữa các nước ASEAN cũng như giữa Việt Nam và ASEAN chủ yếu chỉ mới diễn ra trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, còn lĩnh vực rất quan trọng là khoa học xã hội lại rất mờ nhạt. Do vậy, Việt Nam cần sớm tăng cường các nội dung về khoa học xã hội trong hợp tác khoa học và công nghệ của ASEAN.
Trong hợp tác về môi trường, Việt Nam có thể cân nhắc đề xuất hợp tác với các nước ASEAN hữu quan một số chương trình, dự án về bảo vệ các hệ sinh thái trong Tiểu vùng sông Mê kông mở rộng và ở khu vực biển Đông. Đây là một hướng đóng góp có triển vọng vì một ASEAN sạch và xanh.
* Về văn hoá, giáo dục - đào tạo
Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác trong ASEAN nhằm phát triển nguồn nhân lực cho hợp tác văn hoá thông tin:
- Thành lập các tổ chức liên doanh đào tạo, chuyển giao công nghệ, nâng cao kỹ năng, năng lực, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm văn hoá.
- Khuyến khích các sáng kiến đào tạo cả ở khu vực tư nhân và nhà nước. - Xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
- Xây dựng các dự án hợp tác về đào tạo chuyên ngành văn hoá và nghệ thuật. Hợp tác sản xuất sản phẩm văn hoá có quy mô vừa và nhỏ. Đây là việc làm cần thiết nhằm bảo vệ và phát huy những giá trị của văn hoá, làm cho các sản phẩm văn hoá vừa có giá trị thương mại vừa mang đậm bản sắc văn hoá riêng biệt của từng địa phương, từng quốc gia và khu vực. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác song phương và hợp tác văn hoá thông tin với các nước đối thoại của ASEAN.
Trong hợp tác về giáo dục - đào tạo giữa Việt Nam và các nước ASEAN những năm tới cần thống nhất cơ cấu đào tạo, chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy, học tập, từ đó cốg ắng đưa ra một chương trình giảng dạy chung giữa các nước ASEAN, thúc đẩy thành lập các trường đại học cho cả khu vực (ASEAN Universities) với việc sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy và học tập. Đồng thời, cũng cần có sự thống nhất và công nhận lẫn nhau về giá trị chung của các bằng cấp đào tạo đê có thể thực hiện di chuyển tự do về lao động có tay nghề cao trong ASEAN.
Cuối cùng, chúng ta cần bắt tay ngay vào công việc vì năm 2010 Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, trong đó có việc tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN và nhiều Hội nghị cấp bộ trưởng quan trọng khác. Đây sẽ là dịp quan trọng để chúng ta tiếp tục đóng góp cho đoàn kết và hợp tác ASEAN, qua đó góp phần nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của đất nước ta.
KẾT LUẬN
Bước sang thế kỷ XXI, tình hình khu vực và thế giới đã và đang chứng kiến những thay đổi to lớn và nhanh chóng, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng kèm theo không ít thách thức đối với mỗi quốc gia nói riêng, đối với hợp tác và liên kết của ASEAN nói chung.
Hợp tác, liên kết của ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI đã và đang có những chuyển biến quan trọng.
Trên lĩnh vực chính trị - an ninh: ASEAN đang nỗ lực thực hiện xây dựng Cộng đồng an ninh ASEAN. Bằng nỗ lực tập thể, dựa trên các nguyên tắc nền tảng là "đồng thuận" và "không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau", ASEAN đã tạo lập những cơ chế hợp tác góp phần duy trì, củng cố an ninh khu vực: từ cơ chế PMC đến ARF và trong tương lai là ASC. ASEAN cùng với nhiều đối tác bên ngoài, bao gồm cả một số nước lớn, khẳng định quyết tâm thiết lập một khu vực phi hạt nhân, hòa bình và ổn định, theo tinh thần SEANWFZ. ASEAN cùng với Trung Quốc ký DOC; đồng thời phát triển hợp tác an ninh, chính trị trong khuôn khổ các cơ chế đa phương khác như: ASEAM, hợp tác tiểu vùng, ASEAN + 1, ASEAN + 3…
Trên lĩnh vực kinh tế: Sau khi đã cơ bản hoàn thành CEPT/AFTA, ASEAN đang hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN. ASEAN hiện đang tập trung triển khai Hiệp định khung về 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập, tăng cường cơ chế thực thi và giải quyết tranh chấp.
Một trong những nội dung hợp tác liên kết rất được quan tâm hiện nay của ASEAN là những nỗ lực hướng tới thu hẹp khoảng cách phát triển và giúp các thành viên hội nhập khu vực và quốc tế. ASEAN đang tích cực thực hiện Tuyên bố Hà Nội, IAI về thu hẹp khoảng cách phát triển, hành lang kinh tế Đông - Tây, hợp tác Tiểu vùng Mêkông và hàng chục chương trình, dự án
hợp tác kinh tế khác. Những nỗ lực nêu trên đã từng bước thúc đẩy ASEAN tiến tới mục tiêu hiện thực hoá AEC.
Bên cạnh những bước tiến lớn trong hợp tác liên kết về chính trị, an ninh và kinh tế, ASEAN coi trọng thúc đẩy hợp tác, liên kết về văn hoá, khoa học, kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, môi trường, phát triển nguồn nhân lực… Đây là cơ sở thực tế để ASEAN tiến tới thành lập ASCC vào năm 2015.
Xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ xuyên suốt trong hợp tác liên kết của ASEAN hiện nay. Hợp tác liên kết khu vực của ASEAN trong những năm tới đang đứng trước những thuận lợi và thách thức lớn sau:
- Về thuận lợi:
Thứ nhất: Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là một xu thế lớn, một cơ hội thuận lợi mà ASEAN có thể tận dụng để tiếp tục củng cố môi trường hoà bình cho hợp tác liên kết trên các lĩnh vực.
Thứ hai: Quan hệ giữa các nước lớn vẫn tiếp tục đan xen giữa hai xu thế đấu tranh và hợp tác, thoả hiệp, nhưng cơ bản ổn định trong khuôn khổ hiện nay. Lợi ích dân tộc vẫn là động lực và cơ sở để các nước lớn dàn xếp và xử lý quan hệ với nhau trong hoà bình. Điều này đem lại thuận lợi cho các nước ASEAN trong việc tăng cường hợp tác và hội nhập khu vực.
Thứ ba: Ưu tiên phát triển kinh tế vẫn là xu hướng chung và là sự lựa chọn của các nước trên thế giới cũng như ở khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.
Thứ tư: Trong những năm tới, do sự phát triển của liên kết kinh tế Đông Á tăng nhanh nên đây chính là thuận lợi thúc đẩy hợp tác liên kết ASEAN.
Ngoài ra, những thành tựu mà các nước ASEAN đã tạo lập được trong hợp tác, liên kết khu vực nhiều năm qua là thuận lợi rất cơ bản đối với triển vọng hợp tác liên kết khu vực của ASEAN trong thời gian tới. Hơn nữa, các
nước ASEAN đều có nhận thức khá thống nhất về một nền an ninh toàn diện, đều có lợi ích và nhu cầu về an ninh chung nên đều tôn trọng các nguyên tắc chung về vấn đề này, đây chính là tiền đề thuận lợi thúc đẩy hợp tác liên kết khu vực của ASEAN trong lên tầm cao mới.
- Về khó khăn: Những khó khăn thách thức chủ yếu đối với hợp tác, liên kết khu vực của ASEAN trong thời gian tới có thể nêu ra là:
Một là: Tình hình thế giới và khu vực vẫn tiếp tục biến đổi nhanh chóng theo hướng toàn cầu hoá do vậy không tránh khỏi những bất ổn, thách thức khó đoán định.
Hai là: Quan hệ giữa các nước lớn tiếp tục diễn biến phức tạp ở kh uvực làm nảy sinh những khó khăn và thách thức mới.
Ba là: Quá trình liên kết kinh tế Đông Á được đẩy nhanh sẽ là thách thức không nhỏ đối với hợp tác liên kết khu vực của ASEAN.
Thêm vào đó, nội tình mốt ố nước ASEAN còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp có khả năng gây bất ổn định chính trị, chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên còn lớn, tốc độ và hiệu quả hợp tác, liên kết nội khối còn hạn chế. Từ một Hiệp hội liên kết khu vực khá lỏng lẻo sang một tổ chức hợp tác liên Chính phủ gắn kết hơn cả về nội dung và thể chế hợp tác, có địa vị pháp lý cũng như vai trò và vị thế quốc tế cao hơn là một thách thức lớn đối với ASEAN trong những năm tới.
Tuy nhiên, nhưng thành công trong hợp tác, liên kết ASEAN những năm qua là một đảm bảo quan trọng cho việc xây dựng thành công AC. Nguyện vọng chung thiết tha về một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển đã và đang tạo động lực và sức mạnh cho cả 10 nước khu vực phát huy những điểm đồng, vượt qua những khác biệt về chính trị, kinh tế, văn hoá cũng như những rào cản do lịch sử để lại, gắn kết dưới mái nhà chung ASEAN, cùng nhau tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho mỗi nước cũng như cả khu vực.
Kể từ khi gia nhập ASEAN đến nay, Việt Nam đã ngày càng tham gia tích cực và đầy đủ mọi hoạt động của ASEAN. Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực hợp tác chính của ASEAN, góp phần tăng cường đoàn kết và hợp tác ASEAN, xử lý khéo léo một số vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong khu vực, hạn chế sức ép và tác động từ bên ngoài.
Việt Nam cùng các nước ASEAN phát huy tác dụng của TAC và SEANWFZ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ quan hệ đối thoại của hiệp hội. Mặt khác, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết theo Hiệp định CEPT/AFTA, tích cực tham gia các lĩnh vực hợp tác kinh tế cụ thể khác như: tài chính tiền tệ, dịch vụ, công nghiệp, năng lượng và giao thông vận tải… Việt Nam cũng tỏ rõ sự chủ động tham gia tất cả các hoạt động hợp tác chuyên ngành rất đa dạng: văn hoá thông tin, giáo dục, khoa học công nghệ, lao động, quản lý thiên tai, SARS, HIV/AIDS, phụ nữ, thanh niên và trẻ em, môi trường, phòng chống ma tuý, tội phạm xuyên quốc gia và khủng bố,… Sự tham gia và những đóng góp thiết thực của Việt Nam đối với quá trình hợp tác, liên kết ASEAN luôn nhận được sự đánh giá cao của các nước trong khu vực, từ đó Việt Nam được tín nhiệm và giao trọng trách tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị quốc tế quan trọng.
Bước sang năm 2010, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN với công việc hết sức nặng nề nhưng vinh dự cũng hết sức lớn lao. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào khả năng của Việt Nam và hy vọng rằng đây sẽ là dịp quan trọng để Việt Nam tiếp tục đóng góp cho đoàn kết hợp tác ASEAN để cùng ASEAN nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của tổ chức khu vực nói chúng của Việt Nam nói riêng lên tầm cao mới./.