Bước vào thế kỷ XXI, ASEAN đã hội nhập đủ 10 quốc gia trong Hiệp hội của mình (không kể Đông Timo tách ra khỏi Indonexia trở thành quốc gia độc lập năm 2001) và hợp tác trên hầu hết các lĩnh vực đời sống của các quốc gia khu vực, từ chính trị - an ninh đến kinh tế, giáo dục, văn hóa và quan hệ với các đối tác bên ngoài. Nhìn tổng thể, các lĩnh vực hợp tác trong ASEAN tập trung vào những vấn đề sau:
Thứ nhất, bảo đảm và giữ vững hòa bình, ổn định khu vực, xây dựng các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước thành viên, coi đây là điều kiện tiên quyết cho phát triển.
Thứ hai, đẩy mạnh liên kết khu vực, nhất là về kinh tế, thông qua hợp tác thương mại, tài chính, đầu tư, nông nghiệp, giao thông vận tải, viễn thông, nhằm tạo sức mạnh kinh tế tổng thể cho Hiệp hội để tranh thủ những cơ hội và đối phó với những biến động khó lường do quá trình toàn cầu hóa đem lại.
Thứ ba, phát triển con người, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân trong khu vực và phát triển nguồn nhân lực thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo, phòng chống dịch bệnh, giáo dục, đào tạo nghề…
Thứ tư, tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau trên tinh thần một xã hội gồm các cộng đồng đùm bọc, cưu mang nhau.
Căn cứ vào mục tiêu đã nêu trên nội dung hợp tác và hội nhập của ASEAN có thể chia thành 3 vấn đề: Nội dung xây dựng Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC); Nội dung xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và nội dung xây dựng Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN (ASCC).
- Nội dung Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC)
Trong Tuyên bố hòa hợp ASEAN II (DAC II) đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ II tại Bali năm 2003 về vấn đề an ninh chính trị có nêu rõ hai nội dung:
+ Phải khẳng định vị thế mới của ASEAN đối với an ninh khu vực"(18)
. Để triển khai ASC, tháng 2-2004 Indonexia đã đưa ra dự thảo chương trình hành động Cộng đồng an ninh ASEAN. Dự thảo đề cập đến nhiều khía cạnh, đặc biệt là đề nghị lập một lực lượng gìn giữ hòa bình ở Đông Nam Á, xây dựng Hiến chương ASEAN về nhân quyền, lập cơ chế nhân quyền ở khu vực… Sự bạo dạn này khiến dự thảo không được nhiều nước ASEAN ủng hộ, cho là "quá xa, quá nhanh, quá lý tưởng và quá nhạy cảm". Các nước ASEAN đã thống nhất là ASC phải tính tới thực tế và cần có cách tiếp cận thực dụng và khả thi. Sau nhiều lần chỉnh sửa, Dự thảo cuối cùng đã được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ X (Lào – 11/2004). Theo đó, nội dung của Chương trình hành động tiến tới ASC gồm 5 vấn đề chính: hợp tác chính trị; xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực chính trị; ngăn ngừa xung đột; giải quyết xung đột; kiến tạo hòa bình sau xung đột(19). Ngoài 5 nội dung trên còn một cơ chế thực hiện với 75 danh mục hoạt động cụ thể để xây dựng ASC.
Trong các nội dung nêu trên, hợp tác chính trị là vấn đề nhạy cảm nhất với ASEAN. Vì ASEAN là tập hợp các nước không tương đồng về chế độ chính trị, trình độ phát triển, văn hóa, truyền thống, bản sắc… nên cho đến nay quan điểm về nhân quyền giữa các nước ASEAN còn rất khác nhau. Về nội dung xây dựng và chia xẻ các chuẩn mực, hiện tại ASEAN nhất trí không xây dựng các chuẩn mực mới, mà thừa nhận các chuẩn mực, các nguyên tắc đã được đề ra trong các Hội nghị cấp cao trước đó (ZOFAN TAC; SEANWFZ...); Nội dung ngăn ngừa xung đột là lĩnh vực các nước ASEAN đạt nhiều thành tựu đáng tự hào thông qua "phương cách ASEAN qua ARF, từng bước thể chế hóa ARF nhằm hỗ trợ cho hoạt động của ASC. Về nội dung giải quyết xung đột, ASEAN đã có nhiều bước tiến quan trọng trong sự
18
Luận Thùy Dương: "Hướng tới cộng đồng an ninh ASEAN, triển vọng và vai trò của Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 62 (9/2005), tr. 32.
19 Xem thêm Nguyễn Thành Huy: "Triển vọng Cộng đồng an ninh ASEAN và tác động của nó đối với Việt Nam" trong cuốn "Việt Nam trong ASEAN nhìn lại và hướng tới" – Phạm Đức Thành – Trần Khánh chủ Nam" trong cuốn "Việt Nam trong ASEAN nhìn lại và hướng tới" – Phạm Đức Thành – Trần Khánh chủ biên, NXB CTQG H. 2006, tr. 170-190.
phối hợp, hợp tác giữa các nước giải quyết các xung đột ở (Moro, Achê, Đền Pred Vihia…). Nội dung kiến tạo hòa bình sau xung đột là phần mà cho đến nay mới chỉ đưa ra những ý tưởng chung, vì chính bản thân các thành viên của ASEAN chưa từng xảy ra xung đột lớn.
- Nội dung Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
Căn cứ vào mục tiêu kinh tế đã nêu trong Tuyên bố hòa hợp ASEAN II và được cụ thể hóa ở (Chương I, điều 1, mục 5, 6) Hiến chương ASEAN nội dung chủ yếu để xây dựng AEC là: "một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất" với 5 nội dung cơ bản là:
+ Tự do thương mại hàng hóa.
+ Tự do hóa một số lĩnh vực dịch vụ + Tự do đầu tư
+ Thu hẹp khoảng cách phát triển, gồm cả việc xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng liên ASEAN.
+ xây dựng hệ thống thể chế của AEC(20)
.
Nội dung tự do thương mại hàng hóa của AEC chính là việc hoàn thành khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA).
Nội dung tự do hóa một số lĩnh vực dịch vụ của AEC chính là việc hoàn thành Hiệp định khung của ASEAN về thương mại dịch vụ (AFAS)
Nội dung tự do hóa đầu tư của AEC chính là việc hoàn thành khu vực đầu tư ASEAN (AIA)
Nội dung của việc thu hẹp khoảng cách phát triển và xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng liên ASEAN là việc thực hiện sáng kiến liên kết ASEAN (IAI).
Nội dung thể chế của AEC: được định hình như sau (sơ đồ):
20 Xem thêm: Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên): "Cộng đồng kinh tế ASEAN. Nội dung và lộ trình", NXB Khoa học xã hội, H. 1009, từ tr. 86 đến 102. học xã hội, H. 1009, từ tr. 86 đến 102.
Nguồn: Theo Nguyễn Hồng Sơn: Sđd, tr. 99.
Có thể nói, các nội dung xây dựng AEC nêu trên mới chỉ là mức cam kết tối thiểu của một cộng đồng kinh tế. Mức độ hội nhập kinh tế vào AEC vẫn còn thấp so với các bên liên kết kinh tế khác như EU; MERCOSUR và NAFTA. Trong những năm tới, ASEAN không nên chỉ dừng lại ở những nội dung chủ yếu nêu trên mà cần tiếp tục xác định thêm các yếu tố "đặc thù" để tạo nên một bản sắc của AEC, thúc đẩy hợp tác và hội nhập sâu hơn nữa.
- Nội dung xây dựng cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN (ASCC)
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN IX (10/2003) bên cạnh việc đưa ra Tuyên bố hòa hợp ASEAN II, Hội nghị còn thông qua sáng kiến quốc gia của Việt Nam về nội dung xây dựng Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN. Nội dung của sáng kiến này là cơ sở chính dùng để soạn thảo kế hoạch hành động của Cộng đồng văn hóa xã hội đã thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAB X (Viên Chăn 11/2004) bao gồm 6 vấn đề cụ thể sau:
+ Phát triển nguồn nhân lực + Phúc lợi xã hội
+ Công bằng xã hội và quyền con người
Hội nghị cấp cao ASEAN (nguyên thủ quốc gia)
Hội đồng AEC (Hội nghị bộ trưởng kinh
tế )
Cơ quan cấp bộ trong từng lĩnh vực kinh tế Hội nghị quan chức kinh
tế cao cấp (SOME) Hội đồng điều phối
ASEAN (Hội nghị bộ trưởng ngoại giao) Tổng thư ký ASEAN (Hàm bộ trưởng) Ban thư ký ASEAN Ban thư ký quốc
gia ASEAN Nhóm đặc
trách cấp cao (HLTF)
+ Môi trường sinh thái + Bản sắc văn hóa
+ Thu hẹp khoảng cách phát triển(21)
Các nội dung của ASCC hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN – 2020 trong đó các quốc gia kết hợp với nhau trong quan hệ đối tác như một cộng đồng gồm nhiều xã hội. Thông qua Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN, các nước có thể khuyến khích hợp tác trong dân cư xã hội và nông thôn, gồm cả thanh niên, phụ nữ và các nhóm cộng đồng.
ASCC tạo cho mọi người được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế bằng việc đầu tư nguồn lực cho giáo dục, đào tạo cơ bản và nâng cao, phát triển khoa học công nghệ, tạo việc làm và bảo vệ xã hội. Việc phát triển và thúc đẩy các nguồn nhân lực là chiến lược chính để tạo ra việc làm, giảm nghèo đói và bất bình đẳng kinh tế – xã hội cũng như đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
Bên cạnh đó, ASCC cũng tiến tới sự công nhận chung các chứng chỉ nghề nghiệp, sự phát triển nhân tài tay nghề. Ngoài ra, ASCC sẽ tăng cường hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tăng dân số, thất nghiệp, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, SARRS, cúm H5N1, suy thoái môi trường và ô nhiễm xuyên quốc gia.
2.1.3. Các giải pháp cơ bản để thúc đẩy hợp tác và hội nhập khu vực của ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI vực của ASEAN trong những năm đầu thế kỷ XXI
Để thực hiện mục tiêu xây dựng ASEAN thành cộng đồng ASEAN vào năm 2015(22)
các nhà lãnh đạo ASEAN đã bàn thảo và thông qua nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác và hội nhập ASEAN thể hiện trên các lĩnh vực sau:
- Trong lĩnh vực chính trị, an ninh:
Bước vào thế kỷ XXI, những nỗ lực hợp tác chính trị và an ninh của các nước ASEAN đã đưa lại một số kết quả khả quan là: Tuyên bố về quy tắc