TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚCVỀ CÂY VỐI

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU, DỊCH CHIẾT VÀ XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC CẤU TẠO MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ LÁ VỐI (Trang 26 - 30)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÂY VỐI

1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚCVỀ CÂY VỐI

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Năm 1939, cụ Nguyễn Công Tiễu là ngƣời đầu tiên nghiên cứu cây vối

(Eugenia operculata Roxb. Cleistocalyx operculatatus Roxb. Merr. et Perry, họ Sim

Myrtaceae), đã báo cáo tại Hội nghị Thái Bình Dƣơng thứ 6 năm 1940.

Năm 1954, Andre Foucaud cũng đã nghiên cứu cây vối về mặt thực vật và hoá học trong luận án tiến sĩ dƣợc học “Góp phần nghiên cứu cây thuốc miền Bắc Việt Nam”.

Năm 1968, tác giả Nguyễn Đức Minh, phòng đông y thực nghiệm của Viện nghiên cứu đông y đã tiến hành nghiên cứu thăm dò tính chất kháng sinh của lá và nụ cây vối đối với một số vi khuẩn Gram(+) và Gram(-) đã đi tới kết luận là ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây, lá và nụ vối đều có tác dụng kháng sinh, vào mùa đông, tính kháng sinh cao nhất, tập trung nhiều nhất ở lá và hoàn toàn không độc với cơ thể con ngƣời.

Năm 1994, Nguyễn Xuân Dũng, Lê Thị Anh Đào và Hoàng Văn Lựu đã nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu vối ở các địa phƣơng khác nhau của tỉnh Nghệ An đã công bố rằng trong nụ vối có chứa hàm lƣợng tinh dầu rất lớn. Các tinh dầu này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxi hóa rất mạnh.

Năm 2003, Đào Thị Thanh Hiền, trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội và các thành viên khác đã tiến hành thử nghiệm nghiên cứu một số tác dụng của cây lá cây vối. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy:

- Nƣớc sắc lá cây vối ủ có tác dụng lợi mật rất nhanh, kết quả này góp phần giải thích đƣợc vì sao nhân dân ta thƣờng uống nƣớc sắc lá cây vối để chữa đầy bụng và khó tiêu.

- Tính kháng khuẩn của lá cây vối, đặc biệt là lá cây vối ủ có tác dụng rất tốt trên vi khuẩn E.coli, là loại vi khuẩn thƣờng gây ra bệnh đƣờng ruột, và hai vi khuẩn Gr(+) và Gr(-) thƣờng gặp ở bệnh viên da. Điều này làm sáng tỏ việc uống nƣớc sắc lá cây vối để chữa bệnh tiêu chảy và tắm nƣớc sắc lá cây vối để chữa bệnh viêm da.

Kết quả thử tác dụng độc tế bào của mẫu chiết từ lá cây vối bƣớc đầu cho thấy cả tinh dầu và cao thô toàn phần đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thƣ (ung thƣ tử cung, ung thƣ màng tim, ung thƣ gan,..). Điều này mở ra rất nhiều hƣớng nghiên cứu đối với cây dƣợc liệu lá cây vối trong tƣơng lai của các nhà khoa học.

Trong giai đoạn gần đây, tiêu biểu có công trình nghiên cứu của Viện Dinh dƣỡng Việt Nam kết hợp với trƣờng Đại học Phụ nữ Nhật Bản về các tác dụng của nụ vối trong hỗ trợ phòng và điều trị bệnh đái tháo đƣờng.

Sau gần 6 năm nghiên cứu, các nghiên cứu đƣợc tiến hành trên phòng thí nghiệm đến các thử nghiệm trên chuột đái tháo đƣờng đã cho thấy nụ vối có tác dụng bình ổn đƣờng huyết lâu dài, hỗ trợ giảm mỡ máu, chống oxy hóa, bảo vệ tổn thƣơng tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở bệnh đái tháo đƣờng. Hơn nữa, một thử nghiệm lâm sàng mới đây, với sự hợp tác nghiên cứu của Viện Dinh dƣỡng và Trƣờng Đại học Phụ nữ Nhật Bản tiến hành trên 72 bệnh nhân đái tháo đƣờng type 2 tại Hà Nội cho thấy, trà nụ vối (với liều 6g/lần uống) đã hạn chế tăng đƣờng huyết sau ăn của bệnh nhân đái tháo đƣờng. Sau khi uống trà nụ vối liên tục trong 3 tháng (ít nhất 4 - 6g nụ vối khô/lần uống; 3 lần/ngày), nhóm bệnh nhân uống trà nụ vối đã giảm đƣờng huyết xuống một cách đáng kể so với trƣớc khi tham gia, và giảm hơn so với nhóm chứng (nhóm không dùng nụ vối). Nồng độ HbA1c – chỉ số đánh giá sự ổn định về đƣờng huyết, nồng độ creatinin – chỉ số chức năng thận, nồng độ acid uric đã giảm xuống một cách có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân uống trà nụ vối. Nhóm uống nụ vối cũng đã giảm rối loạn lipid máu sau 3 tháng uống nụ vối, nồng độ cholesterol, triglyceride giảm, nồng độ HDL-cholesterol (cholesterol tốt) tăng lên một cách đáng kể so với nhóm chứng không uống nụ vối.

Các thử nghiệm trên ống nghiệm và trên động vật, trên bệnh nhân đái tháo đƣờng cho thấy, trà nụ vối có khả năng hạn chế tăng đƣờng huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đƣờng huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đƣờng khi điều trị lâu dài. Kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dƣỡng về nụ vối đã đƣợc đăng ký quyên sở hữu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nghiên cứu đƣợc công bố năm 2010 [4], [17], [18], [19], [21].

1.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

- Năm 1990, nhóm tác giả Zhang, Fengxian, Liumeifang, Lu Renrong (Trung Quốc) đã phân lập đƣợc một số chất trong lá, hoa và nụ vối sau:

Axit xinamic (C9H8O2) (5); axit galic (C7H6O5) (6); etylgalat(C9H10O5) (7); 7- hidroxi-5-metoxi-6,8-dimetylflavon (C18H18O4) (8); 2,4-dihidroxyl-6-metoxi-3,5- dimetylchacon (C18H18O4) (9); 5,7-dihidroxi-6,8-đimetylflavanon (C17H16O4) (10); axit oleanolic (C30H48O3) (11); axit ursolic(C30H48O3) (12); β-sitosterol (C27H40O) (13). (5) (6) (7) (8) (9) (10) OH O OH OH HO O OH

(11)

(12) (13)

- Năm 2002, một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã công bố kết quả nghiên cứu về cây vối: nƣớc chiết của nụ vối là thành phần của nƣớc uống bổ dƣỡng trợ tim, làm giảm khả năng nhiễm bệnh [11], [16].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU, DỊCH CHIẾT VÀ XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC CẤU TẠO MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ LÁ VỐI (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)