Tên chỉ tiêu Năm 2015 (tỷ đồng) Năm 2016 (tỷ đồng)
Năm 2017 (tỷ đồng) So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 Tổng chi phí QLDN 10,30 13,20 13,70 128,16 103,79 Hàng may mặc 9,37 12,14 12,88 129,56 106,04 Nông sản 0,52 0,66 0,69 128,16 103,79 Khác 0,41 0,40 0,14 96,12 34,60
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán (2015,2016,2017)
d. Kế toán chi phí tài chính
Các khoản chi phí hoạt động tài chính phát sinh hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán tiến hành hạch toán chi phí tài chính vào máy tính. Chương trình sẽ tự động cập nhật vào sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 635, bảng cân đối số phát sinh các tài khoản. Cuối tháng, máy sẽ tự động kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
TK 635 tại công ty được chia ra chi tiết như sau:
- TK 6351 “CP lãi vay”.
- TK 6352 “Chênh lệch lỗ tỷ giá phát sinh trong kỳ”.
Qua bảng tổng hợp chi phí hoạt động tài chính quy I/2018 cho thấy tổng chi phí tài chính phát sinh là 690,52 triệu đồng. Trong đó, chủ yếu là lãi vay vốn kinh doanh của công ty.
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp chi ph tài chính Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/03/2018 Khoản mục Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%)
1. Lãi vay vốn kinh doanh 690,52 100,00
2. Lỗ chênh lệch tỉ giá 0,00 0,00
Tổng cộng 690,52 100,00
Bảng 4.15 cho thấy: chi phí hoạt động tài chính của công ty có xu hướng tăng qua các năm, trong đó chi phí lãi vay vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng mạnh. Năm 2016 so với năm 2015 tăng 110,78% nhưng năm 2017 so với năm 2016 tăng 119,39%.
Bảng 4.15. Chi phí hoạt động tài chính của Công ty Vinahan
Khoản mục Năm 2015 (tỷ đồng) Năm 2016 (tỷ đồng) Năm 2017 (tỷ đồng) So sánh (%) 2016/2015 2017/2016
1. Lãi vay vốn kinh doanh 1,55 1,72 2,05 110,78 119,39 2. Lỗ chênh lệch tỉ giá 0,69 0,81 0,92 116,04 113,98
Tổng cộng 2,24 2,53 2,97 112,41 117,65
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán (2015,2016,2017)
e. Kế toán chi phí khác
Các khoản chi phí hoạt động tài chính phát sinh hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán tiến hành hạch toán chi phí khác vào máy tính. Chương trình sẽ tự động cập nhật vào sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 811. Cuối tháng, máy sẽ tự động kết chuyển sang TK 911.
Tại công ty TK 811 được mở chi tiết như sau: - TK 8111 “Chi phí khác”.
- TK 8112 “Chi phí phạt”.
Qua bảng 4.16 cho thấy: Tổng chi phí khác phát sinh trong quý I/2018 là 27,3 triệu đồng, trong đó tiền nộp phạt do vị phạm hợp đồng chiếm 65,86%; còn lại là các chi phí khác chiếm 34,14% tổng chi phí khác phát sinh trong quý I/2018.
Bảng 4.16. Bảng tổng hợp chi phí khác Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/03/2018 Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/03/2018 Khoản mục Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1. Tiền nộp phạt do vi phạm hợp đồng 17,98 65,86 2. Các chi phí khác 9,32 34,14 Tổng cộng 27,30 100,00
Tổng chi phí khác của công ty tăng mạnh qua các năm, năm 2016 so với năm 2015 tăng 121,29%; năm 2017 so với năm 2016 tăng 145,52%. Nguyên nhân là do Công ty vi phạm hợp đồng, chủ yếu là vi phạm trong thời hạn giao hàng do đó đã chịu tiền phạt vi phạm.
Bảng 4.17. Chi phí khác của Công ty Vinahan
Khoản mục Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 1. Tiền nộp phạt do vi phạm hợp đồng 1,25 1,64 2,58 130,20 157,38 2. Các chi phí khác 0,53 0,54 0,59 100,47 109,55 Tổng cộng 1,78 2,18 3,17 121,29 145,52
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán (2015,2016,2017)
4.2.2.3. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Cuối quý công ty lập tờ khai thuế TNDN tạm tính nộp cho cơ quan thuế, sử dụng tờ khai thuế TNDN tạm tính theo mẫu 01A/TNDN, kê khai theo thu nhập thực tế phát sinh. Giữa năm công ty phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ nên cuối quý 2 kế toán phải xác định chi phí thuế TNDN hiện hành cả 2 quý để xác định kết quả kinh doanh giữa niên độ (6 tháng đầu của năm tài chính).
Cách tính thuế TNDN phải nộp (cũng chính là chi phí thuế TNDN hiện hành).
- Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất thuế TNDN (20%)
- TN tính thuế = TN chịu thuế - (TN được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
- TN chịu thuế = LNKT trước thuế + các khoản điều chỉnh tăng – các khoản điều chỉnh giảm
- LNKT trước thuế = DT thuần + DT HĐTC + Thu nhập khác – các khoản CP (GVHB + CPBH + CPQLDN + CP HĐTC + CP khác.
Vào thời điểm này, công ty sử dụng TK 821 bao gồm 2 TK cấp đó là: + TK 8211 “CP thuế thu nhập DN hiện hành”.
+ TK 8212 “CP thuế TNDN hoãn lại”.
- Kế toán lập tờ khai thuế TNDN tạm tính nộp thông qua mạng cho cơ quan thuế với số tạm nộp là 2,35 tỷ đồng. Khi nộp vào ngân sách kế toán phản ánh.
Nợ TK 3334: 2.350.000.000 đ Có TK 1121: 2.350.000.000 đ
Bảng 4.18. Tổng hợp chi phí thuế TNDN của Công ty Vinahan năm 2017
Diễn giải Số tiền (tỷ đồng)
Tạm tính thuế TNDN quý I 0,46
Tạm tính thuế TNDN quý II 0,61
Tạm tính thuế TNDN quý III 0,63
Tạm tính thuế TNDN quý IV 0,65
Điều chỉnh 0,02
Tổng cộng 2,37
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán (2017)
Cuối năm 2017, thuế TNDN thực tế của công ty là 2,37 tỷ đồng. Kế toán điều chỉnh tăng thuế TNDN thêm 0,02 tỷ đồng. Khi đó kế toán phản ánh
Nợ TK 3334: 20.000.000đ Có TK 821: 20.000.000đ
4.2.2.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản sử dụng
Tại công ty chỉ dùng một TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” duy nhất để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Phương pháp hạch toán
Cuối mỗi tháng, kế toán tiến hành khóa sổ sau khi đã thực hiện bước kết chuyển các khoản CP và thu nhập phát sinh trong tháng đó sang TK 911 để xác định lợi nhuận thuần. Cuối mỗi quý và cuối quý 4 kế toán kết chuyển toàn bộ thu nhập và chi phí phát sinh để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của quý, năm tài chính . Máy tính sẽ tự động xử lý chênh lệch và kết chuyển số chênh lệch vào TK 421 “lợi nhuận chưa phân phối”.
Bảng 4.19. Báo cáo kết quả kinh doanh của quý I/2018
Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/03/2018
STT Chỉ tiêu Số tiền (tỷ đồng)
1 Doanh thu bán hàng 79,3000
2 Giá vốn bán hàng 67,8000
3 Doanh thu hoạt động tài chính 0,0864
4 Chi phí hoạt động tài chính 0,6952
5 Chi phí bán hàng 2,8800
6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,6000
7 Thu nhập khác 0,1035
8 Chi phí khác 0,0273
9 Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường (1)-(2)+(3)-(4)-(5)-(6) 4,4112
10 Kết quả hoạt động khác (7)-(8) 0,0762
11 Kết quả hoạt động kinh doanh trước thuế (9)+(10) 4,4874 12 Kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế (lãi) 3,5900
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán (2018)
Bảng 4.20. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Vinahan
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT Khoản mục Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 230,00 248,00 312,00 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0,167 0,045 0,127 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 229,83 247,96 311,87
4 Giá vốn hàng bán 203,11 216,29 277,43
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 26,72 31,67 34,44 6 Doanh thu hoạt động tài chính 2,56 2,79 3,17
7 Chi phí tài chính 2,24 2,53 2,97
8 Chi phí bán hàng 7,8 8,4 9,3
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10,30 13,20 13,70 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 8,94 10,33 11,64
11 Thu nhập khác 0,87 0,66 0,66
12 Chi phí khác 0,78 0,38 0,47
13 Lợi nhuận khác 0,09 0,28 0,19
14 Tổng lợi nhuận trước thuế 9,03 10,61 11,83 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,81 2,12 2,37
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - -
17 Lợi nhuận sau thuế 7,23 8,48 9,47
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm cho thấy: hoạt động kinh doanh của công ty tăng trưởng qua 3 năm, lợi nhuận sau thuế tăng qua các năm. Năm 2017, TNDN hiện hành là 2,35 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế là 9,47 tỷ đồng.
Đánh giá về chức từ, sổ sách, biểu mẫu, tài khoản và phần mềm kế toán hiện đang áp dụng tại Công ty Vinahan. Cán bộ kế toán và cán bộ quản lý trong doanh nghiệp cho ta kết quả hài lòng như sau:
Bảng 4.21. Mức độ hài lòng về chứng từ, sổ sách, biểu mẫu, tài khoản và phần mềm kế toán đang áp dụng tại Công ty Vinahan
Đơn vị tính:%
Nội dung Rất hài
lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Chứng từ kế toán 13,3 53,3 13,3 20,0 Hệ thống mẫu biểu 6,7 60,0 20,0 13,3 Hệ thống tài khoản 13,3 46,7 26,7 13,3 Hệ thống phần mềm kế toán 6,7 66,7 6,7 20,0
Nguồn: Kết quả khảo sát Có 66,6% người được hỏi hài lòng và rất hài lòng về hệ thống chứng từ kế toán phục vụ cho công tác kế toán tài chính được công ty. Các đối tượng này cho rằng chứng từ kế toán được sắp xếp khoa học, đầy đủ, chính xác. 60% hài lòng về mẫu biểu, các mẫu biểu của công ty được áp dụng theo hệ thống mẫu biểu của Bộ tài chính quy định; 66,7% hài lòng về hệ thống phần mền kế toán hiện đang áp dụng. Tuy nhiên, về hệ thống tài khoản hiện nay của công ty chỉ có 46,7% hài lòng.
4.2.3. Thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Vinahan theo kế toán quản trị Vinahan theo kế toán quản trị
4.2.3.1. Phân loại và phân tích chi phí trong doanh nghiệp
Công ty phân loại chi phí theo chức năng hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí trong hoạt động kinh doanh được chia làm 3 nhóm chính: Chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Theo kết quả khảo sát cho thấy:
9/10 nhà quản lý trong công ty cho rằng công tác phân loại chi phí hiện nay tại công ty chỉ phù hợp cho công tác kế toán tài chính, chưa hướng đến việc
cung cấp thông tin cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
5/5 nhân viên kế toán cho rằng việc sử dụng thông tin kế toán cho công tác quản trị của những nhà quản lý trong doanh nghiệp mang tính tự phát, chưa có được định hình rõ nét, chưa có sự phân công trách nhiệm một cách cụ thể cho bộ phận kế toán. Thực tế cho thấy bộ phận kế toán chi phí vừa đảm nhận công việc tập hợp chi phí vừa theo dõi chi tiết chi phí, lập báo cáo chi tiết và phân tích chi phí.
Tuy nhiên theo khảo sát nhân viên kế toán thì có 3/5 nhân viên cho rằng định kỳ, công ty không tiến hành phân tích. Việc phân tích chi phí hiện nay tại công ty chỉ thực hiện phân tích theo các yếu tố chi phí bằng cách tính tỷ trọng các yếu tố chi phí trong tổng chi phí.
Bộ phận kế toán doanh thu, xác định kết quả kinh doanh vừa có nhiệm vụ ghi nhận doanh thu và kết quả của công ty vừa có nhiệm vụ ghi nhận doanh thu và kết quả cụ thể của từng loại hoạt động.
Khi được hỏi về công ty có lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí không thì có 5/5 nhân viên kế toán trả lời không lập. Điều này cho thấy phân loại chi phí cho việc ra quyết định chưa cụ thể, việc phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và mức độ hoạt động (định phí, biên phí, chi phí hỗn hợp) hoặc phân loại chi phí theo chi phí kiểm soát và không kiểm soát được... để có những phân tích, đánh giá chính xác những khoản phí nào có thể tiết kiệm, những khoản chi phí nào có thể không được cắt bỏ từ đó đưa ra quyết định hiệu quả trong quản lý chi phí và dự toán chi phí tại công ty chưa thực hiện.
4.2.3.2. Thông tin doanh thu, chi phí phục vụ phân tích CVP
Khảo sát 15 nhân viên kế toán và nhà quản lý doanh nghiệp Vinahan về việc sử dụng thông tin doanh thu, chi phí phục vụ cho phân tích CVP cho ta kết quả tại bảng sau:
Bảng 4.22. Kết quả khảo sát nhân viên kế toán và cán bộ quản lý của công ty về sử dụng thông tin trong phân tích CVP
STT Câu hỏi Có Không
1 Công ty có phân tích điểm hòa vốn không x
2 Công ty có xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự
biến động của các khoản mục chi phí không x Nguồn: Kết quả khảo sát Công ty không tiến hành xác định và không phân tích điểm hòa vốn. Nguyên
nhân là do hiện nay công ty không có các thông tin về dự toán đầy đủ và chính xác. Qua khảo sát nhân viên bộ phận kế toán và cán bộ quản lý trong công ty cho thấy: các thông tin dự toán không được xác định và không được quan tâm, lập không đầy đủ. Dự toán lập không có sự kết nối, dự toán của bộ phận nào bộ phận ấy lập. Nguyên nhân là do lãnh đạo ít quan tâm, yêu cầu (12/15 người đồng ý) và không có đủ thông tin, cơ sở để lập dự toán tương lai (9/15 người đồng ý). Tại doanh nghiệp chỉ lập dự toán tiêu thụ sản phẩm, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung và dự toán tồn kho thành phẩm cuối kỳ, còn các dự toán còn lại như: dự toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp hầu như không lập nên không thể lập dự toán tiền, dự toán kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán.
Việc không lập và lập dự toán không đầy đủ đã làm cho nhà quản lý không thể xác định điểm hòa vốn của doanh nghiệp. Việc không có các dự toán chính xác cũng đã làm ảnh hưởng đến việc so sánh kết quả thực hiện, đến việc lập dự phòng nguyên vật liệu.
Bảng 4.23. Nguyên nhân hệ thống dự toán không được lập hoặc lập không đầy đủ tại công ty Vinahan
Tiêu chí Tỷ lệ (%)
- Lãnh đạo ít quan tâm, yêu cầu 80
- Không có đủ lượng thông tin, cơ sở để lập 60
- Thiếu nhân sự chuyên trách lập 80
- Lý do khác 40
Nguồn: Kết quả khảo sát Mặt khác, vì chưa thực hiện phân loại chi phí thành biến phí, định phí nên việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty chưa được thực hiện.
Cũng theo kết quả khảo sát cho thấy, công ty không sử dụng những thông tin thích hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng dẫn đến sự biến động của các khoản mục chi phí. Đề từ đó có cơ sở khoa học cho việc xác định kế hoạch cũng như các quyết định đúng đắn cho các phương án hoạt động kinh doanh.
4.2.3.3. Thông tin doanh thu, chi phí phục vụ báo cáo bộ phận
nhiên, với quy mô vừa và nhỏ nên công ty không có sự tách biệt rõ ràng giữa các bộ phận, phần lớn hoạt động của các bộ phận đều đan xen với nhau và chịu sự tác động của nhà lãnh đạo cao nhất. Chính vì vậy, việc lập báo cáo của các bộ phận, phân tích chi phí của các bộ phận chưa được công ty coi trọng. Phần lớn việc đánh giá chi phí ở các bộ phận chỉ dừng lại ở việc báo cáo tổng quan về doanh thu, chi phí mà chưa có các phân tích chuyên sâu.
Việc phân tích định mức chi phí giữa các bộ phận được căn cứ vào khối lượng từng loại hàng hóa trong quá trình mua hoặc bán bằng cách xác định tỷ lệ số lượng bán đó trên số lượng hàng hóa vận chuyển. Việc phân tích, đánh giá các bộ phận thường được thực hiện không chính thức, do nhà quản lý tự tính và ít được lập thành báo cáo hay dưới dạng văn bản khác.
Bảng 4.24. Nguyên nhân không lập định mức chi phí
Đơn vị tính: %
Nguyên nhân Tỷ lệ (%)
- Khó do ngành nghề đặc thù 46,7
- Không được quan tâm 60
- Thiếu nhân sự chuyên trách lập 60
- Khác 6,7
Nguồn: Kết quả khảo sát Phân tích định mức chi phí để thấy rõ sự biến động chi phí cho từng loại