Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
a) Thu thập số liệu thứ cấp
Đây là loại dữ liệu đã được công bố, có thể là các số liệu nội bộ của công ty. Dữ liệu thứ cấp bên ngoài công ty gồm: sách, báo chí, các bản báo cáo và số liệu của cơ quan chức năng thuộc nhà nước, các thông tin trên internet…
Những dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn này bao gồm số liệu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh được thể hiện trên hệ thống Báo cáo tài chính hàng năm của công ty, gồm các Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh Báo cáo tài chính. Sổ sách kế toán: Sổ Nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết (Doanh thu bán hàng, Giá vốn hàng bán, Chi phí bán hàng...). Hệ thống khung pháp lý kế toán về doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
Ngoài ra, tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học,thu thập tài liệu: các chế độ kế toán của Việt Nam, các chuẩn mực kế toán, các bài báo của Tạp chí kế toán, giáo trình kế toán, các tài liệu trên web...Từ đó rút ra bài học cho việc hoàn thiện kế toán xác định KQHĐKD trong quản lý tại công ty Cổ phần Vinahan. Những số liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.
b) Thu thập số liệu sơ cấp
Nội dung thu thập thông tin sơ cấp
Để phục vụ công tác phân tích thực trạng kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Vinahan tác giả xây dựng bảng hỏi cho với nội dung cụ thể:
- Đánh giá về bộ máy tổ chức kế toán hiện nay của Công ty
- Đánh gía về hệ thống chứng từ, sổ sách, biểu mâu, tài khoản, phần mềm kế toán của công ty
- Đánh giá việc thực hiện kế toán quản trị tại công ty
Tác giả cũng sử dụng phương pháp khảo sát, ghi chép để nghiên cứu đối với hệ thống sổ sách, cơ sở vật chất thực hiện công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty.
Cách thức chọn mẫu
- Nhóm 1: Nhân viên phòng Kế toán
Tác giả tiến hành chọn 5/5 nhân viên phòng Kế toán nhằm thu thập thông tin về các nghiệp vụ kế toán đang thực hiện tại công ty; hệ thống kế toán đang áp dụng; sổ sách, chứng từ, phần mềm … đang áp dụng (xem phụ lục 1)
- Nhóm 2: Cán bộ quản lý trong doanh nghiệp
Tác giả tiến hành 10 cán bộ quản lý của doanh nghiệp bao gồm: Giám đốc và 2 phó giám đốc – 3 người; Trưởng phòng và 2 phó phòng; Trưởng Phòng Kế toán; Tổ trưởng phân xưởng; (xem phụ lục 2)
- Nhóm 3: Cổ đông và nhà đầu tư
Tác giả tiến hành lựa chọn 10/12 cổ đông và nhà đầu tư hiện tại của Công ty để khảo sát về thông tin kế toán xác định kết quả kinh doanh cung cấp cho đối tượng này có đáp ứng nhu cầu thông tin của họ trong việc ra quyết định không (xem phụ lục 3)
- Nhóm 4: Cơ quan quản lý nhà nước
Tại cơ quan thuế phường Song Mai – thành phố Bắc Giang: 02 cán bộ Tại cơ quan thống kê phường Song Mai – Tp Bắc Giang: 02 cán bộ Tại cơ quan đăng kí kinh doanh phường Song Mai – Tp Bắc Giang: 02 cán bộ Tại Cơ quan bảo hiểm và Công đoàn phường Song Mai – Tp Bắc Giang: 02 cán bộ
Với đối tượng nay tác giả tập trung thu thập thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước (xem phụ lục 4)
Bảng 3.4. Số lượng đối tượng điều tra
Đơn vị tính: người
STT Đối tượng điều tra Số lượng
1 Phòng Kế toán 5
2 Cán bộ quản lý trong doanh nghiệp 10
3 Cổ đông và nhà đầu tư 10
4 Cơ quan quản lý Nhà nước 10
Nguồn: Kết quả tổng hợp (2017)
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp tổng hợp, phân tích xử lý số liệu.
Số liệu thu được từ điều tra, quan sát, phỏng vấn, ghi chép...được tác giả tổng hợp lại, PP phân tổ thống kê sẽ được sử dụng để xử lý thông tin. Trên cơ sở đó tác giả thực hiện đánh giá, phân tích thực trạng việc kế toán xác định KQHĐKD trong quản lý tại công ty Cổ phần Vinahan.
Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo 3 yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và lôgíc.
Sau khi hiệu chỉnh, các dữ liệu này được nhập vào máy tính và tổng hợp theo các năm.
Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: Máy tính điện tử, phần mềm excel.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả
Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động… Từ đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bán hàng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Phương pháp thống kê so sánh
So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu (cụ thể so sánh các chỉ tiêu, số liệu của năm sau so với
năm trước, kỳ sau so với kỳ trước…), từ đó giúp ta tổng hợp được những cái chung, tách ra được những nét riêng của chỉ tiêu được so sánh. Trên cơ sở đó có thể đánh giá được một cách khách quan thực trạng các dự toán bán hàng, thực trạng công tác bán hàng và quá trình kiểm soát kế toán bán hàng tại doanh nghiệp.
Phương pháp kế toán
Phương pháp kế toán là phương thức, các biện pháp kế toán sử dụng để thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin về tải sản, sự biến động của tài sản và các quá trình hoạt động kinh tế tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý. Phương pháp kế toán bao gồm: phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản kế toán, phương pháp tính giá và phương pháp tổng hợp cân đối kế toán.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Các chỉ tiêu về doanh thu
- Số lượng và tỷ lệ doanh thu bán hàng theo nhóm hàng;
- Số lượng và tỷ lệ doanh thu hoạt động tài chính: lãi tiền gửi ngân hàng; chênh lệch tỷ giá
- Số lượng và tỷ lệ thu nhập khác: thu từ thanh lý tài sản; các thu nhập khác
Các chỉ tiêu về chi phí
- Số lượng và tỷ lệ các khoản giảm trừ doanh thu: chiết khấu thương mại; hàng bán bị trả lại; giảm giá hàng bán;
- Số lượng và tỷ lệ giá vốn hàng bán theo nhóm hàng;
- Số lượng và tỷ lệ chi phí bán hàng: chi phí nhân viên; chi phí vật liệu; chi phú dụng cụ; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác;
- Chi phí bán hàng phân bổ cho từng nhóm hàng;
- Số lượng và tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí nhân viên quản lý; chi phí vật liệu; chi phí đồ dùng; chi phí khấu hao TSCĐ; thuế, phí, lệ phí; chi phí mua ngoài; chi phí dự phòng; chi phí bằng tiền khác;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng nhóm hàng;
- Chi phí tài chính: lãi vay vốn kinh doanh; lỗ chênh lệch tỉ giá; - Chi phí khác: tiền phạt;...
- Chi phí thuế TNDN: chi phí thuế TNDN tạm tính; điều chỉnh thuế
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh
- Mức độ hài lòng về chứng từ, sổ sách, biểu mẫu, tài khoản và phần mềm kế toán;
- Về sử dụng thông tin trong phân tích CVP;
- Nguyên nhân hệ thống dự toán không được lập hoặc lập không đầy đủ; Không lập định mức chi phí; nhà quản trị không thể vận dụng các công cụ kế toán cho các quyết định;
- Mức độ hài lòng của các cổ đông và nhà đầu tư về thông tin kế toán cung cấp
- Tình hình nộp BCTC tới các cơ quan quản lý Nhà nước;
- Mức độ hài lòng về việc cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước của công ty.