Vinahan theo kế toán quản trị
4.2.3.1. Phân loại và phân tích chi phí trong doanh nghiệp
Công ty phân loại chi phí theo chức năng hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí trong hoạt động kinh doanh được chia làm 3 nhóm chính: Chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Theo kết quả khảo sát cho thấy:
9/10 nhà quản lý trong công ty cho rằng công tác phân loại chi phí hiện nay tại công ty chỉ phù hợp cho công tác kế toán tài chính, chưa hướng đến việc
cung cấp thông tin cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
5/5 nhân viên kế toán cho rằng việc sử dụng thông tin kế toán cho công tác quản trị của những nhà quản lý trong doanh nghiệp mang tính tự phát, chưa có được định hình rõ nét, chưa có sự phân công trách nhiệm một cách cụ thể cho bộ phận kế toán. Thực tế cho thấy bộ phận kế toán chi phí vừa đảm nhận công việc tập hợp chi phí vừa theo dõi chi tiết chi phí, lập báo cáo chi tiết và phân tích chi phí.
Tuy nhiên theo khảo sát nhân viên kế toán thì có 3/5 nhân viên cho rằng định kỳ, công ty không tiến hành phân tích. Việc phân tích chi phí hiện nay tại công ty chỉ thực hiện phân tích theo các yếu tố chi phí bằng cách tính tỷ trọng các yếu tố chi phí trong tổng chi phí.
Bộ phận kế toán doanh thu, xác định kết quả kinh doanh vừa có nhiệm vụ ghi nhận doanh thu và kết quả của công ty vừa có nhiệm vụ ghi nhận doanh thu và kết quả cụ thể của từng loại hoạt động.
Khi được hỏi về công ty có lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí không thì có 5/5 nhân viên kế toán trả lời không lập. Điều này cho thấy phân loại chi phí cho việc ra quyết định chưa cụ thể, việc phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và mức độ hoạt động (định phí, biên phí, chi phí hỗn hợp) hoặc phân loại chi phí theo chi phí kiểm soát và không kiểm soát được... để có những phân tích, đánh giá chính xác những khoản phí nào có thể tiết kiệm, những khoản chi phí nào có thể không được cắt bỏ từ đó đưa ra quyết định hiệu quả trong quản lý chi phí và dự toán chi phí tại công ty chưa thực hiện.
4.2.3.2. Thông tin doanh thu, chi phí phục vụ phân tích CVP
Khảo sát 15 nhân viên kế toán và nhà quản lý doanh nghiệp Vinahan về việc sử dụng thông tin doanh thu, chi phí phục vụ cho phân tích CVP cho ta kết quả tại bảng sau:
Bảng 4.22. Kết quả khảo sát nhân viên kế toán và cán bộ quản lý của công ty về sử dụng thông tin trong phân tích CVP
STT Câu hỏi Có Không
1 Công ty có phân tích điểm hòa vốn không x
2 Công ty có xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự
biến động của các khoản mục chi phí không x Nguồn: Kết quả khảo sát Công ty không tiến hành xác định và không phân tích điểm hòa vốn. Nguyên
nhân là do hiện nay công ty không có các thông tin về dự toán đầy đủ và chính xác. Qua khảo sát nhân viên bộ phận kế toán và cán bộ quản lý trong công ty cho thấy: các thông tin dự toán không được xác định và không được quan tâm, lập không đầy đủ. Dự toán lập không có sự kết nối, dự toán của bộ phận nào bộ phận ấy lập. Nguyên nhân là do lãnh đạo ít quan tâm, yêu cầu (12/15 người đồng ý) và không có đủ thông tin, cơ sở để lập dự toán tương lai (9/15 người đồng ý). Tại doanh nghiệp chỉ lập dự toán tiêu thụ sản phẩm, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung và dự toán tồn kho thành phẩm cuối kỳ, còn các dự toán còn lại như: dự toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp hầu như không lập nên không thể lập dự toán tiền, dự toán kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán.
Việc không lập và lập dự toán không đầy đủ đã làm cho nhà quản lý không thể xác định điểm hòa vốn của doanh nghiệp. Việc không có các dự toán chính xác cũng đã làm ảnh hưởng đến việc so sánh kết quả thực hiện, đến việc lập dự phòng nguyên vật liệu.
Bảng 4.23. Nguyên nhân hệ thống dự toán không được lập hoặc lập không đầy đủ tại công ty Vinahan
Tiêu chí Tỷ lệ (%)
- Lãnh đạo ít quan tâm, yêu cầu 80
- Không có đủ lượng thông tin, cơ sở để lập 60
- Thiếu nhân sự chuyên trách lập 80
- Lý do khác 40
Nguồn: Kết quả khảo sát Mặt khác, vì chưa thực hiện phân loại chi phí thành biến phí, định phí nên việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại công ty chưa được thực hiện.
Cũng theo kết quả khảo sát cho thấy, công ty không sử dụng những thông tin thích hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng dẫn đến sự biến động của các khoản mục chi phí. Đề từ đó có cơ sở khoa học cho việc xác định kế hoạch cũng như các quyết định đúng đắn cho các phương án hoạt động kinh doanh.
4.2.3.3. Thông tin doanh thu, chi phí phục vụ báo cáo bộ phận
nhiên, với quy mô vừa và nhỏ nên công ty không có sự tách biệt rõ ràng giữa các bộ phận, phần lớn hoạt động của các bộ phận đều đan xen với nhau và chịu sự tác động của nhà lãnh đạo cao nhất. Chính vì vậy, việc lập báo cáo của các bộ phận, phân tích chi phí của các bộ phận chưa được công ty coi trọng. Phần lớn việc đánh giá chi phí ở các bộ phận chỉ dừng lại ở việc báo cáo tổng quan về doanh thu, chi phí mà chưa có các phân tích chuyên sâu.
Việc phân tích định mức chi phí giữa các bộ phận được căn cứ vào khối lượng từng loại hàng hóa trong quá trình mua hoặc bán bằng cách xác định tỷ lệ số lượng bán đó trên số lượng hàng hóa vận chuyển. Việc phân tích, đánh giá các bộ phận thường được thực hiện không chính thức, do nhà quản lý tự tính và ít được lập thành báo cáo hay dưới dạng văn bản khác.
Bảng 4.24. Nguyên nhân không lập định mức chi phí
Đơn vị tính: %
Nguyên nhân Tỷ lệ (%)
- Khó do ngành nghề đặc thù 46,7
- Không được quan tâm 60
- Thiếu nhân sự chuyên trách lập 60
- Khác 6,7
Nguồn: Kết quả khảo sát Phân tích định mức chi phí để thấy rõ sự biến động chi phí cho từng loại sản phẩm, chi phí nào liên quan trực tiếp đến sự biến động doanh thu để nhà quản trị có giải pháp điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh tốt hơn.
4.2.3.4. Phân tích thông tin thích hợp phục vụ việc ra quyết định Đối với nhà quản lý trong công ty
Phỏng vấn ông Thân Văn Khoa – Giám đốc công ty về loại thông tin kế toán nào ông quan tâm trong quá trình điều hành công ty, ông cho hay: “Thông tin mà tôi cần và quan tâm từ kế toán đó là khả năng sinh lợi; lợi nhuận từ vốn kinh doanh. Nếu có được những thông tin này sẽ giúp cho tôi có thể đánh giá năng lực trách nhiệm của các bộ phận”. Tuy nhiên, Giám đốc của công ty vẫn chưa hài lòng với việc cung cấp và phân tích thông tin hiện này của bộ phận kế toán.
Để phân tích và đánh giá công ty sử dụng chỉ tiêu doanh thu thông qua việc so sánh chênh lệch doanh thu thực tế so với doanh thu kế hoạch và tỷ lệ doanh
thu so với tổng doanh thu. Báo cáo phân tích doanh thu chỉ mang tính chất liệt kê, không phân tích các ảnh hưởng, nguyên nhân làm tăng giảm doanh thu. Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập tại Công ty, vì vậy nhà quản lý chỉ chú trọng tới nguồn thu nhập này mà chưa xem xét, phân tích các nguồn thu nhập khác như doanh thu tài chính, thu nhập khác…
Việc so sánh chênh lệch doanh thu thực tế so với kế hoạch mới chỉ cho nhà quản trị thấy được tình hình biến động doanh thu (tăng/gảm) mà chưa cho thấy được nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao doanh thu.
Về phân tích chi phí, lập báo cáo: Chưa mang tính thường xuyên, chỉ được lập khi có yêu cầu của nhà quản lý. Báo cáo được lập chưa đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và dễ hiểu. Hơn nữa việc phân tích chưa đáp ứng được yêu cầu của Ban giám đốc. Đây chính là điểm yếu trong khâu lập kế hoạch và báo cáo kết quả công việc cụ thể của từng hoạt động.
Tại Công ty, các nhà quản trị mới chỉ quan tâm đến chỉ tiêu doanh số bán hàng, chi phí phát sinh, chưa phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đó.
Xuất phát từ việc không theo dõi tốt từng loại sản phẩm, dịch vụ cả trong phần doanh thu và chi phí nên không có số liệu chi tiết để phân tích và ra các quyết định quản trị tốt để có thể phát huy thế mạnh trong cạnh tranh và đón đầu sự chuyển dịch các dòng sản phẩm, dẫn đến kết quả kinh doanh của công ty hiện tại chưa có khởi sắc xứng tầm với chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Bảng 4.25. Nguyên nhân nhà quản trị không thể vận dụng các công cụ kế toán cho các quyết định
Nguyên nhân Tỷ lệ (%)
- Chưa có sự tin cậy vào báo cáo được lập 20
- Hệ thống báo cáo không đầy đủ, thông tin không đủ để đáp ứng cho
yêu cầu quản lý 80
- Thiếu nhân sự riêng lập các báo cáo phân tích 80
- Khác 30
Nguồn: Kết quả khảo sát
Đối với cổ đông và các nhà đầu tư
Phỏng vấn 10 cổ đông và các nhà đầu tư tại công ty về những thông tin giúp các cổ đông và nhà đầu tư đưa quyết định đó là: tình hình tài chính của công ty;
tỷ lệ hoàn vốn; thời gian hoàn vốn; khả năng tăng trưởng; khả năng sinh lời... Đánh giá về việc kế toán cung cấp lượng thông tin này cho mình thì đa phần 8/10 cổ đông và các nhà đầu tư không hài lòng.
Vì công ty chưa sử dụng các chỉ tiêu để phân tích doanh thu như: Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu, trị giá vốn hàng bán/ doanh thu, tỷ trọng doanh thu/ tổng doanh thu…Kết quả sản xuất kinh doanh cũng mới chỉ được quan tâm dưới góc độ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế mà chưa sử dụng các tỷ suất để phân tích hiệu suất hoạt động trong kinh doanh: Tỷ suất chi phí/giá bán, tỷ suất lợi nhuận/giá bán, tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư…
Bảng 4.26. Mức độ hài lòng của các cổ đông và nhà đầu tư về thông tin kế toán cung cấp
Đơn vị tính: %
Thông tin Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng - Tình hình tài chính 0 20 20 50 10 - Tỷ lệ hoàn vốn 10 20 20 40 10
- khả năng tăng trưởng 10 30 10 40 10
- Khả năng sinh lời 10 30 20 40 0
Nguồn: Kết quả khảo sát
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Công ty phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Nơi nhận Báo cáo tài chính là cơ quan thuế; cơ quan thống kê; cơ quan đăng ký kinh doanh. Hiện nay công ty chỉ nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Năm 2015 và 2016 Công ty chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình với cơ quan thống kê (chưa nộp báo cáo). Năm 2017 Công ty đã nộp Báo cáo tài chính lên cơ quan thống kê nhưng chậm so với quy định nhưng chỉ ở mức cảnh cáo.
Bảng 4.27. Tình hình nộp BCTC của Công ty Vinahan tới các cơ quan quản lý Nhà nước
STT Cơ quan Nhà nước 2015 2016 2017
1 Cơ quan thuế x x x
2 Cơ quan thống kê - - x
3 Cơ quan đăng ký kinh doanh - - -
Theo kết quả khảo sát 10 cán bộ quản lý nhà nước (bao gồm cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan bảo hiểm, công đoàn) thì hiện nay số liệu kế toán đối tượng này cần của công ty nhằm theo dõi nghĩa vụ của công ty với nhà nước, tổng hợp cho ngành, địa phương về trên cơ sở đó phân tích, đánh giá, nhằm định ra các chính sách kinh tế vĩ mô. Cơ quan thuế cần tài liệu do kế toán cung cấp để xác định mức thuế, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và biết được công ty có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước hay không. 50% người được điều tra cho rằng hài lòng và rất hài lòng (chủ yếu là cán bộ của cơ quan thuế và cơ quan bảo hiểm, công đoàn) còn 30% người được điều tra cảm thấy không hài lòng với những thông tin mà công ty cung cấp (chủ yếu là cán bộ của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thống kê).
Sơ đồ 4.6. Mức độ hài lòng về việc cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước của công ty Vinahan