Quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vinahan (Trang 66)

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán (3) Phòng kế toán: nhận được liên 3 hóa đơn GTGT kiêm PXK, kế toán tiến hành ghi sổ. Sau đó người vận chuyển sẽ đem liên 3 ĐĐH về đưa lại cho phòng kế toán để làm căn cứ đối chiếu khi khách hàng trả tiền.

(4) Bộ phận giao hàng: đến ngày giao hàng người vận chuyển mang theo số lượng hàng cùng liên 3 ĐĐH và liên 2 hóa đơn GTGT kiêm PXK tới địa điểm đã thỏa thuận. Hai bên kiểm tra đối chiếu và nhân hàng, liên 2 HĐ kiêm PXK giao khách hàng giữ, còn liên 3 ĐĐH người vận chuyển mang về giao cho phòng kế toán kiểm tra đối chiếu. Khi khách hàng thanh toán thì có hai hình thức: khách hàng tới công ty trả bằng tiền mặt hoặc khách hàngthanh toán bằng chuyển khoản.

Tái khoản kế toán sử dụng

Công ty sử dụng TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”. Tài khoản này được sử dụng để phản ánh doanh thu khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ không phân biệt đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền

TK 511 tại công ty được mở chi tiết:

- TK 51111: doanh thu bán hàng may mặc - TK 51112: doanh thu bán hàng nông sản -TK 5118: doanh thu khác

Cuối kỳ hạch toán kế toán bán hàng và thanh toán tiến hành tổng hợp số liệu rồi vào sổ tổng hợp chi tiết bán hàng

Bảng 4.1. Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/03/2018 Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/03/2018 Mặt hàng Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1. Hàng may mặc 73,75 93,00 2. Nông sản 4,76 6,00 3. Khác 0,79 1,00 Tổng 79,30 100,00

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Qua bảng tổng hợp doanh thu quý I năm 2018 cho thấy: doanh nghiệp tổng hợp doanh thu theo 3 nhóm hàng: hàng may mặc; nông sản và các loại khác. Trong đó, doanh thu hàng may mặc chiếm tỉ lệ 93%; nông sản chiếm 6%; còn lại 1% là doanh thu từ việc cho thuê nhà xưởng, xe du lịch;...

Bảng 4.2. Doanh thu bán hàng của công ty Vinahan năm 2015 – 2017 Tên chỉ tiêu Tên chỉ tiêu Năm 2015 (tỷ đồng) Năm 2016 (tỷ đồng) Năm 2017 (tỷ đồng) So sánh (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 Doanh thu bán hàng 230,00 248,00 312,00 107,83 125,81 1. Hàng may mặc 209,30 228,16 293,28 109,01 128,54 2. Nông sản 11,50 12,4 15,6 107,83 125,81 3. Khác 9,20 7,44 3,12 80,87 41,94

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán (2015,2016,2017) Doanh thu bán hàng may mặc của công ty qua các năm đều chiếm tỷ trọng lớn (trên 90% tổng doanh thu bán hàng của công ty) đây là mặt hàng chủ đạo. Thực tế, tại công ty đang dùng phần mềm đã lập trình sẵn, khi hạch toán tất cả doanh thu bán hàng của các đối tượng, kế toán đều hạch toán thông qua TK 131.

Theo kết quả khảo sát 5 nhân viên kế toán về thuận lợi và khó khăn khi hạch toàn tất cả doanh thu bán hàng của các đối tượng thông qua TK 131 cho thấy: 5/5 kế toán đều cho rằng thuận lợi khi kế toán hạch toán thông qua TK 131 là giúp cho kế toán dễ theo dõi công nợ phát sinh trong kỳ của tất cả các khách hàng bao gồm: phát sinh nợ trong kỳ, nợ đã trả trong kỳ, nợ còn tồn cuối kỳ. Tuy nhiên, bất lợi là không phân biệt được là bán thanh toán tiền ngay hay bán chịu cho khách hàng.

Vì vậy, công ty nên thực hiện đúng với quy định là không hạch toán vào TK 131 những trường hợp khách hàng thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

b. Kế toán doanh thu tài chính

Căn cứ vào thông báo lãi hàng tháng của ngân hàng, kế toán kiểm tra và tính toán đúng số lãi và tiến hành cập nhật vào phần mềm, phần mềm tự động cập nhật Sổ nhật ký chung, Sổ cái tài khoản 515, bảng cân đối số phát sinh tài khoản.

Cuối tháng, máy sẽ tự động kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Bảng 4.3. Bảng tổng hợp doanh thu hoạt động tài chính

Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/03/2018

Khoản mục (triệu đồng) Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Lãi tiền gửi ngân hàng 58,75 68,00

2. Lãi chênh lệch tỷ giá 27,65 32,00

Tổng doanh thu HĐTC 86,40 100,00

Qua bảng tổng hợp doanh thu hoạt động tài chính quý I năm 2018 cho thấy doanh thu hoạt động tài chính là 86,4 triệu đồng. Trong đó, doanh thu từ lãi tiền gửi ngân hàng là 58,75 triệu đồng, chiếm 68%. Còn lại là lãi chênh lệch tỷ giá.

Bảng 4.4. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty Vinahan năm 2015 - 2017 năm 2015 - 2017 Khoản mục Năm 2015 (tỷ đồng) Năm 2016 (tỷ đồng) Năm 2017 (tỷ đồng) So sánh (%) 2016/2015 2017/2016

1. Lãi tiền gửi ngân hàng 1,77 1,90 2,19 107,26 115,44 2. Lãi chênh lệch tỷ giá 0,79 0,89 0,98 112,35 110,21 Tổng doanh thu HĐTC 2,56 2,79 3,17 108,83 113,77 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán (2015,2016,2017) Doanh thu hoạt động tài chính tại công ty tăng đều qua các năm. Trong đó chủ yếu là tiền lãi gửi ngân hàng, chiếm tỉ trọng trên 60% tổng doanh thu hoạt động tài chính, còn lại là lãi chênh lệch tỷ giá.

c. Kế toán thu nhập khác

Thu nhập khác của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty và chủ yếu là khoản thanh lý tài sản, phạt khách hàng do thanh toán chậm hoặc tiền thưởng tích lũy năm, tiền hàng thừa.

Các khoản thu nhập khác phát sinh hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đó kế toán tiến hành hạch toán thu nhập khác vào máy tính. Chương trình sẽ tự động cập nhật vào sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 711. Cuối tháng, máy sẽ tự động kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Bảng 4.5. Bảng tổng hợp thu nhập khác Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/03/2018 Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/03/2018 Khoản mục Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1. Thu nhập từ thanh lý TS 89,76 86,69 2. Các thu nhập khác 13,78 13,31 Tổng doanh thu khác 103,54 100,00

Qua khảo sát, các khoản thu nhập khác quý I năm 2018 là 103,54 triệu đồng. Trong đó, thu nhập từ thanh lý tài sản chiếm tỷ lệ 86,69% (tương ứng 89,76 triệu đồng) còn lại 13,31% là các thu nhập khác.

Bảng 4.6. Thu nhập khác của công ty Vinahan năm 2015 - 2017

Khoản mục Năm 2015 (tỷ đồng) Năm 2016 (tỷ đồng) Năm 2017 (tỷ đồng) So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 1. Thu nhập từ thanh lý TS 0,45 0,12 0,21 86,53 151,42 2. Các thu nhập khác 0,42 0,54 0,45 128,57 83,33 Tổng thu nhập khác 0,87 0,66 0,66 92,68 137,59 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán (2015,2016,2017)

d. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Là công ty xuất khẩu các mặt hàng may mặc nên thuế xuất khẩu là 0%, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế TTĐB không phát sinh nên trong kỳ công ty không có khoản giảm trừ DT này. Có các khoản giảm trừ DT sau:

Chiết khấu thương mại: là khoản chiết khấu mà công ty đã giảm trừ, đã thanh toán cho khách do việc khách hàng đã mua với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng. Kế toán sử dụng TK 521.

Hàng bán bị trả lại: khách hàng trả lại hàng do hàng hỏng, khách hàng đã nhận hàng theo đơn đặt hàng nhưng sau đó lại trả lại hàng do kém chất lượng. Khi phát sinh trường hợp này, Công ty chấp nhận lại số hàng này thì ghi vào hóa đơn của khách hàng và họ sẽ mang đến kho để nhập lại. Chi phí vận chuyển số hàng trả lại do hai bên thỏa thuận nhưng thường xuyên do bên mua phải chịu, kế toán phản ánh trị giá vốn thành phẩm bị trả lại vào TK 531, đến cuối kỳ hạch toán toàn bộ số tiền vào TK 511 để giảm trừ trong tổng doanh thu của kỳ hạch toán.

Giảm giá hàng bán: trường hợp số thành phẩm đã bán cho khách có thể một số bị kém phẩm chất, khách hàng có yêu cầu Công ty giảm giá, khi nhận được đơn từ khách hàng gửi đến Công ty kiểm tra lại nếu thấy không đúng thì đồng ý giảm giá thì ghi luôn đơn giá mới và tính ra số tiền tra rlaij trước cho khách hàng, kế toán ghi vào tờ kê các khoản giảm trừ. TK sử dụng: TK 532

“Giảm giá hàng bán”.

Trong 3 năm qua, công ty không phát sinh khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại vì công ty đã kiểm tra chất lượng hàng đem đi giao. Tuy nhiên, với những hợp đồng lớn, công ty đã có khoản chiết khấu thương mại cho khách.

Bảng 4.7. Các khoản giảm trừ của công ty Vinahan năm 2015 - 2017

Khoản mục Năm 2015 (triệu đồng) Năm 2016 (triệu đồng) Năm 2017 (triệu đồng) So sánh (%) 2016/2015 2017/2016

1. Chiết khấu thương mại 167 45 127 26,95 282,22

2. Hàng bán bị trả lại 0 0 0 0,00 0,00

3. Giảm giá hàng bán 0 0 0 0,00 0,00

Tổng giảm trừ 167 45 127 26,95 282,22

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán (2015,2016,2017)

4.2.2.2. Kế toán chi phí kinh doanh

Chi phí để xác định kết quả kinh doanh của công ty bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác.

a. Kế toán giá vốn hàng bán

Tại công ty, GVHB được xác định bởi giá xuất kho thành phẩm, hàng hóa theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ hàng tháng và công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX.

TK sử dụng: Kế toán sử dụng TK 632 “Giá vốn hàng bán” – phản ánh giá vốn hàng bán trong kỳ các trường hợp sau: giá vốn thực tế của các sản phẩm đã bán, chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công vượt mức bình thường, các khoản hàng hóa thiếu hụt mất mát sau khi trừ trách nhiệm, kết chuyển giá vốn thực tế của sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả...

Phương pháp hạch toán

- Khi xuất thành phẩm, hàng hóa đi tiêu thụ, căn cứ vào số lượng hàng hóa bán ra, máy tính sẽ tự động tính giá vốn hàng xuất bán cho từng mặt hàng, máy sẽ tự động hạch toán và chuyển số liệu vào các sổ cái liên quan theo định khoản.

số liệu vào máy, máy tính sẽ tự động cập nhật vào sổ Nhật ký chung. Cuối mỗi tháng, kế toán tổng hợp kết chuyển GVHB trong tháng sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Công ty hạch toán giá vốn thành phẩm, hàng hóa theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ vào mỗi tháng là phù hợp.

Bảng 4.8. Bảng tổng hợp giá vốn hàng bán Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/03/2018 Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/03/2018 Khoản mục Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1. Hàng may mặc 63,39 93,50 2. Nông sản 3,80 5,60 3. Khác 0,61 0,90 Tổng 67,8 100,00

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Qua bảng tổng hợp trên ta thấy trong quý I/2018, công ty có giá vốn của hàng may mặc là 63,39 tỷ đồng, chiếm 93,5%. Nông sản là 3,8 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 5,6%, còn lại 0,61 tỷ đồng chiếm 0,9%.

Bảng 4.9. Giá vốn hàng bán theo nhóm sản phẩm qua các năm 2015 – 2017

Khoản mục Năm 2015 (tỷ đồng) Năm 2016 (tỷ đồng) Năm 2017 (tỷ đồng) So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 Tổng 203,11 216,29 277,43 106,49 128,27 1. Hàng may mặc 184,83 198,99 260,78 107,66 131,06 2. Nông sản 10,16 10,81 13,87 106,49 128,27 3. Khác 8,12 6,49 2,77 79,87 42,76

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán(2015,2016,2017)

b. Kế toán chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng của Công ty bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng tiêu thụ, chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho quá trình bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác...

TK sử dụng

Kế toán sử dụng TK 641 “CP bán hàng”. Tại công ty mở các TK chi tiết như sau:

- TK 6411 “CP nhân viên phục vụ hoạt động bán hàng”. - TK 6412 “CP vật liệu, bao bì phục vụ hoạt động bán hàng”. - TK 6413 “CP dụng cụ, đồ dùng phục vụ hoạt động bán hàng”. - TK 6414 “CP khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng”. - TK 6417 “CP dịch vụ mua ngoài phục vụ hoạt động bán hàng”. - TK 6418 “CP khác bằng tiền phục vụ hoạt động bán hàng”.

Phương pháp hạch toán

Các khoản chi phí bán hàng phát sinh hàng ngày, căn cứ vào chứng từ hợp lệ, kế toán tiến hành hạch toán chi phí bán hàng vào máy tính. Chương tình sẽ tự động cập nhật vào sổ Nhật ký chung, số cái TK 641, bảng cân đối số phát sinh các tài khoản... Cuối tháng, máy sẽ tự động kết chuyển sang bên Nợ TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Bảng 4.10. Bảng tổng hợp chi phí bán hàng

Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/03/2018

Khoản mục (tỷ đồng) Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Chi phí nhân viên phục vụ hoạt động bán hàng 1,75 60,6 2. Chi phí vật liệu,bao bì phục vụ bán hàng 0,38 13,2 3. Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ bán hàng 0,25 8,7 4. Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng 0,00 0 5. Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ hoạt động bán hàng 0,21 7,2 6. Chi phí khác bằng tiền phục vụ hoạt động bán hàng 0,30 10,3

Tổng 2,88 100,0

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán (2018) Qua bảng tổng hợp chi phí bán hàng quý I/2018 cho thấy, chi phí nhân viên cho hoạt động bán hàng chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 60,6% trong tổng chi phí phát sinh quý I/2018; tiếp đó là chi phí vật liệu; chi phí khác bằng tiền chiếm 10,3%. Còn lại là các loại chi phí khác. Theo kết quả khảo sát cho thấy chi phí vận chuyển hàng hóa đến cho các đại lý (khi tiêu thụ sản phẩm) là chi phí phục vụ cho công tác bán hàng nhưng hiện nay công ty đang hạch toán toàn bộ chi phí khấu hao đội xe vào chi phí sản xuất chung. Điều này không hợp lý, cần phải xác định đây là chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng.

Kế toán tiến hành phân bổ chi phí bán hàng cho các nhóm hàng đã bán theo công thức:

Chi phí bán hàng Tổng chi phí bán hàng phát sinh doanh thu phân bổ cho từng = --- x bán hàng của mặt hàng Tổng doanh thu bán hàng từng mặt hàng

Bảng 4.11. Phân bổ Chi phí bán hàng theo từng nhóm hàng

Tên chỉ tiêu (tỷ đồng) Năm 2015 (tỷ đồng) Năm 2016 (tỷ đồng) Năm 2017 2016/2015 2017/2016 So sánh (%)

Tổng chi phí bán

hàng 7,8 8,4 9,3 107,69 110,71

Hàng may mặc 7,10 7,73 8,74 108,88 113,12

Nông sản 0,39 0,42 0,47 107,69 110,71

Khác 0,31 0,25 0,09 80,77 36,90

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán (2015,2016,2017) Chi phí bán hàng được phân bổ theo từng nhóm hàng như bảng 4.11: Chi phí bán hàng may mặc chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm, chi phí bán hàng khác có xu hướng giảm dần. Điều này cho thấy, công ty đang đầu tư phát triển, mở rộng kinh doanh nhóm hàng may mặc.

c. Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản chi phí khác như: tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng; chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý; chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.

TK sử dụng

- Kế toán sử dụng TK 642 “Chi phí QLDN”. - Tại công ty TK 642 được mở chi tiết như sau: + TK 6421 “CP nhân viên phục vụ QLDN”. + TK 6422 “CP vật liệu phục vụ QLDN”.

+ TK 6423 “CP đồ dùng văn phòng phục vụ QLDN”. + TK 6424 “CP khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận QL”.

+ TK 6425 “Thuế, phí và lệ phí”.

+ TK 6427 “CP dịch vụ mua ngoài phục vụ QLDN”. + TK 6428 “CP khác bằng tiền phục vụ QLDN”.

Phương pháp hạch toán

Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đó kế toán tiến hành hạch toán CPQLDN vào máy tính. Chương trình sẽ tự động cập nhật vào sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 642, bảng cân đối số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vinahan (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)