Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP Vinahan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vinahan (Trang 47)

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) - Hội đồng quản trị: Do hội đồng cổ đông bầu ra, quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh, phát triển của công ty.

- Ban Giám đốc: Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty.

- Các Phòng, Ban nghiệp vụ:

+ Phòng Tổ chức – Hành chính : Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tổ chức, quản lý lao động, tiền lương và công tác hành chính. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản trị nhân sự và hành chính trong Công ty.

+ Phòng kinh doanh: Xây dựng phương hướng, kế hoạch phát triển kinh doanh của công ty trong ngắn hạn và dài hạn; trực tiếp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh căn cứ vào kế hoạch tiêu thụ, phân bổ kế hoạch hàng năm, hàng quý cho từng đại lý. Tìm kiếm và mở rộng thị trường, làm đầy đủ các thủ tục cho việc phân phối sản phẩm, thanh toán các hóa đơn, chứng từ mua bán cho công ty. Tuyên truyền quảng các về công ty và sản phẩm của công ty.

+ Phòng Tài chính – Kế toán: Có chức năng mở sổ sách kế toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng, tổng hợp thanh quyết toán theo

Hội đồng quản trị

Ban Giám đốc

Phòng Tổ chức

kỳ, đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty, giám sát việc sử dụng tài sản, nguồn vốn, theo dõi quản lý TSCĐ, thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán tài chính, lập các báo cáo Tài chính theo quy định; Chỉ đạo công tác thống kê giá cả, phân tích đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho Giám đốc, các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch kinh doanh.

+ Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm kỹ thuật, chất lượng hàng hóa trong các khâu mua hàng và bán hàng.

3.1.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty

Tình hình tài sản của Công ty cổ phần Vinahan qua 3 năm 2015-2017 được thể hiện ở bảng 3.1:

Tổng tài sản công ty năm 2016 là 461 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2015. Kết cấu tài sản của Công ty nghiêng về tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn chiếm tỷ lệ 30,9% trên tổng tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ 69,1% trên tổng tài sản năm 2016. Trong đó, tốc độ gia tăng của tài sản dài hạn có phần nhanh hơn tốc độ gia tăng của tài sản ngắn hạn. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kết cấu tài sản, phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản. Việc mở rộng quy mô dự trữ hàng tồn kho phù hợp với tình hình kinh doanh và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.

Tổng nguồn vốn cuối năm 2016 tăng 39 tỷ đồng tương ứng mức tăng 9,2% so với năm 2015. Trong kết cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ lệ 57,8% trên tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ 42,2% trên tổng nguồn vốn năm 2016.

Bảng 3.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công tyn và nguồn vốn của Công ty TT Chỉ tiêu TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Số lượng (Tỷ.đ) Tỷ lệ (%) Số lượng (Tỷ.đ) Tỷ lệ (%) Số lượng (Tỷ.đ) Tỷ lệ (%) 16/15 17/16 BQ I Tổng tài sản 422,00 100,00 461,00 100,00 557,00 100,0 109,2 120,8 114,57 1 Tài sản ngắn hạn 297,51 70,50 318,55 69,10 329,19 59,1 107,1 103,3 104,15

- Tiền và các khoản tương đương tiền 27,12 9,10 10,05 3,15 16,13 4,90 37,1 160,5 121,62 - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 9,83 3,30 19,14 6,00 15,60 4,74 194,6 81,5 222,7

- Các khoản phải thu ngắn hạn 45,30 15,20 35,44 11,11 30,35 9,22 78,2 85,6 120,95

- Hàng tồn kho 215,45 72,30 252,65 79,20 264,35 80,30 117,3 104,6 95,56

- TS ngắn hạn khác 0,30 0,10 1,72 0,54 2,77 0,84 578,1 160,5 116,12

2 Tài sản dài hạn 124,49 29,5 142,45 30,90 227,81 40,90 114,4 159,9 137

- Tài sản cố định 124,49 100 142,45 100 213,00 93,50 114,5 150,0 107,94

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0,00 0 0,00 0 12,00 5,27 0,0 0,0 0

- Tổng tài sản dài hạn khác 0,00 0 0,00 0 2,81 1,32 0,0 0,0 0 II Tổng nguồn vốn 422,00 100,00 461,00 100,00 557,00 100,00 109,2 120,8 114,58 1 Nợ phải trả 239,06 56,65 266,37 57,78 318,88 57,25 111,4 119,7 115,6 - Nợ ngắn hạn 221,51 2,68 242,61 91,08 262,79 82,41 109,5 108,3 108,95 - Nợ dài hạn 17,56 7,32 23,76 8,92 56,09 17,59 135,3 236,1 182,44 2 Nguồn vốn chủ sở hữu 203,95 43,35 194,63 42,22 238,12 42,75 95,4 122,3 113,27 - Vốn chủ sở hữu 204,00 100,00 23,76 100,00 238,00 100,00 11,6 1001,7 13,27 Nguồn: Phòng TCHC (2015,2016,2017) 36 download by : skknchat@gmail.com

Tương ứng với sự gia tăng của tài sản là sự gia tăng của nguồn vốn. Tổng nguồn vốn cuối năm 2017 tăng 96 tỷ đồng tương ứng mức tăng 20,8% so với năm 2016. Trong kết cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ lệ 57,2% trên tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ 42,8% trên tổng nguồn vốn năm 2017

Trước sự gia tăng của tài sản, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu hiện có, Công ty sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác để tài trợ cho sự tăng lên của tài sản, chủ yếu là nguồn tín dụng thương mại với người bán, vay ngắn hạn, dài hạn và nợ thuê tài chính.

3.1.3. Tình hình lao động tại Công ty

Qua bảng 3.2, nhận thấy số lượng lao động trong 3 năm 2015 – 2017 không có sự biến động nhiều. Cơ cấu lao động của Công ty CP Vinahan tương đối hợp lý với tỷ trọng lao động trực tiếp chiếm 88,7% và lao động gián tiếp chiếm 11,3%. Lao động gián tiếp chủ yếu là cán bộ quản lý và nhân viên các phòng ban chức năng làm công tác phụ trợ.

Cơ cấu lao động theo trình độ

Trình độ lao động của Công ty CP Vinahan chưa cao. Tỷ trọng lao động có trình độ THCN và lao động phổ thông chiếm đa số trên 70%.

Tổng số lượng lao động năm 2016 giảm so với năm 2015, và năm 2017 tăng so với năm 2016 nhưng chưa đạt con số lao động năm 2015. Ban lãnh đạo Công ty nhận định rõ: “Công ty cổ phần Vinahan nằm trong Thành phố có lực lượng lao động ổn định, dồi dào. Tuy nhiên lao động ở vùng này ngày càng đòi hỏi cao về tiền lương và thu nhập”. Những năm gần đây do có sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài tại các khu công nghiệp đã làm lượng lao động của Công ty giảm đáng kể. Trong tình hình này công ty phải đầu tư các máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại và nâng cao năng suất lao động đã khắc phục những khó khăn đó. Công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị mới, hiện đại như: Hệ thống thiết kế, nhảy cỡ và giác mẫu sơ đồ; Hệ thống căng trải vải tự động; Hệ thống cắt vải tư động…

Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính

Lao động trong Công ty có đủ cả lao động là thanh niên và trung niên, điều này chứng tỏ lao động trong Công ty luôn có sự kế cận giữa các thế hệ. Mỗi độ tuổi lại có những thế mạnh riêng, tất cả những thế mạnh đó tạo nên một tập thể thống nhất và hoàn chỉnh.

Bảng 3.2. Tình hình lao động của công ty Vinahan TT Chỉ tiêu TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 16/15 17/16 1 Tổng số lao động 245 100 224 100 242 100 91,4 108,0 - Lao động trực tiếp 218 88,7 198 88,2 215 88,7 90,8 108,6

- Lao động gián tiếp 27 11,3 26 11,8 27 11,3 96,3 103,8

2 Phân theo trình độ 245 100 224 100 242 100 91,4 108,0 - Cao học 5 0,2 7 0,3 7 0,5 140,0 100,0 - Đại học 21 8,6 22 10 22 9,4 104,8 100,0 - Cao đẳng 15 6,3 13 6,1 14 5,8 86,7 107,7 - THCN 27 11 16 7,3 19 7,9 59,3 118,8 - LĐPT 177 73,9 166 76,3 180 76,4 93,8 108,4

3 Phân theo độ tuổi 245 100 224 100 242 100 91,4 108,0

- Dưới 25 127 51,83 108 47,98 125 51,75 85,0 115,7

- Từ 25 - 40 106 42,16 102 45,72 103 42,55 96,2 101,0

- Trên 40 12 6,01 14 6,3 14 5,7 116,7 100,0

4 Phân theo giới tính 245 100 224 100 242 100 91,4 108,0

- Nam 46 18,9 44 20,1 48 19,9 95,7 109,1

- Nữ 199 81,1 180 79,9 194 80,1 90,5 107,8

Nguồn: Phòng TCHC (2015,2016,2017)

38

Lực lượng lao động ở độ tuổi dưới 25 chiếm tỷ trọng cao, chiếm đến gần một nửa tổng số lao động trong Công ty. Tuy nhiên, số lượng lao động ở độ tuổi này chủ yếu là lao động trực tiếp tại các Xí nghiệp. Ở độ tuổi dưới 25 con người có thế mạnh cả về thể lực lẫn trí lực, sức sáng tạo và độ nhiệt tình vào thời kỳ này là cao nhất. Đặc điểm chung của lao động ở độ tuổi này là ít kinh nghiệm lao động, dễ bị cám dỗ, lôi kéo. Đây cũng nguyên nhân giải thích vì sao lực lượng có biến động nhiều nhất trong các năm.

Do đặc thù ngành may đòi hỏi tính tỉ mỉ, khéo léo cửa người phụ nữ nên số lao động đặc biệt là lao động trực tiếp trong Công ty chủ yếu là nữ giới, chiếm khoảng 80%. Dây chuyền sản xuất của Công ty ngày càng hiện đại, nhiều máy móc thay thế sức lao động của con người, muốn vận hành được các máy mọc trên đòi hỏi lao động phải có trình độ kỹ thuật và hiểu biết về công nghệ, đây lại là thế mạnh của nam giới. Tỷ trọng lao động nam ngày càng được tăng lên. Nhận thấy xu thế thay đổi đang dần theo hướng tích cực, nhằm tạo sự cân bằng trong cơ cấu lao động theo giới tính.

3.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty

Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty nhìn chung doanh thu có sự chuyển biến tích cực, doanh thu tăng lên ở năm 2016 và tiếp tục tăng trưởng ở năm 2017.

Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2015 –2017)

Đơn vị tính: tỷ đồng Khoản mục Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 Doanh thu 233,43 251,45 315,83 107,72 125,60 Chi phí 224,40 240,85 304,00 107,33 126,22

Lợi nhuận trước thuế 9,03 10,61 11,83 117,40 111,58

Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán (2015,2016,2017) Cụ thể trong năm 2015 doanh thu là 233,43 đồng và trong năm 2016 doanh thu đạt 251,45 tỷ đồng tăng lên 18,02 tỷ đồng, tức tăng 107,72% so với năm 2015. Bên cạnh đó chi phí năm 2016 cũng tăng so với năm 2015 nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên làm cho lợi nhuận năm 2016 tăng cao (117,4%) so với năm 2015. Điều này cho thấy Công ty đã hoạt động có hiệu quả

trong năm 2016.

Riêng năm 2017 doanh thu tăng so với năm 2016 là 64,38 tỷ đồng (125,6%) cùng với doanh thu chi phí tăng nhưng tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu (126,22%) nên đã làm cho lợi nhuận năm 2017 tăng chậm lại với giá trị 11,83 tỷ đồng (hay 111,58%) so với năm 2016.

Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu của công ty có xu hướng tăng đều qua các năm. Năm 2015 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 3,87 đồng lợi nhuận. Sang năm 2016 thì tỷ suất này tăng lên là 4,22% tức là 100 đồng doanh thu tạo ra được 4,22 đồng lợi nhuận. Năm 2017 tỷ số này là 3,75%.

Tỷ suất lợi nhuận / tổng tài sản cao qua các năm. Cụ thể năm 2015 tỷ suất này là 2,15% tức là cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra được 2,15 đồng lợi nhuận. Sang năm 2016 nó lại tăng lên đến 2,3% tức là 100 đồng tài sản sẽ tạo ra được 2,3 đồng lợi nhuận, năm 2017 tỷ suất này là 2,15%. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của Công ty qua các năm là tốt.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

a) Thu thập số liệu thứ cấp

Đây là loại dữ liệu đã được công bố, có thể là các số liệu nội bộ của công ty. Dữ liệu thứ cấp bên ngoài công ty gồm: sách, báo chí, các bản báo cáo và số liệu của cơ quan chức năng thuộc nhà nước, các thông tin trên internet…

Những dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn này bao gồm số liệu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh được thể hiện trên hệ thống Báo cáo tài chính hàng năm của công ty, gồm các Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh Báo cáo tài chính. Sổ sách kế toán: Sổ Nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết (Doanh thu bán hàng, Giá vốn hàng bán, Chi phí bán hàng...). Hệ thống khung pháp lý kế toán về doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng.

Ngoài ra, tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học,thu thập tài liệu: các chế độ kế toán của Việt Nam, các chuẩn mực kế toán, các bài báo của Tạp chí kế toán, giáo trình kế toán, các tài liệu trên web...Từ đó rút ra bài học cho việc hoàn thiện kế toán xác định KQHĐKD trong quản lý tại công ty Cổ phần Vinahan. Những số liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.

b) Thu thập số liệu sơ cấp

Nội dung thu thập thông tin sơ cấp

Để phục vụ công tác phân tích thực trạng kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Vinahan tác giả xây dựng bảng hỏi cho với nội dung cụ thể:

- Đánh giá về bộ máy tổ chức kế toán hiện nay của Công ty

- Đánh gía về hệ thống chứng từ, sổ sách, biểu mâu, tài khoản, phần mềm kế toán của công ty

- Đánh giá việc thực hiện kế toán quản trị tại công ty

Tác giả cũng sử dụng phương pháp khảo sát, ghi chép để nghiên cứu đối với hệ thống sổ sách, cơ sở vật chất thực hiện công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty.

Cách thức chọn mẫu

- Nhóm 1: Nhân viên phòng Kế toán

Tác giả tiến hành chọn 5/5 nhân viên phòng Kế toán nhằm thu thập thông tin về các nghiệp vụ kế toán đang thực hiện tại công ty; hệ thống kế toán đang áp dụng; sổ sách, chứng từ, phần mềm … đang áp dụng (xem phụ lục 1)

- Nhóm 2: Cán bộ quản lý trong doanh nghiệp

Tác giả tiến hành 10 cán bộ quản lý của doanh nghiệp bao gồm: Giám đốc và 2 phó giám đốc – 3 người; Trưởng phòng và 2 phó phòng; Trưởng Phòng Kế toán; Tổ trưởng phân xưởng; (xem phụ lục 2)

- Nhóm 3: Cổ đông và nhà đầu tư

Tác giả tiến hành lựa chọn 10/12 cổ đông và nhà đầu tư hiện tại của Công ty để khảo sát về thông tin kế toán xác định kết quả kinh doanh cung cấp cho đối tượng này có đáp ứng nhu cầu thông tin của họ trong việc ra quyết định không (xem phụ lục 3)

- Nhóm 4: Cơ quan quản lý nhà nước

Tại cơ quan thuế phường Song Mai – thành phố Bắc Giang: 02 cán bộ Tại cơ quan thống kê phường Song Mai – Tp Bắc Giang: 02 cán bộ Tại cơ quan đăng kí kinh doanh phường Song Mai – Tp Bắc Giang: 02 cán bộ Tại Cơ quan bảo hiểm và Công đoàn phường Song Mai – Tp Bắc Giang: 02 cán bộ

Với đối tượng nay tác giả tập trung thu thập thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước (xem phụ lục 4)

Bảng 3.4. Số lượng đối tượng điều tra

Đơn vị tính: người

STT Đối tượng điều tra Số lượng

1 Phòng Kế toán 5

2 Cán bộ quản lý trong doanh nghiệp 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vinahan (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)