TT Tên xã nghiên cứu Diện tích nuôi tôm (ha) Số hộ nuôi tôm (hộ) Số hộ đƣợc điều tra (hộ) Tỷ lệ % số hộ đƣợc điều tra 1 Xã Hải Lạng 916 378 120 31,7 2 Xã Đông Hải 120 126 40 31,7 Tổng 1.036 504 160 31,7%
- Lý do chọn vùng điều tra 02 xã (xã Hải Lạng và xã Đông Hải) là: Đây
là hai xã có diện tích nuôi tôm chiếm tỷ lệ cao nhất tại huyện Tiên Yên. Tổng diện tích nuôi tôm tại huyện Tiên Yên năm 2018 là 1.215 ha (nuôi tôm tại 04 xã: Đông Ngũ, Đông Hải, Hải Lạng và Đông Rui), trong đó: Diện tích nuôi tôm xã Hải Lạng: 916 ha (chiếm 75,4% tổng diện tích nuôi tôm); diện tích nuôi tôm xã Đông Hải:120 ha (chiếm 9,9% tổng diện tích nuôi tôm); diện tích nuôi tôm xã Đông Ngũ:109 ha (chiếm 9,0% tổng diện tích nuôi tôm); diện tích nuôi tôm xã Đồng Rui: 90 ha (chiếm 5,7% tổng diện tích nuôi tôm). Đồng thời xã Hải Lạng và xã Đông Hải có các đặc điểm nuôi tôm đặc trưng của huyện Tiên Yên”.
- Phƣơng pháp chọn hộ: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn mẫu hộ, cụ thể như sau:
+ Bước 1: Lập bảng kê hộ nuôi các đối tượng chọn điều tra trong xã mẫu và sắp xếp thứ tự hộ theo quy mô diện tích từ lớn nhất đến nhỏ nhất.
+ Bước 2: Căn cứ vào danh sách hộ nuôi trong bảng kê đã được lập, tính khoảng cách chọn hộ (k) theo công thức:
(2.1)
Hộ đầu tiên được chọn ngẫu nhiên trong khoảng cách đầu của danh sách hộ có nuôi hộ nuôi các đối tượng điều tra của xã. Sử dụng phần mềm Excel của MS Office để chọn ra ngẫu nhiên một hộ nằm trong khoảng cách đầu chọn hộ theo câu lệnh tại một ô bất kỳ trên bảng tính Excel như sau:
= RANDBETWEEN (1,k) (2.2)
Trong đó: k là khoảng cách chọn hộ được xác định theo công thức trên. Các hộ tiếp theo được chọn bằng cách cộng khoảng cách k; Giả sử hộ đầu tiên được chọn là hộ có số thứ tự C thì các hộ được chọn tiếp theo là: C+k, C+2k, C+3k,...
Ví dụ: Xã Hải Lạng có 378 hộ nuôi, tiến hành chọn 120 hộ mẫu điều tra, tính khoảng cách chọn hộ: h = 378/120 = 3
Sử dụng câu lệnh RANDBETWEEN (1,3) để chọn ngẫu nhiên hộ đầu tiên, giả sử được chọn là hộ thứ 2 trong danh sách (C = 2) thì các hộ tiếp theo sẽ là hộ số 5, 8, 11, 14,… Trường hợp hộ được chọn khi điều tra không còn ở tại xã vì một lý do nào đó thì chọn hộ sát trên hoặc sát dưới trong danh sách để thay thế hộ đó.
3.4.4. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu
Trong phân tích và xử lý số liệu sử dụng các phương pháp như sau : Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh trên cơ sở dữ liê ̣u thống kê.
Sử du ̣ng phần mềm th ống kê Microsoft Excel để xử lý và phân tích số liệu điều tra khảo sát.
= Khoảng cách chọn hộ (k)
Tổng số hộ nuôi trong xã Số hộ mẫu
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM VÀ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN YÊN BÀN HUYỆN TIÊN YÊN
4.1.1. Hiện trạng phát triển nuôi tôm ở huyện Tiên Yên
4.1.1.1. Tình hình phát triển nuôi tôm huyện Tiên Yên
Trong giai đoa ̣n 2015-2018 nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên đã có những bước phát triển cả về diện tích, sản lượng và năng suất nuôi. Nghề nuôi tôm đã từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, là đối tượng chủ lực của ngành thủy sản huyện Tiên Yên; góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành thủy sản của huyện, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngư dân ven biển và góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên.
Theo kết quả tổng hợp số liệu từ báo cáo hàng năm của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Yên cho thấy: Diện tích nuôi tôm năm 2015 đạt 1.155 ha, sản lượng đạt 372 tấn, năng suất nuôi tôm trung bình đạt 0,32tấn/ha. Đến năm 2018: Diện tích nuôi tôm đã tăng lên 1.215 ha, sản lượng đạt 1.130 tấn, năng suất đạt trung bình 0,93 tấn/ha. Kết quả phát triển nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên giai đoạn 2015-2018 được thể hiện qua Bảng 4.1.