Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Hiện trạng về nuôi và dịch bệnh trên tôm ở Việt Nam
2.2.3. Hiện trạng về quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản
với nhiều loại rủi ro thiên tai khác nhau và mức độ ảnh hưởng cũng hết sức đa dạng, phức tạp. Mỗi khi có biến cố về dịch bệnh, thiên tai rất nhiều nông dân dễ dàng trở nên trắng tay, trở về với nghèo đói. Để hạn chế những rủi ro đó, góp phần khắc phục thiệt hại, giúp nông dân sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống... Trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ liên quan đã nghiên cứu, ban hành một số chính sách nhằm hỗ trợ, ưu tiên những đối tượng chính sách, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sinh sống tại những vùng có nhiều thiên tai hoặc dịch bệnh. Một số văn bản, chính sách liên quan đến việc quản lý dịch bệnh trong NTTS nói chung và trong nuôi tôm nói riêng đã được ban hành, gồm có: Luật Thú y ngày 19/6/2015; Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y; Luật Thủy sản; Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Quyết định số 315/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 01 tháng 03 năm 2011 Về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013; Thông tư số 52/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi; Thông tư số 56/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Thú y thuỷ sản; Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản; Chỉ thị số 4361/CT-BNN-TY ngày 30/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác thú y thủy sản;...
Hiện nay, một trong những hình thức QLRR dịch bệnh là hình thức Bảo hiểm (BH) đã được nhiều nước trên thế giới đã triển khai thực hiện. Hình thức BH ở Việt Nam đã được Nhà nước quan tâm và đã được triển khai thực hiện thí điểm trong thời gian qua. Ngày 01/3/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 315/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 – 2013 với mục đích: Thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Chương trình bảo hiểm nông nghiệp thí điểm được thực hiện tại 20 tỉnh, thành phố trong cả nước với ba
loại hình sản phẩm là: Thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa tại 7 tỉnh (Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp). Thực hiện bảo hiểm đối với vật nuôi tại 9 tỉnh (Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương và Hà Nội). Thực hiện bảo hiểm đối với nuôi trồng thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng tại 5 tỉnh (Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau). Chính phủ không trợ cấp mà chỉ hỗ trợ phí bảo hiểm cho những người tham gia bảo hiểm của chương trình này: (1) Hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp; (2) Hỗ trợ 80% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp; (3) Hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp; (4) Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN. Ngoài ra, Chính phủ cũng hỗ trợ tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, yêu cầu sự tham gia của chính quyền các cấp trong việc vận động người dân tham gia bảo hiểm.
Thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ, chương trình thí điểm BHNN đã được triển khai từ năm 2011-2013 và sau 3 năm chương trình đã đạt những kết quả như sau:
- Theo số liệu tổng kết 3 năm triển khai thí điểm BHNN, đã có 304.017 hộ nông dân, tổ chức tham gia BHNN với tổng giá trị được bảo hiểm là 7.747,9 tỷ đồng, trong đó có 233.361 hộ nghèo (chiếm 76,8%), 45.944 hộ cận nghèo (chiếm 15,1%) và 24.711 hộ thường (chiếm 8,1%). Xét về đối tượng BH, có 236.397 hộ nông dân và tổ chức tham gia bảo hiểm cây lúa với tổng giá trị bảo hiểm là 2.151 tỷ đồng; 60.133 hộ tham gia bảo hiểm vật nuôi và giá trị bảo hiềm đạt 2.713,2 tỷ đồng; 7.487 hộ nông dân tham gia bảo hiểm thủy sản với tổng giá trị bảo hiểm là 2.883,7 tỷ đồng. Đến ngày 20/6/2014, các doanh nghiệp đã giải quyết bồi thường bảo hiểm với tổng số tiền là 701,8 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường bảo hiểm là 178%, trong đó tỷ lệ bảo hiểm trong thủy sản là 669,5 tỷ đồng (chiếm 95,4%), cây lúa là 19 tỷ đồng (chiếm 2,7%) và vật nuôi 13,3 tỷ đồng (chiếm 1,9%).
- Doanh thu phí BHNN sau 3 năm là 394 tỷ đồng, trong đó, phí cho lĩnh vực thủy sản chiếm nhiều nhất (218 tỷ đồng). Tổng số tiền đã giải quyết bồi thường bảo hiểm đến ngày 20/6/2015 là 701,8 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ bồi thường 178,1%. Trong đó, chủ yếu là bồi thường bảo hiểm thủy sản với tổng số
tiền 669,5 tỷ đồng, chiếm hơn 95% tổng số tiền bồi thường. Báo cáo cũng cho biết, tỷ lệ bồi thường đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là 306%.
- Kết quả thực hiện BHNN đã góp phần ổn định sản xuất cho nhiều hộ gia đình, giúp người nông dân có thói quen tuân thủ các quy trình sản xuất và nuôi trồng để tiến tới phát triển sản xuất trên quy mô lớn. Tuy nhiên, BHNN được đánh giá là một nghiệp vụ rất khó khăn không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới. Qua thực tiễn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam, các doang nghiệp (DN) bảo hiểm đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc không chỉ riêng đối với DN bảo hiểm mà cả từ phía người dân.
Bảng 2.5. Phạm vi của bảo hiểm trong nông nghiệp
Đối tƣợng bảo hiểm Các loại rủi ro đƣợc bảo hiểm
Rủi ro về lúa
- Giảm năng suất lúa do thiên tai bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá, giông và lốc xoáy.
- Giảm năng suất lúa do dịch bệnh (bệnh vàng lùn, xoắn lá, dịch rầy nâu, bệnh bạc lá và sâu đục thân).
Rủi ro về vật nuôi
- Vật nuôi chết do thiên tai (lũ lụt, bão, rét đậm, rét hại). - Vật nuôi chết do dịch bệnh (lở mồm long móng, tụ huyết trùng, tai xanh, nhiệt thán, phó thương hàn, cúm gia cầm, dịch tả,...).
- Vật nuôi bị buộc phải tiêu hủy.
Rủi ro về tôm/cá
* Dịch bệnh:
- Tôm sú: dịch bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng và bệnh hoại tử gan.
- Tôm chân trắng: dịch bệnh đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan, hội chứng Taura.
- Cá tra/cá Basa: dịch bệnh gan thận mủ.
* Thiên tai: Bão lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá, xâm nhập mặn, sóng thần.
- Về phía người tham gia bảo hiểm: Các rủi ro được bảo hiểm phải theo quy định (Bảng 2.5), ngoài ra người tham gia bảo hiểm còn phải tuân theo các tiêu chí về quy mô, quy trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất đối với cây lúa. Trong khi đó, người dân lại chưa có thói quen, chưa có hiểu biết nhiều về bảo hiểm nông nghiệp, công việc tuyên truyền giải thích của doanh nghiệp bảo hiểm chưa đủ để người dân nhận thức và tham gia bảo hiểm. Khả năng tài chính còn hạn hẹp, quy mô sản xuất còn mang tính tự cấp tự túc, sản xuất mang tính
chất hàng hoá chưa cao nên đa số người dân không có tâm lý bỏ tiền tham gia bảo hiểm. Người dân chưa thực sự tin tưởng vào doanh nghiệp bảo hiểm, chưa được nhà nước hỗ trợ để tham gia bảo hiểm.
+ Về phía DN bảo hiểm thường phải nhận rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn, nếu chỉ bảo hiểm theo hướng kinh doanh đơn thuần thì không có DN bảo hiểm nào mặn mà với bảo hiểm nông nghiệp vì kinh doanh không có hiệu quả, nguy cơ thua lỗ cao. Nếu có triển khai bảo hiểm nông nghiệp thì cũng chọn đối tượng ít có rủi ro để nhận bảo hiểm hoặc tiến hành một cách cầm chừng. Hầu hết các doanh nghiệp khi tham gia lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp đều xác định không thể có lợi nhuận lớn. Nguyên nhân ở đây là do tính chất phức tạp của lĩnh vực bảo hiểm này. Đối tượng bảo hiểm nông nghiệp rất phong phú và trên diện rộng cho nên rất khó trong công tác quản lý rủi ro, dễ phát sinh các tiêu cực trong vấn đề xác định thiệt hại.
Hiện nay, một trong những hình thức chia sẻ rủi ro là hình thức Bảo hiểm. Nhà nước quan tâm, Nhà nước luôn coi phát triển BH là một giải pháp giảm nhẹ thiệt hại về người, của và môi trường, đồng thời đóng góp vào phát triển bền vững, quốc phòng và an ninh. Một trong những chính sách đã được ban hành và triển khai thực hiện là: Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013. Tuy nhiên quá trình thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn. Vì vậy, việc thực hiện chính sách BH trong nông nghiệp nói chung và BH thủy sản nói riêng hiện nay mới dừng lại ở việc “Thí điểm”, chưa được nhân rộng. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ chế chính sách về bảo hiểm thủy sản chưa phù hợp với thực tế; chưa đánh giá và quản lý được RR thiên tai và RR dịch bệnh.
Có nhiều mô hình khác để thực thi BH cho nông nghiệp như khuyến khích các mô hình BH tương hỗ, dành độc quyền hay ưu tiên cấp giấy phép cho những DN BH chuyên cung cấp các dịch vụ BHNN, bắt buộc nông dân tham gia một số loại hình BH bắt buộc... Tuy nhiên, trong bất cứ mô hình nào, thì BHNN luôn cần vai trò hỗ trợ của Nhà nước, như vai trò một nhà BH cuối cùng để bảo vệ người dân trước mọi thảm họa. Ở Việt Nam, một đất nước nông nghiệp luôn gánh chịu nhiều thảm họa, nông dân rất cần có được những phương thức bảo vệ như BH.
Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước ta vẫn chưa có các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho hoạt động triển khai BHNN. Nông dân và các DN BH vẫn chưa có một cầu nối nào, một cơ chế nào để hỗ trợ, giảm bớt rủi ro. Đó là một trong những khó khăn rất lớn đối với quá trình triển khai BHNN ở nước ta.
Tóm lại, việc thực hiện BHNN ở Việt Nam đã gặp phải những thất bại, tỉ lệ bồi thường rất lớn so với doanh thu, nhiều năm bồi thường vượt cả doanh thu. Sự thất bại trên có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do rủi ro cao của ngành sản xuất nông nghiệp, thị trường tái BH phát triển chưa mạnh, cơ chế quản lý rủi ro nông nghiệp trong BH còn kém, vấn đề về nhận thức chưa cao của người nông dân về BHNN và thiếu sự quan tâm hỗ trợ đúng mức của nhà nước ta. Để có thể phát triển được BHNN, các vấn đề trên cần phải được giải quyết trong cả ngắn hạn và dài hạn với các cơ chế quản lý hợp lý, hỗ trợ đúng mức và tuyên truyền cho người nông dân.
Tại Việt Nam hiện nay, rủi ro trong nuôi tôm ven biển xảy ra liên tục, mức độ thiệt hại khá nghiêm trọng và được xem là rủi ro vĩ mô. Nguyên nhân xoay quanh: (i) Quy hoạch vùng nuôi và cơ sở hạ tầng của vùng nuôi thiếu đồng bộ; (ii) Quản lý nhà nước đối với tôm giống, hóa chất xử lý môi trường, thuốc thú y, thức ăn cho tôm, khuyến ngư, liên kết… yếu, nhất là ở cấp cơ sở; (iii) Từng nông trại nuôi đơn lẻ, tận dụng tối đa diện tích để nuôi, không có diện tích ao để xử lý nước và thiếu tính gắn kết theo nhóm hộ/cộng đồng nuôi; (iv) Tính bất thường của môi trường tự nhiên và ô nhiễm môi trường đất, nước trong vùng nuôi…(Nguyễn Thị Minh Thu và Trần Đình Thao, 2016).
Qua các nghiên cứu trên cho thấy: Bài học kinh nghiệm QLRR cho nuôi tôm ven biển ở Việt Nam: (i) Quy hoạch các vùng nuôi tôm đảm bảo đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật; (ii) Kiểm soát chất lượng và giá đầu vào phục vụ nuôi tôm (giống, thuốc thú ý, hóa chất và thức ăn…); (iii) Chuẩn hóa và thúc đẩy phát triển các quy trình nuôi đảm bảo phòng ngừa dịch bệnh, an toàn thực phẩm, có trách nhiệm với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; (iv) Hình thành các nhóm nuôi trong cộng đồng để chia sẻ thông tin, hợp tác cùng phòng tránh, giảm nhẹ tác động và khắc phục rủi ro; (v) Hình thành và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm tôm để kiểm soát sản xuất, chia sẻ lợi ích cũng như thiệt hại giữa các tác nhân và quan trọng hơn cả là hướng tới QLRR thông qua công cụ hợp đồng.
lĩnh vực nuôi tôm vùng ven biển gặp nhiều rủi ro liên quan đến thiên tai và dịch bệnh; đã có những nghiên cứu chỉ ra những rủi ro và kinh nghiệm quản lý rủi ro trong nông nghiệp và trong nuôi tôm. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu trước đây mới dựng lại ở việc đánh giá và đưa ra các giải pháp chung chung về quản lý rui ro trong nông nghiệp và trong nuôi tôm ở Việt Nam; các nghiên cứu trước đây chưa đi sâu vào nghiên cứu về nội dung thực trạng về quản lý rủi ro dịch bệnh, chưa xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro dịch bệnh và chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể quản lý rui ro dịch bệnh trong nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Tuy nhiên, những cơ sở khoa học và lý thuyết và các bài học kinh nghiệm trong đánh giá, quản lý rủi ro trong nông nghiệp và trong nuôi trồng thủy sản của các công trình nghiên cứu trước đây đã đưa ra,… sẽ làm cơ sở khoa học, là tài liệu tham khảo để luận văn này tiếp tục nghiên cứu, áp dụng và làm rõ thực trạng rủi ro dịch bệnh và quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể cho vùng nuôi tôm ở huyện Tiên Yên để nhằm giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm, góp phần phát triển nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên ổn định và bền vững trong thời gian tới.