Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Giải pháp giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm
4.3.1. Giải pháp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh đối với các cơ sở nuôi tôm
4.3.1.1. Thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và nuôi tôm chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản của địa phương; tuân thủ mùa vụ thả nuôi theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ninh; tuân thủ theo đúng quy trình trong việc chuẩn bị hệ thống nuôi, quản lý chất lượng nước và chăm sóc sức khỏe đảm bảo hạn chế tối đa mầm bệnh và giảm thiểu các chất độc hại cho tôm nuôi; chỉ được phép sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố.
Thiết kế hệ thống nuôi tôm và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi theo hướng dẫn, quy định của các cơ quan chức năng, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất trong phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Chỉ sử dụng tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch của cơ quan thú y.
Hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, dịch bệnh.
Báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh cho cán bộ thú y để có biện pháp khắc phục kịp thời. Chủ cơ sở nuôi, người nuôi, người phát hiện tôm nuôi bị mắc bệnh, chết nhiều hoặc có dấu hiệu mắc bệnh, bất thường phải thông tin, báo cáo nhân viên thú y xã và UBND cấp xã hoặc Trạm Thủy sản nơi gần nhất.
4.3.1.2. Về lựa chọn địa điểm và thiết kế cơ sở hạ tầng vùng nuôi
Địa điểm nuôi tôm phải theo quy hoạch của địa phương hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép, bảo đảm cách biệt với khu dân cư, công trình công cộng, đường giao thông chính, nguồn gây ô nhiễm và đâu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nuôi.
Cơ sở hạ tầng ao nuôi tôm phải được thiết kế theo đúng quy trình kỹ thuật; có hệ thống ao chứa, ao lắng và ao xử lý chất thải; hệ thống kênh cấp nước, kênh thoát nước riêng biệt.
Lối ra vào khu nuôi tôm phải được áp dụng các biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho người và phương tiện vận chuyển đi qua.
4.3.1.3. Thực hiện giải pháp về phòng bệnh tổng hợp
Động vật thủy sản (tôm, cá,…) rất khác với động vật trên cạn, chúng sống trong môi trường nước nên khi xảy ra bệnh khó nhận ra và việc áp dụng các biện pháp chữa bệnh thường rất khó khăn. Mỗi khi tôm trong ao bị bệnh, không thể trị bệnh từng con mà phải trị theo quần đàn, do đó việc dùng thuốc rất tốn kém. Các loại thuốc trị bệnh bên trong tôm thường phải trộn vào thức ăn, tuy nhiên chỉ có tác dụng đối với những con còn khỏe mạnh, còn những con đã bị bệnh thì ít tác dụng vì chúng không bắt mồi. Một số thuốc trị bệnh lại kèm theo một số phản ứng phụ đối với tôm nuôi và môi trường. Vì vậy, trong NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng vấn đề phòng bệnh được đặt lên hàng đầu và nguyên tắc là “Phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết”. Động vật thuỷ sản nói chung và tôm nuôi nói riêng bị bệnh khi xảy ra đồng thời 03 nhân tố sau:
- Môi trường sống (1): to, pH, O2, CO2, NH3, NO2, kim loại nặng..., những yếu tố này thay đổi bất lợi cho tôm và tạo điều kiện thuận lới cho tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) phát triển, dẫn đến động tôm nuôi dễ mắc bệnh.
- Tác nhân gây bệnh (mầm bệnh 2): Virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và
các tác nhân gây bệnh khác,… tồn tại đủ nhiều và đủ mạnh.
- Vật chủ (tôm nuôi 3): bị yếu hoặc mẫn cảm với các tác nhận gây bệnh làm
cho tôm nuôi không chống được bệnh hoặc dễ mắc bệnh.
Hình 4.1. Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh: Vùng xuất hiện bệnh (màu đỏ) có đủ ba yếu tố gây bệnh 1, 2, 3
BỆNH 1+2+3 TÔM NUÔI 3 1+3 2+3 1+2 Môi trường 1 Mầm bệnh 2
Do đó, để phòng bệnh cho tôm nuôi, người nuôi tôm cần thực hiện biện pháp phòng bệnh tổng hợp, thực hiện tốt các biện pháp cụ thể như sau:
- Quản lý môi trường ao nuôi tôm (1): giữ chất lượng nước ao nuôi tốt và
ổn định tránh hiện tượng gây sốc các yếu tố môi trường cho tôm nuôi; thường xuyên theo dõi các diễn biến màu nước, biến động các chỉ số môi trường ao nuôi tôm mà có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo các yếu tố môi trường phù hợp với đặc điểm sinh học của tôm nuôi. Một số biện pháp cải thiện môi trường như tăng cường quạt khí để làm tăng hàm lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi tôm; định kỳ sử dụng xử lý nước bằng các chế phẩm vi sinh làm sạch môi trường theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Quản lý mần bệnh (2): Thực hiện tốt các biện pháp cải tạo ao nuôi tôm
trước khi thả giống, chuẩn bị ao nuôi tôm sạch ngay từ đầu, đảm bảo loại bỏ các mầm bệnh trong ao nuôi; khi lấy nước vào ao nuôi phải đảm bảo chất lượng theo đúng quy định; tiêu diệt và kiểm soát các mần bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào ao nuôi theo: nguồn nước, tôm giống, thức ăn, dụng cụ sản xuất và các động vật có khả năng mang mầm bệnh vào ao nuôi; thường xuyên kiểm tra, vớt bỏ thức ăn thừa trong ao nuôi và khử trùng dụng cụ, địa điểm cho ăn.
- Quản lý sức khỏe tôm nuôi (3): Người nuôi cần phải mua con giống tốt,
khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm dịch bởi các cơ quan chức năng. Tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi bằng cách: sử dụng các loại thức ăn đảm bảo chất lượng và phù hợp với từng đối tượng và giai đoạn nuôi; không nên sử dụng các loại thức ăn đã ươn thối, ẩm mốc hoặc đã hết hạn sử dụng; cho ăn đúng liều lượng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; bổ sung Vitamin C, A, E, các men vi sinh tiêu hóa,... thích hợp vào khẩu phần thức ăn, giúp tôm hấp thụ tốt thức ăn và tăng cường sức khỏe cho tôm nuôi.
4.3.1.4. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào nuôi tôm
Hiện nay, khoa học công nghệ không ngừng phát triển, vì vậy các công nghệ nuôi tôm cũng không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Bên cạnh những công nghệ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh mật độ cao và các công nghệ nuôi truyền thống trước đây, một số công nghệ nuôi tôm mới dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên hoặc sử dụng hoàn toàn thức ăn có nguồn gốc từ thực vật đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và các địa phương khác ở Việt Nam đã mang lại hiệu quả cao, hạn chế được vấn đề rủi ro do dịch bệnh. Vì vậy trong
thời gian tới các cơ sở nuôi tôm cần chủ động tìm hiểu, học tập để đầu tư, ứng dụng các quy trình công nghệ nuôi tôm tiên tiến và trang thiết bị khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào trong quá trình nuôi tôm để nhằm hạn chế các về rủi ro do dịch bệnh ở tôm gây ra và góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên trong thời gian tới. Một số công nghệ và trang thiết bị phù hợp với điều kiện huyện Tiên Yên có khả năng ứng dụng và phát triển như:
- Áp dụng một số quy trình nuôi than thiện với môi trường và đảm bảo an toàn dịch bệnh như: Quy trình nuôi tôm an toàn trong vùng dịch bệnh; Quy trình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP; Công nghệ biofloc trong nuôi tôm thâm canh; Công nghệ ương nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy (raceway); nuôi tôm được thực hiện GMP (Good Management Practices); Công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính,… ưu diểm của các công nghệ này là ít dịch bệnh, hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường và ít rủi ro dịch hơn các mô hình khác.
- Đầu tư, ứng dụng những thiệt bị công nghệ cao vào sản xuất nuôi tôm như: Công nghệ quan trắc môi trường tự động, công nghệ lọc sinh học, công nghệ nuôi tôm trong nhà kính, máy cho tôm ăn tự động, công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn,… đây là các công nghệ có khă năng góp phần kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, hạn chế được các rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm.
4.3.1.5. Tham gia đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thức
Hàng năm, các cơ sở nuôi tôm cần phải tham gia tập huấn để nâng cao nhận thức về quản lý rủi ro dịch bệnh; các nội dung cần được tập huấn như: các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản, quy trình kỹ thuật nuôi, mùa vụ thả giống… để nâng cao nhận thức cho các cơ sở nuôi trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng.
Tất cả các đối tượng bao gồm các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất, ương dưỡng tôm giống, nuôi tôm thương phẩm, buôn bán, vận chuyển, sơ chế, chế biến tôm,… đều phải tham gia tập huấn để nâng cao nhận thức về quản lý rủi ro dịch bệnh.
Các hình thức tập huấn để nâng cao nhận thức cho người nuôi bằng nhiều hình thức khác nhau như: tờ rơi, báo đài, hội thảo hướng dẫn, tập huấn... nhưng phải đảm bảo thường xuyên, nhanh chóng và hiệu quả. Thời điểm tập huấn được
thực hiện trước vụ nuôi, trước thời điểm phát sinh dịch bệnh và khi có dịch bệnh xuất hiện.
4.3.1.6. Người nuôi tham gia bảo hiểm rủi ro dịch bệnh
Tham gia bảo hiểm nông nghiệp có vai trò rất lớn đối với các hộ thường xuyên gặp rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm. Bảo hiểm nông nghiệp đảm bảo cho hộ nuôi tôm có một khoản tiền đền bù mất mát khi rui ro dịch bệnh xảy ra nên họ yên tâm và mạnh dạn hơn trong việc đầu tư sản xuất. Khi tham gia bảo hiểm, các tổ chức tín dụng cũng sẵn sàng cho nông dân vay vốn để sản xuất. Hơn nữa, các Công ty bảo hiểm cũng thúc đẩy người dân tích cực áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi tôm, hạn chế được các rủi ro dịch bệnh. Như vậy, bảo hiểm là một trong những giải pháp quan trọng giúp người nuôi tôm giảm thiểu được rủi ro do dịch bệnh gây ra, nâng cao ý thức chủ động phòng ngừa rủi ro dịch bệnh và hạn chế tổn thất trong nuôi tôm; góp phần đảm bảo cho nghề nuôi tôm phát triển ổn định và bền vững.
4.3.2. Giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc
4.3.2.1. Giải pháp về quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm
Chính quyền địa phương cần xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch chi tiết các vùng nuôi tôm; quy hoạch các vùng, cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh; hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng vùng nuôi tôm tập trung, bao gồm: Hệ thống cấp thoát nước, đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống xử lý nước thải cho các vùng nuôi tôm.... đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Ưu tiên đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ cho vùng nuôi tôm tập trung, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi, đáp ứng được yêu cầu nuôi theo phương thức bán thâm canh và thâm canh; xây dựng hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt để hạn chế các rủi ro dịch bệnh.
Xây dựng các tuyến đường giao thông, hệ thống điện cho các vùng nuôi đáp ứng yêu cầu phát triển nuôi theo phương thức bán thâm canh và thâm canh và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường và dịch bệnh cho các vùng nuôi tôm; xây dựng các cơ sở chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, khảo nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng thuốc thú y phục vụ quản lý nhà nước; xây dựng khu cách ly kiểm dịch bệnh thủy sản.
4.3.2.2. Giải pháp về quản lý phòng, chống dịch bệnh
Các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tổ chức giám sát và xử lý dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm; kiểm dịch, giám sát chất lượng đối với tôm giống và nguồn tôm bố mẹ nhập khẩu.
Thực hiện quan trắc cảnh báo môi trường; giám sát dịch bệnh tại các vùng nuôi tôm và các cơ sở sản xuất giống. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tư trong nuôi tôm (con giống, thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học,...) và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về Luậy Thú y, Luật Thủy sản; hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm an toàn dịch bệnh, không xả thải tôm bệnh, nước từ ao nuôi bị bệnh ra môi trường; sử dụng thuốc thú y theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và cơ quan chuyên môn.
Thông báo kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh trong nuôi tôm vật xảy ra ở địa phương; thực hiện giám sát, cảnh báo vùng tôm có dịch bệnh; chỉ đạo việc chữa bệnh, thu hoạch, xử lý hoặc giám sát xử lý tôm nuôi bị mắc bệnh; thống kê diện tích nuôi tôm mắc bệnh; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường vùng nuôi tôm có dịch.
4.3.2.3. Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến ngư
a) Về khoa học công nhệ
Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thực hành tốt, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong lĩnh vực phòng, chống dịch bệnh.
Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao công nghệ trong chẩn đoán, xét nghiệm, phồng, chống dịch bệnh, công nghệ sinh học, sản xuất giống sạch bệnh, quy trình nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh; các biện pháp tiên tiến trong phòng và trị bệnh trong nuôi tôm; các giải pháp kỹ thuật sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học để xử lý môi trường nước và phòng trị bệnh trong nuôi tôm.
b) Về khuyến ngư
Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức, đào tạo nâng cao kỹ về chẩn đoán, phòng, chống dịch bệnh trong nuôi tôm cho cán bộ khuyến ngư các địa phương.
Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác khuyến ngư cấp huyện và xã nhằm nâng cao chất lượng công tác khuyến ngư.
Khuyến khích hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến ngư, đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động khuyến ngư, đa dạng hóa dịch vụ khuyến ngư để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động khuyến ngư hỗ trợ nông dân để phát triển nghề nuôi tôm.
Đổi mới nội dung, phương pháp khuyến ngư cho phù hợp với nhu cầu của địa phương và yêu cầu thực tế của nghề nuôi tôm theo từng thời kỳ. Tăng cường hướng dẫn quy trình kỹ thuật, mùa vụ và mật độ phù hợp theo đối tượng nuôi, biện pháp phòng trừ dịch bệnh; phát hành ấn phẩm tuyên truyền, phổ biến trao đổi kinh nghiệm rộng rãi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi tôm.
Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn nuôi tôm theo quy trình nuôi tốt, quy trình nuôi tôm an toàn dịch bệnh, quy trình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao để hạn chế các rủi ro dịch bệnh.
Trong quá trình thực hiện công tác khuyến ngư cần liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân. Phát huy vai trò chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của nông dân trong hoạt động khuyến ngư.