Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 36)

3.2.1. Thời gian thực hiện luận văn

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 06/2018 đến tháng 06/2019.

3.2.2. Thời gian thu thập số liệu

hình dịch bệnh, các biện pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh (2015-2018).

Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra thu thập thông tin của các hộ nuôi tôm, cán bộ quản lý NTTS địa phương tại thời điểm từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2019; số liệu thu thập năm 2018.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài đã tiến hành thực hiện các nội dung nghiên cứu như sau:

- Nghiên cứu đánh giá tổng quan về QLRR dịch bệnh trong nuôi tôm. - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát triển nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên giai đoạn 2015-2018.

- Nghiên cứu thực trạng về quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.

3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu kế thừa tài liệu

Sử dụng phương pháp kế thừa, phân tích tài liệu có sẵn để nắm được những vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm. Kết quả của phương pháp nghiên cứu này là nhằm đánh giá tổng quan được vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích các nguồn dữ liệu trong và ngoài nước, trên cơ sở đó đề xuất các phương pháp áp dụng phù hợp cho khu vực nghiên cứu.

Kế thừa sản phẩm của các nghiên cứu, tài liệu, số liệu trong và ngoài ngành liên quan phục vụ cho các nội dung thực hiện của đề tài. Một số các tài liệu, số liệu cần thu thập như sau:

- Thu thập các tài liệu trong và ngoài nước về nghiên cứu quản lý rủi ro dịch bệnh trong lĩnh vực thủy sản.

- Thu thập tài liệu về hiện trang phát triển nuôi tôm, số liệu về dịch bệnh và thiệt hại do dịch bệnh trong nuôi tôm và các biện pháp QLRR dịch bệnh trong nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên giai đoạn 2015-2018;

- Thu thập tài liệu, số liệu từ các niên giám thống kê, cơ quan quản lý về NTTS, thiên tai và dịch bệnh; các chính sách, văn bản đã ban hành để quản lý rủi ro dịch bệnh.

3.4.2. Phƣơng pháp điều tra cơ sở nuôi

Sử dụng phương pháp điều tra cơ sở (hộ) nuôi tôm nhằm để thu thập các thông tin, số liệu từ thực tiễn thông qua bảng câu hỏi, để đánh giá về đặc điểm nuôi tôm của địa phương; xác định các loại rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm đã xảy ra trong quá khứ; xác định mức độ thiệt hại do dịch bệnh; đánh giá các hoạt động, thực trạng về QLRR dịch bệnh trong nuôi tôm; đồng thời đánh giá tính khả thi của những phương pháp và giải pháp đã được đề xuất qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp về QLRR dịch bệnh trong nuôi tôm.

Việc điều tra phỏng vấn các cơ sở nuôi tôm được triến hành trên địa bàn 2 xã (xã Hải Lạng và xã Đông Hải) thuộc huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, với quy mô mẫu điều tra như sau:

Bảng 3.1. Số hộ điều tra tại 02 xã Hải Lạng và xã Đông Hải huyện Tiên Yên

TT Tên xã nghiên cứu Diện tích nuôi tôm (ha) Số hộ nuôi tôm (hộ) Số hộ đƣợc điều tra (hộ) Tỷ lệ % số hộ đƣợc điều tra 1 Xã Hải Lạng 916 378 120 31,7 2 Xã Đông Hải 120 126 40 31,7 Tổng 1.036 504 160 31,7%

- Lý do chọn vùng điều tra 02 xã (xã Hải Lạng và xã Đông Hải) là: Đây

là hai xã có diện tích nuôi tôm chiếm tỷ lệ cao nhất tại huyện Tiên Yên. Tổng diện tích nuôi tôm tại huyện Tiên Yên năm 2018 là 1.215 ha (nuôi tôm tại 04 xã: Đông Ngũ, Đông Hải, Hải Lạng và Đông Rui), trong đó: Diện tích nuôi tôm xã Hải Lạng: 916 ha (chiếm 75,4% tổng diện tích nuôi tôm); diện tích nuôi tôm xã Đông Hải:120 ha (chiếm 9,9% tổng diện tích nuôi tôm); diện tích nuôi tôm xã Đông Ngũ:109 ha (chiếm 9,0% tổng diện tích nuôi tôm); diện tích nuôi tôm xã Đồng Rui: 90 ha (chiếm 5,7% tổng diện tích nuôi tôm). Đồng thời xã Hải Lạng và xã Đông Hải có các đặc điểm nuôi tôm đặc trưng của huyện Tiên Yên”.

- Phƣơng pháp chọn hộ: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn mẫu hộ, cụ thể như sau:

+ Bước 1: Lập bảng kê hộ nuôi các đối tượng chọn điều tra trong xã mẫu và sắp xếp thứ tự hộ theo quy mô diện tích từ lớn nhất đến nhỏ nhất.

+ Bước 2: Căn cứ vào danh sách hộ nuôi trong bảng kê đã được lập, tính khoảng cách chọn hộ (k) theo công thức:

(2.1)

Hộ đầu tiên được chọn ngẫu nhiên trong khoảng cách đầu của danh sách hộ có nuôi hộ nuôi các đối tượng điều tra của xã. Sử dụng phần mềm Excel của MS Office để chọn ra ngẫu nhiên một hộ nằm trong khoảng cách đầu chọn hộ theo câu lệnh tại một ô bất kỳ trên bảng tính Excel như sau:

= RANDBETWEEN (1,k) (2.2)

Trong đó: k là khoảng cách chọn hộ được xác định theo công thức trên. Các hộ tiếp theo được chọn bằng cách cộng khoảng cách k; Giả sử hộ đầu tiên được chọn là hộ có số thứ tự C thì các hộ được chọn tiếp theo là: C+k, C+2k, C+3k,...

Ví dụ: Xã Hải Lạng có 378 hộ nuôi, tiến hành chọn 120 hộ mẫu điều tra, tính khoảng cách chọn hộ: h = 378/120 = 3

Sử dụng câu lệnh RANDBETWEEN (1,3) để chọn ngẫu nhiên hộ đầu tiên, giả sử được chọn là hộ thứ 2 trong danh sách (C = 2) thì các hộ tiếp theo sẽ là hộ số 5, 8, 11, 14,… Trường hợp hộ được chọn khi điều tra không còn ở tại xã vì một lý do nào đó thì chọn hộ sát trên hoặc sát dưới trong danh sách để thay thế hộ đó.

3.4.4. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu

Trong phân tích và xử lý số liệu sử dụng các phương pháp như sau : Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh trên cơ sở dữ liê ̣u thống kê.

Sử du ̣ng phần mềm th ống kê Microsoft Excel để xử lý và phân tích số liệu điều tra khảo sát.

= Khoảng cách chọn hộ (k)

Tổng số hộ nuôi trong xã Số hộ mẫu

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM VÀ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN YÊN BÀN HUYỆN TIÊN YÊN

4.1.1. Hiện trạng phát triển nuôi tôm ở huyện Tiên Yên

4.1.1.1. Tình hình phát triển nuôi tôm huyện Tiên Yên

Trong giai đoa ̣n 2015-2018 nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên đã có những bước phát triển cả về diện tích, sản lượng và năng suất nuôi. Nghề nuôi tôm đã từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, là đối tượng chủ lực của ngành thủy sản huyện Tiên Yên; góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành thủy sản của huyện, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngư dân ven biển và góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên.

Theo kết quả tổng hợp số liệu từ báo cáo hàng năm của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Yên cho thấy: Diện tích nuôi tôm năm 2015 đạt 1.155 ha, sản lượng đạt 372 tấn, năng suất nuôi tôm trung bình đạt 0,32tấn/ha. Đến năm 2018: Diện tích nuôi tôm đã tăng lên 1.215 ha, sản lượng đạt 1.130 tấn, năng suất đạt trung bình 0,93 tấn/ha. Kết quả phát triển nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên giai đoạn 2015-2018 được thể hiện qua Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Hiện trạng nuôi tôm huyện Tiên Yên giai đoạn 2015-2018

Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Diện tích ha 1.155 900 1.081 1.215

Sản lượng tấn 372 1.115 822 1.166

Năng suất tấn/ha 0,32 1,24 0,76 0,96

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Tiên Yên (2018) Qua bảng số liệu trên cho thấy: Diện tích, sản lượng và năng suất nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên giai đoạn 2015-2018 đều tăng. Tuy nhiên, quá trình phát triển không ổn định, có những năm năng suất và sản lượng nuôi tôm năm sau giảm so với năm trước. Như năm 2018: tuy diện tích nuôi và sản lượng tăng, nhưng năng suất nuôi tôm giảm so với năm 2016. Năm 2018 tổng diện tích nuôi 1.215 ha, sản lượng đạt 1.166 tấn, năng suất đạt 0,96 tấn/ha; năm 2016 diện tích chỉ đạt 900 ha, nhưng sản lượng 1.115 tấn, năng suất đạt 1,24 tấn/ha. Diễn biến

về sản lượng và năng suất nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên trong giai đoạn 2010-2018 được thể hiện cụ thể qua Sơ đồ 4.1.

Sơ đồ 4.1. Sản lƣợng và năng suất nuôi tôm huyện Tiên Yên 2015-2018

Một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất và sản lượng nuôi tôm không ổn định là do dịch bệnh. Theo kết quả thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Yên: Trong giai đoạn 2015-2018, các năm đều xảy ra dịch bệnh. Đặc biệt là năm 2015 dịch bệnh bùng phát xảy ra gây thiệt gây thiệt hại 521 ha; năm 2016: Diện tích nuôi tôm bị bệnh là 42 ha; năm 2017: Diện tích nuôi tôm bị bệnh là 70,6 ha; năm 2018 diện tích nuôi tôm bị bệnh là 90,4 ha.

Đối tượng nuôi: Đối tượng nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên gồm hai đối tượng chính là tôm thẻ chân trắng (TCT) và tôm sú. Năm 2018 tổng diện tích nuôi TCT là 240 ha (chiểm 19,75% tổng diện tích nuôi tôm), diện tích nuôi tôm sú là 975 ha (chiếm 80,25% tổng diện tích nuôi tôm).

Quy trình công nghệ nuôi tôm: Hiện nay, tôm nuôi trên địa bàn huyện Tiên Yên chủ yếu theo các hình thức là: Nuôi quảng canh cải tiến và nuôi thâm canh, bán thâm canh. Đối tượng tôm sú nuôi theo hình thức quảng canh cái tiến và TCT nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh. Diện tích nuôi thâm canh có xu hướng ngày càng tăng và diện tích nuôi QCCT giảm. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm theo hình thức QCCT vẫn chiếm tỷ lệ cao so với tổng diện tịch nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên. Diễn biến về diện tích nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên trong gia đoạn 2015-2018 được thể hiện qua Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Diện tích nuôi tôm huyện Tiên Yên giai đoạn 2015-2018

Các hệ thống nuôi tôm ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng diện tích ha 1.155 900 1.081 1.215

Trong đó:

Nuôi QCCT ha 1.125 765 909 979

Nuôi TC-BTC ha 30 135 172 236

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Tiên Yên (2018) Kết quả khảo sát thực địa cho thấy diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh và diện tích nuôi quản canh cải tiến xen kẽ nhau; chưa có quy hoạch riêng cho các vùng nuôi chuyên thâm canh và các vùng nuôi quảng canh cải tiến; vùng nuôi sử dụng chung hệ thống cấp thoát nước.

4.1.1.2. Đặc điểm nuôi tôm của các hộ tại vùng nghiên cứu

Kết quả điều tra phân tích thống kê về số lượng và chất lượng lao động nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên cho thấy:

- Về số lượng lao đông: Kết quả điều tra 160 nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên cho thấy số lượng lao động trung bình 2,05 lao động/hộ nuôi, số lao động nhỏ nhất là 1 lao động/hộ nuôi, số lao động lớn nhất là 5 lao động/hộ nuôi. Số lượng lao động tham gia nuôi tôm tại xã Hải Lạng và xã Đông Hải như sau:

Bảng 4.3. Hiện trạng số lƣợng lao động tham gia nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Đơn vị tính: người

Địa điểm điều tra Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất

Xã Hải Lạng (n = 120) 2,03 1 4

Xã Đông Hải (n = 40) 2,10 1 5

Trung bình (n = 160) 2,05 1 5

- Về chất lượng lao động tham gia nuôi tôm: Chất lượng lao động tham gia nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh hiện nay còn chưa cao, phần lớn lao động này đều chưa qua đào tạo: Trong tổng 160 hộ điều tra tại xã Hải Lạng và xã Đông Hải cho thấy: Số lao động có bằng chuyên ngành về NTTS trung bình là 7,5%, số lao động không có bằng về chuyên ngành NTTS chiếm trung bình là 93,3%. Tuy nhiên đa số người nuôi được tập huấn về kỹ thuật về NTTS và nuôi tôm, kết quả điều tra cho thấy trung bình có 85,6% số lao động

nuôi tôm đều được tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm, số lao động không được tập huấn về kỹ thuật chỉ chiếm trung bình là 14,4% số hộ điều tra. Người nuôi tôm đã có nhiều năm kinh nghiệm nuôi từ 5 năm trở lên chiếm trung bình là 90,6%, lao động có kinh nghiệm nuôi nhỏ hơn 5 năm chiếm trung bình là 9,4%. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân nuôi tôm chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và qua đào tạo tập huấn là chính. Kết quả phân tích chất lượng lao động nuôi tôm trên địa bàn các xã Hải Lạng và Đông Hải cụ thể như sau:

Bảng 4.4. Trình độ và kinh nghiệm của ngƣời lao động nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Địa điểm điều tra

Bằng chuyên ngành NTTS (%) Tập huấn về kỹ thuật nuôi (%) Kinh nghiệm nuôi (%) Có Không Có Không ≥ 5 năm <5 năm Xã Hải Lạng (n = 120) 6,7 93,3 83,3 16,7 91,7 8,3 Xã Đông Hải (n = 40) 10,0 90,0 92,5 7,5 87,5 12,5 Trung bình (n = 160) 7,5 92,5 85,6 14,4 90,6 9,4

- Quy mô diện tích: Kết quả điều tra phân tích thống kê về quy mô diện tích nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên cho thấy diện tích bình quân nuôi tôm của các hộ dân là 11.025 m2/hộ, diện tích nhỏ nhất là 3.000 m2/hộ, diện tích nuôi tôm lớn nhất là 30.000m2/hộ, trong đó: Diện tích nuôi tôm của các hộ dân tại xã Hải Lạng trung bình là 12.367 m2/hộ, diện tích nhỏ nhất là 5.000 m2/hộ, diện tích nuôi tôm lớn nhất là 30.000m2/hộ. Diện tích nuôi tôm của các hộ dân tại xã Đông Hải trung bình là 8.000 m2/hộ, diện tích nhỏ nhất là 3.000 m2/hộ, diện tích nuôi tôm lớn nhất là 20.000m2/hộ. Kết quả điều tra cho thấy diện tích nuôi tôm giữa các xã có sự khác nhau và giữa các hộ cũng khác nhau, sự chênh lệnh diện tích giữa hộ nhỏ nhất và hộ lớn nhất gấp 10 lần. Kết quả phân tích tổng hợp về quy mô diện tích nuôi tôm của các hộ điều tra như sau:

Bảng 4.5. Quy mô diện tích đất nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Đơn vị tính: m2

Địa điểm điều tra Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất

Xã Hải Lạng (n = 120) 12.367 5.000 30.000

Xã Đông Hải (n = 40) 8.000 3.000 20.000

- Diện tích ao nuôi: Diện tích ao nuôi nuôi TCT của hộ dân trung bình đạt 4.199 m2/ao. Đối với ao nuôi tôm thương phẩm theo hình thức TC và BTC thì diện tích trên được cho là phù hợp do dễ dàng và tiện lợi trong quá trình chăm sóc cũng như quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi. Các hộ nuôi thường gặp khó khăn trong quản lý môi trường, đặc biệt là ao có diện tích dưới 1.500 m2

/ao môi trường biến động rất nhanh khi có mưa - nắng, nên ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Kết quả điều tra quy mô diện tích ao theo các địa phương như sau:

Bảng 4.6. Hiện trạng diện tích/ao nuôi tôm huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Đơn vị tính: m2

Địa điểm điều tra Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất

Xã Hải Lạng (n = 120) 6.336 2.300 10.000

Xã Đông Hải (n = 40) 3.146 1.200 6.200

Trung bình (n = 160) 4.199 1.200 10.000

- Hệ thống ao chưa , xử lý nguồn nước cấp và ao x ử lý nước thải: Qua kết quả điều tra 160 hô ̣ nuôi tôm (120 hộ xã Hải Lạng và 40 hộ xã Đông Hải) cho thấy hệ thống ao chứa , xử lý nguồn nước đầu vào chưa được người nuôi quan tâm. Số hộ dân chưa có ao chứa, xử lý nguồn nước cấp chiếm trung bình 90,6%, số hộ có ao chứa, xử lý nước cấp trung bình là 9,4%; hộ dân không có ao xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 36)