Hiện trạng về rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 49)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Hiện trạng nuôi tôm và tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện Tiên Yên

4.1.2. Hiện trạng về rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm

4.1.2.1. Tình hình dịch bệnh trong nuôi tôm

Trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh ở tôm nuôi trên cả nước nói chùng và dịch bệnh trong nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên nói riêng diễn biến phức tạp. Từ năm 2010 đến nay, tình hình dịch bệnh trong tôm nuôi trên địa bàn huyện Tiên thường xuyên xảy ra đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Tổng hợp từ kết quả số liệu thống kê diện tích tôm nuôi bị bệnh qua các năm, cho thấy dịch bệnh xảy ra liên tục qua các năm: Năm 2015: Dịch bệnh gây thiệt hại 521,2 ha; năm 2016: Diện tích nuôi tôm bị bệnh là 42 ha; năm 2017: Diện tích nuôi tôm bị bệnh là 70,6 ha; năm 2018 diện tích nuôi tôm bị bệnh là 90,4 ha. Diện tịch tôm nuôi bị thiệt hai do dịch bệnh trong giai đoạn 2015- 2018 được thể hiện qua Bảng 4.8.

Bảng 4.8. Hiện trạng về diện tích tôm nuôi bị bệnh trên địa bàn huyện Tiên Yên giai đoạn 2015-2018

Thời gian Diện tích tôm nuôi

(ha)

Diện tích tôm nuôi bị bệnh (ha) Tỷ lệ diện tích bị bệnh (%) Năm 2015 1.155 521,2 45,1 Năm 2016 901 42,0 4,7 Năm 2017 1.081 70,6 6,5 Năm 2018 1.215 90,4 7,4

Trong những năm gần đây dịch bệnh ở tôm nuôi trên địa bàn huyện Tiên Yên vẫn thường xuyên xuất hiện tuy với tỷ lệ diện tích bị bệnh quy mô nhỏ hơn so với năm 2015 nhưng vẫn gây ra thiệt hại lớn cho những người nuôi tôm. Tỷ lệ thiệt hại tùy thuộc vào phương thức nuôi và đối tượng nuôi. Số liệu chi tiết về thiệt hại do dịch bệnh tại Bảng 4.9.

Bảng 4.9. Tình hình thiệt hai do dịch bệnh theo đối tƣợng nuôi và phƣơng thức nuôi trên địa bàn huyện Tiên Yên giai đoạn 2015-2018

Thời gian

Diện tích tôm nuôi bị bệnh

(ha)

Theo đối tƣợng nuôi (ha)

Theo phƣơng thức nuôi (ha) Tôm sú TCT QCCT BTC-TC Năm 2015 521,2 518,7 2,5 519,1 2,1 Năm 2016 42,0 38,3 3,7 38,7 3,3 Năm 2017 70,6 62,8 7,8 63,1 7,5 Năm 2018 90,4 77,2 13,2 78,4 12,0

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Diện tích nuôi tôm theo hình thức QCCT bị thiệt hại do dịch bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn so với diện tích nuôi tôm TC và BTC; diện tích nuôi tôm sú bị bệnh cao hơn so với diện tích nuôi tôm thẻ chân trằng. Cụ thể như năm 2018: Diện tích tôm QCCT bị bệnh là 78,4 ha (chiếm 86,7% diện tích tôm bị bệnh), diện tích nuôi tôm TC và BTC bị bệnh là 12 ha (chiếm 13,3% diện tích tôm bị bệnh); Diện tích nuôi tôm sú bị bệnh là 77,2 ha (chiếm 85,4% diện tích tôm bị bệnh), diện tích nuôi TCT bị bệnh là 13,2 ha (chiếm 14,6% diện tích tôm bị bệnh).

4.1.2.2. Các loại rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm

Theo kết quả tổng hợp từ các báo cáo về tình hình dịch bệnh xảy ra trên địa bàn huyện Tiên Yên và kết quả điều tra phỏng vấn 160 hộ nuôi tôm trên địa các xã Hải Lạng và Đông Hải cho thấy một số bệnh thường xảy ra ở tôm nuôi và gây tác hại như sau:

- Bệnh đốm trắng (tên tiếng Anh: White Spot Disease - WSD): Đây là

bệnh thường gặp và gây thiệt hại lớn nhất cho tôm nuôi; tác nhân gây bệnh là

White Spot Syndrome Virus (WSSV); bệnh đã xảy ra ở cả tôm sú và tôm thẻ chân

trắng. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa. Bệnh lan truyền theo đường truyền ngang và đường truyền dọc. Tôm bị bệnh ở mọi giai đoạn, nhưng mẫn cảm nhất ở giai đoạn 40 - 45 và 60 - 65 ngày sau khi thả. Bệnh có khả năng gây chết đến 90% trong vòng 3 - 7 ngày. Mùa xuất hiện bệnh: Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh nhất vào thời Điểm giao mùa (cuối mùa xuân - đầu hè, và cuối mùa thu - đầu đông, mùa mưa - mùa khô), khi thời tiết có nhiều biến động (nhiệt độ nước dưới 26°C), môi trường không thuận lợi cho tôm, sức đề kháng giảm.

- Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (tên tiếng Anh: Acute Hepatopancreatic

Necrosis Disease - AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”. Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có mang gen độc lực; bệnh

xảy ra ở cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng; bệnh xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng tập trung nhiều từ tháng 3 - 8 hằng năm. Phương thức truyền lây: Bệnh lây từ tôm bệnh sang tôm khỏe. Mầm bệnh tồn tại trong môi trường có thể gây bệnh trực tiếp cho tôm khỏe. Hiện nay chưa rõ cơ chế lây truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con (truyền dọc) hoặc các vật chủ trung gian khác. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện bệnh. Triệu

chứng, bệnh tích: Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh chưa rõ ràng. Tôm chậm lớn, lờ đờ, bỏ ăn, tấp mé và chết ở đáy ao/đầm nuôi. Ở giai đoạn tiếp theo, tôm bệnh có hiện tượng mềm vỏ, màu sắc cơ thể biến đổi, gan tụy mềm, dễ vỡ, sưng to, đổi màu và chết. Tôm bị bệnh lâu ngày có gan tụy teo, dai, nhạt màu, ruột trống không chứa thức ăn.

- Bệnh đầu vàng (tên tiếng Anh: Yellowhead Disease - YHD), tác nhân

gây bệnh là Yellowhead complex virus (YHCV); bệnh đã xảy ra ở cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng; bệnh đầu vàng lan truyền theo đường truyền ngang; Tôm bị bệnh có biểu hiện ăn nhiều một cách khác thường, sau đó ngừng ăn, với sự xuất hiện màu vàng ở phần đầu ngực và sự nhạt màu của toàn cơ thể, tôm bơi lờ đờ trên mặt nước và ven bờ rồi chết với mức độ tăng dần trong vòng 2-4 ngày, tỷ lệ chết có thể lên đến 100%.

- Bệnh hoại tử dƣới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm (tên tiếng Anh:

Infectious Hypodermal and Haematopoetic Necrosis - IHHNV), tác nhân gây bệnh: Do vi rút Infection Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus (IHHNV) gây ra; bệnh đã xảy ra ở tất cả các giai đoạn ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh lan truyền theo cả đường truyền ngang và đường truyền dọc. Khi bị bênh tôm có biểu hiện hôn mê, hoạt động yếu, chùy biến dạng, lúc sắp chết thường chuyển màu xanh, cơ phần bụng màu đục. Tôm chân trắng thể hiện hội chứng dị hình, an-ten quăn queo, vỏ kitin xù xì hoặc biến dạng. Hệ số còi cọc trong đàn tôm giống chân trắng bị bệnh IHHNV thường từ 10-30%, khi bị bệnh nặng có thể tới 50%.

- Bệnh hoại tử cơ hay còn gọi bệnh đục cơ do vi rút (IMNV) do tác nhân gây bệnh: Infectious myonecrosis virus; bệnh đã xảy ra ở cả tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Bệnh IMNV lan truyền theo cả đường truyền ngang và đường truyền dọc, bệnh xảy ra ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Đặc điểm bệnh lý: Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng hoại tử từ những điểm nhỏ sau đó lan dần ra, thường phần đuôi tôm xuất hiện màu trắng đục. Tôm chân trắng nhiễm bệnh hoại tử cơ có tỷ lệ chết từ 35 - 55%, thậm chí còn cao hơn. Nồng độ muối và nhiệt độ môi trường cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh IMNV bùng phát.

- Bệnh vi rút gan tụy (Hepatopancreatic Parvovirus Disease), do tác

nhân gây bệnh Hepatopancreas Parvovirus (HPV); bệnh thường xảy ra ở cả tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Bệnh HPV thường xuất hiện ở giai đoạn tôm giống; Bệnh lan truyền theo đường truyền ngang. Đặc điểm bệnh lý: Tôm bị bệnh có

triệu chứng không đặc trưng, chậm lớn, ít hoạt động, đục thân, vỏ và phụ bộ thường có nhiều sinh vật bám. Gan tụy bị phá hủy và có màu trắng. Tỷ lệ chết có thể từ 50-100% trong 4 tuần.

- Bên cạnh những bệnh nguy hiểm trên, tôm nuôi còn bị mắc một số bệnh thông thường khác như bệnh còi cọc, bệnh đường ruột và một số bệnh khác chưa xác định rõ nguyên nhân.

Bảng 4.10. Tỷ lệ rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên trong giai đoạn 2015-2018

TT Tên bệnh thƣờng gặp Tỷ lệ gặp các bệnh (%) Hải Lạng (n=120) Đông Hải (n=40) Trung bình (n=160) 1 Bệnh đốm trắng (WSSV) 37,50 37,50 37,50

2 Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính

(AHPND)

25,00 27,50 25,63

3 Bệnh vi rút gan tụy (HPV) 19,17 17,50 18,75

4 Bệnh đầu vàng (YHD) 15,83 15,00 15,63

5 Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ

quan tạo máu (IHHNV)

14,17 12,50 13,75

6 Bệnh hoại tử cơ hay còn gọi

bệnh đục cơ (IMNV)

21,67 22,50 21,88

7 Các bệnh khác 12,50 15,00 13,13

Qua bảng số liệu điều tra trên cho thấy bệnh đốm trắng (WSSV) là bệnh gặp tỷ lệ cao nhất; qua điều tra 160 hộ nuôi thì có 60 hộ nuôi tôm (chiếm 37,5% số hộ điều tra) cho rằng trong quá trình nuôi đã bị bệnh đốm trắng, khi bệnh đốm trắng xuất hiện thì gây thiệt hại lớn cho người nuôi, tỷ lệ chết trên 90%. Sau bệnh đốm trắng gây rủi ro cao nhất là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), bệnh này tỷ lệ xuất hiện với tỷ lệ 25,63% trong các hộ điều tra, và khi dịch bệnh xảy ra có thể gây chết 90%. Các bệnh gây tỷ lệ rủi ro cao tiếp theo là các bệnh như: bệnh hoại tử cơ hay còn gọi bệnh đục cơ (IMNV) với tỷ lệ xuất hiện là 21,88%, bệnh vi rút gan tụy (HPV) với tỷ lệ xuất hiện là 18,75%, bệnh đầu vàng (YHD) với tỷ lệ xuất hiện bệnh là 15,63%, Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV) với tỷ lệ xuất hiện là 13,75%, các bệnh khác với tỷ lệ xuất hiện là 13,13%. Kết quả nghiên cứu này cho thấy các bệnh trên tôm nuôi ở huyện Tiên Yên cũng trùng với các bệnh thường gặp trên tôm nuôi nước lợ ở Việt Nam; kết quả tương đồng với báo cáo của Cục Thú Y (2019).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 49)