Hiện trạng quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm của cơ sở nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 49)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Hiện trạng về quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm trên địa bàn

4.2.1. Hiện trạng quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm của cơ sở nuôi

Qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy việc quản lý rủi ro dịch bệnh tại các cơ sở nuôi tôm đã thực hiện các biện pháp quản lý dịch bệnh như sau:

a. Hiện trạng về cải tạo ao nuôi tôm

Qua quá trình phỏng vấn 120 cơ sở nuôi tại xã Hải Lạng và 40 cơ sở nuôi tôm tại xã Đông Hải huyện Tiên Yên cho thấy công tác cai tạo ao nuôi được tiến hành trình tự theo 03 bước chính như sau: Bước 1: Tháo cạn nước ao nuôi và ao lắng. Loại bỏ các địch hại có trong ao từ vụ nuôi trước (tôm, cua, ốc, côn trùng, cá tạp). Vét bùn đáy ao, tu sửa bờ, các cống cấp nước, thoát nước. San đáy ao dốc về phía cống thoát. Phải đầm nén kỹ bờ ao hoặc lót bạt để chống xói lở và hạn chế rò rỉ. Rào lưới quanh ao để tránh các loài ký chủ trung gian gây bệnh từ bên ngoài như: cua, còng, rắn; Bước 2: Rải vôi bột (vôi nung) xuống đáy ao và xung quanh bở ao; Bước 3: Phơi đáy ao khoảng 5-7 ngày.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, số cơ sở nuôi tôm thực hiện việc tháo cạn ao nuôi chiếm trung bình là 90,6% số cơ sở điều tra; số cơ sở rắc vôi bột chiếm 100%; số cơ sở phơi khô đáy ao chiếm 85,6%. Kết quả thống kê điều tra công việc cải tạo ao nuôi được thể hiê ̣n qua bảng sau:

Bảng 4.11. Kết quả điều tra tình hình cải tạo ao nuôi tôm

Địa điểm điều tra

Tháo cạn nƣớc ao nuôi (%) Rắc vôi bột xung quanh ao (%) Phơi khô đáy ao (%)

Có Không Có Không Có Không

Xã Hải Lạng (n = 120) 91,7 8,3 100,0 0,0 83,3 16,7

Xã Đông Hải (n = 40) 87,5 12,5 100,0 0,0 92,5 7,5

Trung bình (n = 160) 90,6 9,4 100,0 0,0 85,6 14,4

b. Hiện trạng về lấy nước và xử lý nước vào ao trước khi nuôi tôm

Kết quả điều tra việc lấy nước và xử lý nước vào ao trước khi nuôi tôm cho thấy các cơ sở nuôi thực hiện các bước như sau: Bước 1: Lấy nước vào ao lắng qua túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ rác, ấu trùng, tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp. Mức nước ao nuôi từ 1,2m trở lên; Bước 2: Diệt tạp, diệt khuẩn nước: Dùng các hóa chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất để xử lý nước, sau 5

phù du, ổn định môi trường nước, tạo môi trường thuận lợi hạn chế tôm bị sốc, tăng tỉ lệ sống.

Kết quả điều tra nghiên cứu 160 cơ sở nuôi tôm thực hiện việc lấy nước vào ao nuôi tôm qua túi lọc chiếm 100%; số cơ sở diệt tạp, diệt khuẩn chiếm 84,4%; số cơ sở phơi khô đáy ao chiếm 59,4%. Kết quả thống kê điều tra công việc cải tạo ao nuôi được thể hiê ̣n qua bảng sau:

Bảng 4.12. Kết quả điều tra tình hình lấy nƣớc và xử lý nƣớc vào ao trƣớc khi nuôi tôm

Địa điểm điều tra

Lấy nƣớc vào ao qua túi lọc (%) Diệt tạp, diệt khuẩn (%) Gây màu nƣớc (%)

Có Không Có Không Có Không

Xã Hải Lạng (n = 120) 100,0 - 83,3 16,7 79,2 20,8

Xã Đông Hải (n = 40) 100,0 - 95,0 5,0 87,5 12,5

Trung bình (n = 160) 100,0 - 86,3 13,8 81,3 18,8

c. Chọn và thả giống:

Kết quả điều tra việc chọn giống tôm cho thấy các cơ sở chọn giống theo các phương pháp khác nhau; các phương pháp chọn giống được người dân sử dụng như sau:

- Mua giống có giấy kiểm dịch: Chọn mua tôm giống từ các cơ sở có uy tín, tôm giống có giấy kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền; có phiếu xét nghiệm âm tính về các mầm bệnh MBV, đốm trắng, đầu vàng, IMNV, hoại tử gan tụy...

- Phương pháp cảm quan: Tôm giống khỏe có màu sắc trong sáng, không thương tích, đều cỡ, hoạt động nhanh nhẹn. Tôm thon, dài, đuôi xòe hình quạt khi lội râu khép hình chữ V. Có thể đánh giá sức khỏe tôm bằng cách dùng thau nước cho tôm vào, quay tròn nước, tôm khỏe sẽ bám vào thành thau, lội ngược dòng nước; tôm yếu sẽ bi gom vào giữa thau, khi gõ nhẹ vào thành thau, tôm khỏe sẽ phản ứng búng nhảy nhanh; ngoài ra có thể kiểm tra bằng cách gây "sốc" độ mặn.

- Kiểm tra sức khỏe tôm giống bằng cách gây sốc: Sốc độ mặn: Lấy 40-50 con tôm giống cho vào cốc thủy tinh chứa 300 ml nước lấy từ bao vận chuyển giống. Hạ độ mặn đột ngột xuống còn 15‰ và theo dõi trong 30 phút, nếu tỷ lệ

sống 100% là đạt yêu cầu. Sốc bằng formol: Thả 40-50 tôm giống vào chén, cốc thủy tinh đựng dung dịch formalin nồng độ 100 ppm và theo dõi trong 30 phút, nếu tỷ lệ sống 100% là đạt yêu cầu.

Kích thước tôm giống thường được mua như sau: Cỡ giống tôm sú P15 - P20, tôm thẻ chân trắng P12- P15.

Kết quả điều tra việc chọn mua con giống có giấy kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền là 66,9%; chọn mua giống dựa vào kinh nghiệm bằng phương pháp cảm quan là 20,6%; chọn mua giống qua phương pháp gây sốc 12,5%.

Bảng 4.13. Kết quả điều tra về việc chọn và thả tôm giống

Địa điểm điều tra

Phƣơng pháp chọn giống Có giấy kiểm dịch (%) Bằng cảm quan, kinh nghiệm (%) Bằng phƣơng pháp gây sốc (%) Xã Hải Lạng (n = 120) 66,7 20,8 12,5 Xã Đông Hải (n = 40) 67,5 20,0 12,5 Trung bình (n = 160) 66,9 20,6 12,5

Kết quả điều tra thả giống cho thấy: Tôm sú người dân nuôi theo hình thức QCCT với mật độ trung bình là 8-12 con/m2; TCT người dân nuôi theo hình thức thâm canh với mật độ trung bình 60- 80 con/m2

Cách thả: Người nuôi thường thả vào sáng sớm và chiều mát. Các hộ nuôi tôm thực hiện biện pháp cân bằng nhiệt độ nước giữa bao giống và nước ao nuôi bằng cách thả nổi bao giống trên mặt hồ vài phút. Sau đó, cho nước từ từ vào đầy bao, cầm phía đáy bao từ từ dốc ngược để tôm giống theo nước ra ao nuôi.

d. Hiện trạng về quản lý thức ăn

Qua kết quả điều tra cho thấy người nuôi tôm đã quan tâm đến việc quản lý thức ăn trong quá trình nuôi tôm. Tỷ lệ số hộ nuôi sử dụng các loại thức ăn và chất bổ sung thức ăn phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam chiếm 91,9%; sử dụng việc cho ăn (số lần cho ăn, lượng cho ăn, cách cho ăn) theo hướng dẫn của nhà sản xuất chiếm 83,8%; các hộ nuôi thường xuyên theo dõi việc sử dụng thức ăn của tôm và điều chỉnh phù hợp tránh lãng phí và dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường nước trong ao nuôi chiếm 76,3%.

Bảng 4.14. Kết quả điều tra về việc sử dụng thức ăn trong nuôi tôm

Địa điểm điều tra

Sử dụng thức ăn đƣợc phép lƣu hành (%) Sử dụng thức ăn theo hƣớng dẫn nhà sản xuất (%)

Kiểm tra theo dõi thức ăn thừa

trong ao (%)

Có Không Có Không Có Không

Xã Hải Lạng (n = 120) 91,7 8,3 83,3 16,7 75,0 25,0

Xã Đông Hải (n = 40) 92,5 7,5 85,0 15,0 80,0 20,0

Trung bình (n = 160) 91,9 8,1 83,8 16,3 76,3 23,8

e. Hiện trạng về chăm sóc quản lý ao nuôi

Kết quả nghiên cứu quy trình nuôi tôm cho thấy công việc quản lý ao nuôi tôm bao gồm các công việc: Thường xuyên theo dõi các diễn biến màu nước, biến động của các chỉ số môi trường nước ao nuôi và theo dõi sức khỏe tôm nuôi để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.

Qua điều tra thực tế việc chăm sóc quản lý ao nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên cho thấy khoảng 75,6% thực hiện việc theo dõi màu nước ao nuôi tôm, có 53,1% thương xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước; 65,6% theo dõi sức khỏe tôm nuôi. Kết quả điều tra về việc quản lý ao nuôi tôm tại xã Hải Lạng và xã Đông Hải được thể hiện chi tiết tại bảng sau:

Bảng 4.15. Kết quả điều tra về việc quản lý ao nuôi tôm

Địa điểm điều tra

Theo dõi màu nƣớc trong ao (%) Kiểm tra các yếu tố môi trƣờng nƣớc (%)

Kiểm tra theo dõi sức khỏe

tôm nuôi (%)

Có Không Có Không Có Không

Xã Hải Lạng (n = 120) 75,0 25,0 50,0 50,0 62,5 37,5

Xã Đông Hải (n = 40) 77,5 22,5 62,5 37,5 75,0 25,0

Trung bình (n = 160) 75,6 24,4 53,1 46,9 65,6 34,4

Việc quản lý ao nuôi tôm hiện nay mới chỉ tập trung vào việc theo dõi sự biến động của màu nước và duy trì mức nước trong ao nuôi; việc kiểm các yếu tố môi trường chưa được thực hiện thường xuyên và mới chỉ kiểm tra được các yếu tố như độ mặn, pH và độ trong. Các yếu tố môi trường khác như: Độ kiềm, NH3, H2S, NO3, các kim loại nặng và hóa chất độc hại như: Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg, Cr3+, Cr6+, Ni, Mn,.... chưa được theo dõi và kiểm tra thường xuyên, do các cơ sở thiếu các thiết bị kiểm tra môi trường. Đối với việc kiểm tra theo dõi sức khỏe

của tôm, các hộ nuôi mới chỉ tập trung quan sát hoạt động và bắt môi của tôm, chưa thực hiện việc định kỳ lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định.

f. Các biện pháp xử lý khi tôm nuôi bị dịch bệnh

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi tôm nuôi bị dịch bệnh các cơ sở nuôi thường thực hiện các biện pháp xử lý như sau: Nếu tôm đã đạt kích cỡ thu hoạch thì các cơ sở nuôi tiến hành thu hoạch; nếu tôm nuôi còn nhỏ chưa đạt kích cỡ thu hoạch thì các cơ sở nuôi thực hiện các giải pháp như: Thay nước, diệt khuẩn, sử dụng các kháng sinh, hóa chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Khi tôm bị chết nhiều các cơ sở nuôi không tự chữa được mới báo cho cơ quan thú ý và thực hiện các biện pháp xử lý như sau:

- Một số hóa chất sử dụng để xử lý ao nuôi thủy sản như Chlorine, Formol, thuốc tím, vôi bột.

- Đa số các cơ sở nuôi khi dịch bệnh đã thực hiện các yêu cầu: Không xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường. Không vứt tôm mắc bệnh, chết ra môi trường. Rải vôi quanh bờ ao để sát khuẩn. Công tác xử lý tiêu hủy thủy sản mắc bệnh nguy hiểm phải đúng theo trình tự, hướng dẫn của tổ chống dịch tránh làm lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở chưa thực hiện các biện pháp xử lý theo yêu cầu khi dịch bệnh xảy ra, vẫn còn hiện tượng xả thải nước trước qua xử lý ra môi trường, do trong thiết kế ao nuôi các hộ nuôi không có ao xử lý nước thải.

4.2.2. Hiện trạng quản lý nhà nƣớc về rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm

4.2.2.1. Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Hàng năm, Ủy ban nhân dân các huyện Tiên Yên và UBND các xã nuôi tôm đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi cụ thể như sau: - Quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống thủy sản; cơ sở kinh doanh thuốc, hóa chất, chế phẩm vi sinh dùng trong thủy sản tại địa phương; phối hợp với Chi cục Thú y kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm; đình chỉ những cơ sở không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản; đảm bảo quy trình ương nuôi thủy sản sạch, không sử dụng thuốc, kháng sinh, hóa chất thuộc danh mục cấm sử dụng trong quá trình sản xuất, cung cấp tôm giống.

việc phát hiện dịch bệnh bị muôn, và biện pháp xử lý chưa kịp thời các cơ sở nuôi nhiễm bệnh.

- Đối với các địa xã có diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh: Đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; tiến hành kiểm tra toàn bộ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống, cơ sở nuôi tôm trong vùng dịch và thực hiện biện pháp xử lý kịp thời, không để dịch lây lan; hướng dẫn các hộ nuôi tôm thu gom, xử lý tôm bị bệnh, tuyệt đối không xả thải nước chưa qua xử lý ra ngoài môi trường, áp dụng các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ ao, đầm này sang ao, đầm khác; xử lý xác thủy sản chết bằng vôi bột, chôn hủy theo quy định. Tiến hành cải tạo, xử lý môi trường nuôi theo đúng quy trình trước khi thả giống mới. Việc khử trùng tiêu độc các cơ sở có thủy sản nhiễm bệnh phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của Chi cục Thú y, có sự giám sát của cán bộ thú y địa phương; thực hiện thả giống mới theo khung lịch thời vụ do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn.

- UBND huyện Tiên Yên và UBND các xã nuôi tôm đã phối hợp với Chi cục Thú y – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh thực hiện việc quan trắc môi trường và lấy mẫu phân tích mầm bệnh và hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Hằng năm, Chi cục Thú y – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt và tổ chức triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản (sau đây gọi chung là Kế hoạch).

4.2.2.2. Thực hiện các biện pháp về thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi

Hàng năm, Chi cục Thú y đã chủ trì, phối hợp với Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ninh xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch về thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng ở phạm vi địa phương.

Nội dung về thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản đã được triển khai thực hiện bao gồm:

- Luật thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

- Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hai do thiên tai, dịch bệnh;

- Thông tư số 56/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Thú y thuỷ sản;

- Chỉ thị số 6621/CT-BNN-TY ngày 14/8/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ;

- Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản;

- Chỉ thị số 4361/CT-BNN-TY ngày 30/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác thú y thủy sản;

Đối tượng thực hiện, tham gia công tác tuyên truyền, tập huấn, bao gồm: Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quan trắc cảnh báo môi trường, sản xuất, thu gom, ương dưỡng, nuôi trồng thủy sản, buôn bán, vận chuyển, sơ chế, chế biến thủy sản, phòng chống dịch bệnh.

4.2.3. Nguyên nhân xảy ra dịch bệnh

Một trong những nguyên nhân gây ra dịch bệnh là do: (1) Cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa được đầu tư đúng mức; tình trạng nuôi thâm canh đan xen với nuôi quảng canh dẫn đến khó kiểm soát dịch bệnh; (2) Chưa thực hiện đồng bộ các giải pháp nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh; (3) Nhiều cơ sở sản xuất tôm giống dương tính với các loại mầm bệnh; (4) Trên 50% số địa phương chuyển giao nhiệm vụ thú y thủy sản cho ngành Thú y quản lý nhưng không chuyển giao nhân lực và trang thiết bị; (5) Chưa bố trí đủ nhân lực cấp huyện, cấp xã để triển khai công tác thú y thủy sản; (6) Công tác quan trắc cảnh báo môi trường, giám sát và lấy mẫu xét nghiệm bệnh chưa đạt yêu cầu; (7) Quản lý kinh doanh, sử dụng các loại vật tư nuôi tôm chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)