Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 63)

5.1. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu đề tài: “Hiện trạng và giải pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên ngày càng phát triển cả về diện tích và sản lượng nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên thường xuyên gặp về rủi ro dịch bệnh. Theo số liệu điều tra cho thấy diện tích tôm nuôi bị bệnh hàng năm khác nhau. Diện tích nuôi tôm bị bệnh nhiều nhất là năm 2015, diện tích nuôi tôm bị bệnh là 521,2 ha (chiếm 45,1% tổng diện tích tôm nuôi), đến năm 2018 diện tích nuôi tôm bị bệnh là 90,4 ha (chiếm 7,4% tổng diện tích tôm nuôi).

2. Nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên rủi ro do dịch bệnh đã xảy ra ở cả tôm sú và tôm chân trắng và xảy rả ở tất cả các hình thức nuôi. Kết quả điều tra cụ thể năm 2018 đã cho thấy: Diện tích tôm QCCT bị bệnh là 78,4 ha (chiếm 86,7% diện tích tôm bị bệnh), diện tích nuôi tôm TC và BTC bị bệnh là 12 ha (chiếm 13,3% diện tích tôm bị bệnh); Diện tích nuôi tôm sú bị bệnh là 77,2 ha (chiếm 85,4% diện tích tôm bị bệnh), diện tích nuôi TCT bị bệnh là 13,2 ha (chiếm 14,6% diện tích tôm bị bệnh). Một số rủi ro dịch bệnh thừng gặp như: bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV), hội chứng chết sơm (EMS), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND); một số các bệnh liên quan đến vi khuẩn và môi trường…. Tuy theo từng loại bệnh mà gây ra các mức độ thiệt hại khác nhau, trong đó bệnh đốm trắng gây ra tỷ lệ thiệt hai cao nhất.

3. Một số giải pháp tối ưu nhằm phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro về dịch bệnh trong nuôi tôm trên địa bàn huyện Tiên Yên trong thời gian tới như sau:

- Đối với các cơ sở nuôi tôm cần thực hiện các giải pháp: Đầu tư cơ sở hạ tầng theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi tôm; nâng cao kiến thức về công tác phòng, chống dịch bệnh; áp dụng quy trình nuôi tôm tiên tiến, thiết bị công nghệ

hiện đúng các quy định của cơ quan nhà nước về phòng, chống dịch bệnh; tham gia bảo hiểm rủi ro dịch bệnh.

- Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Xây dựng quy hoạch và quản lý theo đúng quy hoạch; ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng vùng nuôi tôm tập trung, bao gồm: Hệ thống cấp thoát nước, đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống xử lý nước thải cho các vùng nuôi tôm.... đảm bảo an toàn dịch bệnh; tập trung nghiên cứu khoa học công nghệ, cải tiến các quy trình nuôi tôm theo hướng thân thiện với môi trường và giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh; xây dựng, ban hành và hướng dẫn các cơ sở nuôi về các công tác phòng, chống dịch bệnh; thực hiện các chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và thực thi chính sách bảo hiểm; tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng, chống dịch bệnh.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Đối với cơ sở nuôi tôm cần: (i) Xây dựng và giám sát dịch bệnh tôm

nuôi tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; (ii) Theo dõi, giám sát, kiểm tra các chỉ tiêu môi trường ở nơi nuôi tôm và ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu thu thập được; (iii) Báo cáo chính quyền, cơ quan quản lý chuyên ngành thú ý khi phát hiện tôm nuôi bị bệnh; (iv) Thực hiện các biện pháp xử lý dịch bệnh theo quy định; (v) Không xả nước thải, chất thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường; (vi) Chủ động học tập nâng cao kiến thức về kỹ thuật nuôi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm; tham gia bảo hiểm và dự phòng kinh phí để khắc phục hậu quả do rủi ro dịch bệnh gây ra.

- Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc cần: (i) Tăng cường kinh phí, trang

thiết bị và nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh; (ii) Tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục nuôi tôm trên địa bàn; (iii) Thanh tra kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tư trong nuôi; (iv) Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về giám sát dịch bệnh và thông tin dự báo, cảnh báo dịch bệnh cho các vùng nuôi tôm; (iv) Xây dựng và ban hành chính sách cụ thể cho bảo hiểm rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016). Thông tư số 04/2016/TT- BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản nuôi.

2. Bộ Tài chính (2015). Tổng kết thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, Cục Giám sát bảo

hiểm, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 4 năm 2016.

3. Bùi Thị Minh Nguyệt (2004). Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi Lạng Sơn, thành phố Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

4. Chính phủ (2011). Quyết định số 315/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 01

tháng 03 năm 2011 Về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013. Hà Nội.

5. Cục Thú Y (2019). Báo cáo công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm năm 2018

và kế hoạch công tác năm 2019.

6. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2015). Thống kê xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2014. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

7. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2016). Thống kê xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2015. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

8. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2017). Thống kê xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2017. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

9. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2018). Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2017.

10. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2019). Thống kê xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2018. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

11. Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thông huyện Tiên Yên (2016). Báo cáo thực hiện kế hoạch 2016 và nhiệm vụ kế hoạch 2017, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tiên Yên.

12. Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Yên (2017). Báo cáo thực

hiện kế hoạch 2017 và nhiệm vụ kế hoạch 2018, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tiên Yên.

13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh (2016). Báo cáo Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ninh;

14. Tổng cục thủy sản (2017). Báo cáo thực hiện kế hoạch 2016 và nhiệm vụ kế hoạch 2017, Hà Nội;

15. Tổng cục thủy sản (2018). Báo cáo thực hiện kế hoạch 2017 và nhiệm vụ kế hoạch 2018, Hà Nội;

16. Tổng cục thủy sản (2019). Báo cáo thực hiện kế hoạch 2018 và nhiệm vụ kế hoạch 2019, Hà Nội;

17. Tổng cục thủy sản (2019). Báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ tôm nước lợ Việt Nam năm 2018 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2019, Hà Nội;

18. Trần Đình Thao, Nguyễn Thị Minh Thu (2016). Tổng quan về quản lý rủi ro trong

nông nghiệp: Vận dụng cho nuôi tôm ven biển. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. (232). tháng 10/2016;

19. Thủ tướng Chính phủ (2014). Hội nghị tổng kết chương trình thí điểm bảo hiểm

nông nghiệp tại 20 tỉnh, thành phố theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ tại Hà Nội ngày 27/6/2014; 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ tại Hà Nội ngày 27/6/2014;

20. UBND huyện Tiên Yên (2015). Báo cáo Quy hoạch nuôi trồng thủy sản mặn lợ

huyện Tiên Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

II. Tài liệu tiếng Anh:

21. Arthur, J.R. (2008), „General Principles of the risk analysis process and its application to aquaculture‟, in Understand- ing and applying risk analysis in aquaculture, FAO. pp. 519, 3-9.

22. Avnimelech, Y. & Ritvo, G. (2003), „Shrimp and fish pond soils: processes and management‟, Aquaculture. 220. pp. 549- 567.

23. David, W.S. and Matt, W. (2011), Increasing the profitability of Penaes monodon farms via the use of flow water ex- change, microbial floc production systems at Australian prawn farm, Australian Seafood Cooperative Reseach Center, Australia. 24. Dercon, S. (1998). „Wealth, risk and activity choice: Cattle in Western Tanzania‟,

25. Giuffrida, A. (2003), „Application of Risk Management to the Production Chain of Intensively Reared Fish‟, Veteri-nary Reseach Communication. 27. pp. 491-496. 26. Hardaker, J.B., Huirne, B.M. and Anderson, R.J. (1997), Coping with risk in

agricultute, CAB International. pp. 4-8.

27. World Bank (2000). Dynamic Risk Management and the Poor: Developing a Social Protection Strategy for Africa, Human Development Group, Africa Region, Washington, DC.

28. World Bank (2001). Social Protection Sector Strategy: From Safety Net to Springboard, Social Protection Sector, Washington, DC.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ tên người trả lời phỏng vấn:…...; tuổi:...; giới (nam=1; nữ=2) 2. Địa chỉ:

- Tỉnh, thành phố:...

- Huyê ̣n, quâ ̣n, thị xã:...

- Xã, phường, thị trấn...

- Thôn, xóm:...

II. THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM 1. Loài tôm đang nuôi hiện nay?

[ ] Tôm sú. [ ] Tôm chân trắng (TCT) [ ] Cả tôm sú và TCT 2. Nuôi tôm theo hình thức nào?

 Quảng canh

 Quảng canh cải tiến

 Bán thâm canh

 Thâm canh.

3. Trình độ văn hóa của lao động tham gia nuôi tôm:

 Không biết chữ  Cấp 1  Cấp 2  Cấp 3 4. Trình độ kỹ thuật nuôi tôm:

 Không được đào tạo, tập huấn kỹ thuật nuôi tôm

 Được đào tạo, tập huấn kỹ thuật nuôi tôm

 Có trình độ sơ cấp, trung cấp.

 Có trình độ đại học. 5. Kinh nghiệm nuôi tôm

 Dưới 5 năm

 Tư 5 năm đến 10 năm

 Từ 10 năm đến < 15 năm

6. Chuẩn bị ao nuôi:

6.1. Cải tạo ao: [ ] Không [ ] Có

Nếu có, ghi rõ phương pháp cải tao:

- Vét bùn đáy, cày đáy ao: [ ] Không [ ] Có - Diệt tạp: [ ] Không [ ] Có

- Phơi khô đáy ao: [ ] Không [ ] Có

- Rắc đều vôi bột trên đáy ao và mặt trong bờ ao: [ ] Không [ ] Có. - Phương pháp cải tạo khác (ghi cụ thể):

... 6.2. Xử lý nước: [ ] Không [ ] Có

Nếu có, ghi rõ phương pháp xử lý nước:

- Lấy nước vào ao qua lưới lọc: [ ] Có [ ] Không. - Khử trùng nước: [ ] Có [ ] Không. - Bổ sung vi sinh có lợi và gây màu nước: [ ] Không [ ] Có - Công nghệ xử lý nước khác (ghi cụ thể):

... 6.3. Kiểm tra các yếu tố môi trường nước trước khi thả giống:

[ ] Có [ ] Không.

Nếu có, thì các yếu tố kiểm tra là gì?

...

6.4. Chọn và thả tôm giống:

6.4.1. Phương pháp chọn giống như thế nào?

 Mua giống có giấy kiểm dịch

 Mua giống bằng kinh nghiệm và bằng cảm quan

 Chọn mua giống qua phương pháp gây sốc Nêu rõ các phương pháp nếu có?

... 6.4.2. Phương pháp thả giống: a. Mật độ và kích thước thả: - Mật độ thả:...con/m2 - Kích cỡ giống thả: PL...đến PL... - Kích cỡ giống thả: PL...đến PL...

b. Mô tả cụ thể về phương pháp thả giống như thế nào?

... .. ...

6.5. Quản lý thức ăn nhƣ thế nào?

6.5.1. Cơ sở nuôi có sử dụng thức ăn được phép lưu hành không? [ ] Có [ ] Không.

6.5.2. Việc sử dụng thức ăn có theo hướng dẫn của nhà sản xuất không? [ ] Có [ ] Không.

6.5.3. Có kiểm tra thực ăn thừa trong ao nuôi tôm không? [ ] Có [ ] Không.

Nếu có, mô tả cụ thể phương pháp kiểm tra, quản lý thức ăn:

... ... ...

7. Quản lý ao nuôi

7.1. Cơ sở nuôi có kiểm tra mảu nước không? [ ] Có [ ] Không.

Nếu có, mô tả cụ thể phương pháp kiểm tra, và biện pháp xử lý:

... ... 7.2. Cơ sở nuôi có kiểm tra các yếu tố môi trường nước không?

[ ] Có [ ] Không.

Nếu có, mô tả cụ thể phương pháp kiểm tra, và biện pháp xử lý:

... ... 7.3. Cơ sở nuôi có kiểm tra sức khỏe tôm nuôi không?

[ ] Có [ ] Không.

Nếu có, mô tả cụ thể phương pháp kiểm tra, và biện pháp xử lý:

... ...

8. Trong quá trình nuôi tôm có bị dịch bệnh không?

[ ] Có [ ] Không.

Nếu có, cho biết một số bệnh thường gặp và tỷ lệ bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra trong giai đoạn 2015 -2018:

9. Các nguyên nhân làm tôm bị dịch bệnh là gì? ... ... ... ... ...

10. Cơ sở nuôi đã thực hiện các biện pháp xử lý nhƣ thế nào khi tôm bị bệnh? . ...

...

...

...

...

11. Những khó khăn trong việc phòng, chống bệnh là gì? ... ... ... ... ... ...

12. Những giải pháp nào hiệu quả để quản lý rủi ro do dịch bệnh gây ra? ... ... ... ... ... ...

Xin chân thành cám ơn ông/bà đã cung cấp thông tin! Ngày...tháng...năm …..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng và giải pháp quản lý rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)